Đó không phải là căn nhà hoang. Chỉ vì cái vẻ u tịch thanh vắng của nó mà người ta cảm thấy vậy thôi.
Chung quanh, năm dặm vuông, không một bóng người. Thỉnh thoảng có xe qua lại thì đó là xe của những người ở xa đến cắm trại nơi một công viên tọa lạc cuối con đường chạy ngang trước nhà anh.
Nói “nhà anh” thì nghe kêu quá, vì anh đâu có nhà cửa gì. Anh chỉ là kẻ giữ nhà cho người ta mà thôi. Chủ nhà là chỗ quen biết, tin cậy anh nên mới giao cho căn nhà và thửa vườn rộng thênh thang này. Căn nhà mới mua lại của một gia đình người Mỹ. Chủ mới thì bận công việc ở phố—kinh doanh hay gì đó anh nào biết—lâu lâu mới về ăn một miếng, đánh một giấc, nói chuyện gẫu với anh một chút rồi phóng xe đi. Dĩ nhiên anh khỏi phải trả tiền nhà mà chủ nhà cũng khỏi phải trả tiền thuê cho cái công giữ nhà của anh. Đôi lúc anh cũng thắc mắc rằng ông ta mua căn nhà này làm gì mà không ở. Có lẽ mua để cho thuê, hoặc mua để chờ giá nhà lên thì bán lại kiếm lời. Mua để cho thuê thì chắc là không đúng vì nơi này xa xôi hẻo lánh quá ai mà chịu đến ở. Để bán thì có lý hơn. Nhưng thôi, chuyện người ta anh chẳng muốn xía vào làm gì. Thuê hay bán cũng chẳng ăn nhập gì đến anh cả. Giao kèo bằng miệng giữa anh với chủ nhà là anh sẽ ở đây một năm miễn phí và trách nhiệm của anh là thỉnh thoảng lau chùi trong nhà, tưới sơ ba chậu kiểng ngoài vườn, và có ai gọi điện thoại tới hỏi ông chủ nhà thì nhớ lấy message, tức là nhớ hoặc ghi lại những gì người gọi muốn nhắn lại với ông ấy. Thế thôi, còn chuyện ông mua nhà làm gì thì mặc ông.
Tuy nhiên, không muốn nghĩ tới cũng phải nghĩ. Một thằng tị nạn mới từ đảo qua còn ăn trợ cấp, chưa vào đại học, rảnh rỗi như anh, có quá thừa thì giờ để suy nghĩ đủ chuyện. Mà chuyện trước mắt là chuyện cái căn nhà mà anh đang sống đây. Chẳng biết chừng căn nhà này có cái gì bất thường—như ma quỉ hay yêu tinh chẳng hạn—khiến chủ cũ bán vội mà đi và chủ mới mua rồi, thấy hớ, chẳng dám ở. Nghĩ vậy, anh cũng thấy ớn ớn. Một mình trong căn nhà sáu phòng ngủ và một phòng khách rộng rinh, anh phải chia cho mỗi phòng được tiếp anh một đêm. Tính luôn một đêm ngủ trên xa-lông phòng khách thì cũng vừa khít một tuần chạy quanh. Như vậy, mỗi tuần, anh chỉ ngủ trong phòng (mà chủ nhà đã chỉ định như là phòng của anh) một đêm. Chủ nhà chẳng bảo anh ngủ vòng quanh các phòng như thế. Chỉ là ý anh thôi. Có lẽ anh làm vậy để căn nhà, với các phòng, sẽ có vẻ như quen thuộc, xóa đi cái cảm giác nó bị boỏhoang ít nhất là một thời gian nào đó trước đây. Phòng nào cũng sẽ có hơi người và vết tích của sự sống—dù là sống trong giấc ngủ—phảng phất trong đó. Ngủ lòng vòng các phòng như thế đã gần một tháng mà anh chẳng thấy yêu ma gì. Nhà cửa ở Mỹ mà, tìm con muỗi, con gián cũng khó, nói chi con ma. Mà thôi, đừng nhắc tới chữ MA nữa, thấy ớn quá, anh tự nói với mình như vậy.
Nhưng rõ thật khung cảnh thâm u của núi rừng bao bọc, ngày như đêm vắng ngắt như tờ, khó mà ngăn nổi sức tưởng tượng của một kẻ độc thân tương đối nhàn rỗi. Ban đêm, đang nằm đọc sách, cứ nghe tiếng gì rục rịch có vẻ khác thường nơi đâu là anh xách đèn bin tìm tới, rọi, nhìn; cũng không bao giờ quên mang theo một cây gậy phòng thân: gặp ăn trộm thì xán cho nó một cái; gặp cướp gõ cửa hay phá cửa thì cứ việc nhắm số điện thoại cấp cứu “911” mà bấm; còn như gặp ma thì... “Làm thế nào nhỉ? Chạy?” anh tự hỏi rồi thử tưởng tượng có một con ma đứng trong xó tối hành lang thấy mình thì nhăn răng cười (chứ không phải nhe răng dọa dẫm như thường thấy trong phim ảnh), và rồi chắc anh cũng nên cười nhẹ một cái đáp lễ hoặc giả đò không thấy, cứ việc vào phòng đóng cửa trùm chăn thôi. “Cha”, anh nhủ thầm, “thực ra thì nhăn răng cười còn rùng rợn hơn là nhe răng nanh mà dọa gấp trăm lần.” Điều kỳ lạ là từ nhỏ đến giờ hễ nghe thấy cái gì bị gán cho là có ma quỉ, anh nhất định tìm tới ngó cho bằng được. Anh sợ ma thật, nhưng không có cái tật sợ trước khi nhìn rõ đó là con ma hay chỉ là bụi cây, cái áo, cái quần phất phơ trước gió. Hồi trước, lúc còn ở Việt Nam, có lần anh và một người bạn đi chơi về khuya trên một con đường làng có những bụi tre kẽo kẹt đong đưa chung quanh nghĩa trang. Thằng bạn làm bộ tỉnh, nói chuyện om sòm như thể ta đây anh hùng lắm vậy, trong khi đôi mắt hắn cứ ngó chằm chằm dưới đất mà bước, chẳng dám liếc qua liếc về. Phần anh, thấy cái gì khả nghi là anh đứng lại, nhìn. Thằng bạn quá bước phaả lật đật quay lại chụp cùi chõ anh, hỏi:
“Gì vậy?”
“Tao thấy cái gì nhúc nhích trong kia.”
“Kệ nó, đi về mau!”
Hắn thường to tiếng để lấp cái sợ, mà anh thì lại thấy cần phải nhìn thẳng vào sự đe dọa nào đó để biết chân tướng nó. Về tới nhà hắn mới dám nói câu này:
“Lần sau đi đường mày đừng đứng lại ngó ngó chỉ chỏ cái gì hết nghen, thấy ớn. Giả như mày thấy con ma ở đó thì sao?”
“Thì xỉu. Còn hơn là để nó cứ lờn vờn theo mình hoài.”
Quả đúng như vậy, lập trường của anh đối với ma quỉ rất dứt khoát: thà thấy rõ nó rồi xỉu ngay lập tức còn hơn để cái vô hình của nó rà theo mình riết rồi mình bỏ chạy. Cứ tưởng tượng cái cảnh bị ma đuổi, anh đã thấy lạnh xương sống. Nó sẽ chận đầu này, chận đầu kia. Nó chỉ giỡn vậy thôi chứ thực ra mình chạy đâu có thoát, nó có phép mà, ai cũng nói vậy. Chạy cho bán mạng rồi cuối cùng mình cũng bị nó bắt kịp, và mình xỉu. Thế thì xỉu trước cho rồi chứ chạy chi cho kéo dài nỗi kinh hoàng đó! Cũng cùng lý luận đó, anh thấy có lẽ ngán nhất là bị đuổi bởœi một con ma cụt giò. Phải chi nó chạy nhanh, bắt kịp mình để mình xỉu luôn cho khỏe; đàng này, nó chạy cà nhót, té lên té xuống, làm bộ như là theo không kịp, rồi bỗng vụt một cái, đứng chình ình trước mặt, nhe răng... cười. Ôi, có lẽ Thượng đế sinh ra loài ma để cho cuộc sống thêm phần sinh thú hồi hộp đó mà. Nhưng ngài có biết đâu hình ảnh một con ma cũng làm giảm thọ nhiều người trên đời!
Cho đến lúc này, có lẽ anh cũng chẳng khác xưa là bao. Ngán thì ngán, nếu phải gặp; còn không gặp thì dĩ nhiên là chẳng có lý do gì để sợ. Có điều, bây giờ anh tin rằng nếu phải chạm trán một con ma hay quỉ yêu gì đó, ắt hẳn sẽ có một cuộc đối thoại. Anh sẽ hỏi nó: “Mày muốn gì?” nếu nó là con ma Việt Nam; và “May I help you?” nếu là con ma Mỹ. Hoặc là đọc một câu thần chú trừ ma để nó biến đi, chứ không đến nỗi gì phải xỉu. Dẫu sao, sống một mình giữa một cảnh đẹp và thanh vắng như thế này, anh cũng hài lòng lắm. Có thể nói, hơn mười năm nay, anh mới có được những ngày yên bình như trong thời gian này.
Hôm %
E11839
Saturday, October 3, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
Jacques Derrida, Peter Eisenman, Chora L Works Monacelli | 1997 | ISBN 1885254407 | 214 Pages | PDF | 57 MB Chora L Works documents the unpr...
-
Architectural Digest Russia - September 2010 PDF | 296 pages | Russian | 66.8 MB Architectural Digest - A leading international journal on...
-
Canadian Interiors - July / August 2010 English | 37 pages | True PDF | 11.48 MB Covers the business of interior design for professionals, i...
-
Quá trình đồng bộ, xây dựng CSDL chúng ta không tránh khỏi công việc chuyển đổi dữ liệu. Thường găp phải trường hợp dữ liệu các bạn đang có ...
-
Vùng duyên hải miền Trung GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC TRÂN Do tính không ổn định của địa mạo, hơn những địa bàn k...
-
Style là gì? Định nghĩa của ESRI đó là những mô hình 3D của cây cối và nhà cửa mà chúng ta tạo ra và sau đó chuyển đổi thành 3D symbol...
-
Trong nhiều trường hợp, khi biên tập bản đồ trên ArcMap, các bạn muốn cho hiển thị nhãn (label) của đối tượng. Tuy nhiên vị trí và hướng củ...
-
Có nhiều cách thu hút lưu lượng truy cập vào blog, một trong những cách đó là trao đổi link, button, logo hay banner của bạn với một người...
-
Bộ đề thi chỉ mang tính chất tham khảo về cấu trúc và dạng đề thi ! Chúc các bạn thi tốt !
-
Môi trường thế giới ngày càng bị ô nhiễm, khí thải phát ra ngày càng nhiều, nhiệt độ trên bề mặt trái đất ngày càng tăng thêm. Nước biển n...
0 comments:
Post a Comment