Nội dung tiếp theo của Hệ thống Quốc lộ Việt Nam
Các quốc lộ khác:
92 - Đường Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.167 km, cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1 từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum), quy mô 2 làn xe.
Giai đoạn 2, nối thông toàn tuyến từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe. ( Tại miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đường Hồ Chí Minh có nhiều đoạn song trùng với các trục quốc lộ: Quốc lộ 3, 21, 12A, 14 và 15)
93 - Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, dài 18 km.
94 - Đường Trường Sơn Đông từ Thạch Mỹ (Quảng Nam ) đến Đà Lạt (Lâm Đồng), dài 667 km.
95 - Tuyến Vũng Áng – Xóm Sung: từ cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Xóm Sung (Quảng Bình), dài 63 km,
96- Đường Nam sông Hậu, dài 140 km.
97- Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp dài 105 km.
( thêm?
98 - Tuyến N1 chạy dọc theo biên giới Việt Nam , Campuchia, từ Đức Huệ (Long An) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 235 km.
99 - Đường bộ ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, dài khoảng 3.127 km, có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch khu vực ven biển ( Đang triển khai).
Đường hành lang biên giới
99 - Đường hành lang biên giới hình thành dọc biên giới từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, dài khoảng 4.432 ( Đã và đang triển khai để từng bước nối thông các đoạn ).
Hệ thống đường vành đai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
1- Vành đai 3, ( Hà Nội dài 56 km;
2 - Vành đai 4, dài 125 km.
3 - Đường vành đai 5 thành phố Hà Nội
4- Vành đai 3 ( Thành phố Hồ Chí Minh) dài 83 km.
5 - Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh,
2. Hệ thống đường bộ cao tốc Quốc gia.
Trong hệ thống quốc lộ Việt Nam, có nhiều trục đường cao tốc mới được xây dựng đi song hành với trục đường quốc lộ, như các tuyến đường cao tốc: Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Gia Lâm – Bắc Ninh.
Mạng đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã và đang triển khai, phân theo khu vực như sau:
Tuyến cao tốc Bắc Nam
( Bao gồm 2 tuyến với quy mô từ 4 -8 làn xe với chiều dài 3.262 km) :
1- Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, từ Hà Nội đến Cần Thơ, dài khoảng 1.941 km.
2- Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây đường Hồ Chí Minh, từ Phú Thọ đến Kiên Giang, dài khoảng 1.321 km..
Đường cao tốc khu vực phía Bắc
( Bao gồm 7 tuyến có quy mô từ 4 – 6 làn xe, hướng tâm kết nối với thủ đô Hà Nội với chiều dài khoảng 1.099 km) :
3- Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh, dài 130 km.
4- Thành phố Hà Nội – Hải Phòng, dài 105 km.
5 - Thành phố Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai dài 264 km.
6 - Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, dài 294 km.
7 - Thành phố Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Kạn), dài 90 km.
8 - Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình, dài 56 km.
9 - Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, dài 160 km.
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên
( Bao gồm 3 tuyến quy mô 4 làn xe với chiều dài 264 km):
10 - Hồng Lĩnh - Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, dài 34km.
11 - Cam Lộ - Lao Bảo, dài 70 km.
12 – Quy Nhơn – Pleiku, dài 160 km.
Khu vực phía Nam
(Bao gồm 7 tuyến, có quy mộ từ 4 – 6 làn xe, dài khoảng 984 km):
13 - Biên Hòa – Vũng Tàu, dài 76 km.
14- Dầu Giây – Đà Lạt, dài 209 km.
15- Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (theo hướng đường Hồ Chí Minh), dài 69 km.
16 - Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, dài 55 km.
17- Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, dài 200 km.
18- Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, dài 225km.
19 - Cần Thơ – Cà Mau, dài 150 km.
Các trục đường cao tốc trên đảm nhiệm chức năng kết nối với các đô thị vệ tinh trong tương lai.
Tóm lại hệ thống quốc lộ và tương đương được nêu ở trên, đã và đang đáp ứng yêu cầu và mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, gắn kết được mạng giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và hiệu quả kinh tế của cả doanh nghiệp và người dân.
Ngoài mạng lước giao thông đường bộ. Việt Nam còn có hệ thống giao thông đường sắt, đường không, đường sông và đường biển./.
( Tổng hợp và biên soạn )
0 comments:
Post a Comment