Lời mở đầu:
Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ở phía bắc miền trung có 5 tuyến quốc lộ 7, 8, 9 , 48 và 49. Tất cả đều có những đặc điểm tương đồng là cùng bắt đầu từ quốc lộ 1A vượt qua biên giới Việt Lào và đều có điềm đến là dãy núi Trường Sơn, trong đó có nhiều tuyến xuyên qua biên giới Việt là và cuối cùng là sông Mê Kông. Tất cả đều có một vị trí chiến lược cho việc phát triển kinh té của Đông và Tây Trường Sơn. Trong đó đặc biệt các quốc lộ 7, 8, 9 là tuyến đường tạo điều kiện cho nước bạn Lào vươn ra biển gần và thuận tiện hơn. Riêng quốc lộ 9 còn là tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Chu Đức Soàn tổng hợp và nâng cao.
(Công ty CP xây dựng giao thông 116 - Cienco1 tham gia xât dựng quốc lộ 9 )
Quốc lộ 48, hay còn được gọi là quốc lộ 48A, đoạn bắt đầu tại điểm giao cắt với quốc lộ 1A tại ngã ba Yên Lý, huyện Diễn Châu rồi đi lên các huyện phía tây bắc tỉnh Nghệ An,
Toàn tuyến dài 168 km, cơ bản theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, đi qua các địa phương: Diễn Châu, thị xã Thái Hòa, qua nhà máy mía đường Nghệ An, qua thị trấn Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong. . Điểm cuối tuyến là cửa khẩu Thông Thụ (xã Thông Thụ, huyện Quế Phong).
Quốc lộ 48A giao cắt với các quốc lộ 1A, 15A, 48C, 48B, đường Hồ Chí Minh
Đây là một tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia, nằm hoàn toàn trong tỉnh Nghệ An.
Trên tuyến này còn có Quốc lộ 48C ở Tây Nghệ An. Điểm đầu tuyến là ngã ba Săng Lẻ (huyện Quỳ Hợp) giao với quốc lộ 48A (Km53+900/QL.48). Điểm cuối tuyến là nơi giao với quốc lộ 7 (Km123+00/QL.7). Toàn tuyến dài 123,1 km, chạy qua các huyện Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương.
Trên trục đường này có một số địa danh nổi tiếng như:
Quốc lộ 48 được nâng cấp, vào năm 2006. Dự án do PMU18 ( Bây giờ là BQLDA 2 ) làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là Công ty Xây dựng Thành Công (NamĐịnh).
Sau những trận lụt lịch sử đường đã và đang xuống cấp. việc đi lại khó khăn.
Thị xã Thái Hòa được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn.
Thái Hòa xưa kia là thủ phủ của Phủ Quỳ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Là địa phương nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn. Thái Hòa lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ, cam Thái Hòa...
Tại Huyện Diễn Châu các quốc lộ 48 không xa về phía Nam là điềm đầu quốc lộ 7.
Diễn Châu - Nậm Cắc theo Quốc lộ 7
Đây là tuyến quốc lộ dài 225 km, nằm hoàn toàn trong địa phần tỉnh Nghệ An. Điểm đầu của quốc lộ 7 giao với Quốc lộ 1A tại thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, rồi tiếp tục đi qua các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 7. Riêng đoạn từ thị trấn Diễn Châu đến thị trấn Đô Lương còn được gọi là Quốc lộ 7A.
Quốc lộ 7 giao với quốc lộ 15 tại: , giao với quốc lộ 46 tại: và giao với đường Hồ Chí Minh tại: Điểm cuối quốc lộ 7 của Việt Nam tại cửa khẩu Nậm Cắn trên biên giới Việt – Lào.
Nậm Cắn là một xã miền núi của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Nơi đây có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (tương ứng, bên Lào có cửa khẩu Nam Karn thuộc địa phận tỉnh Xiêng Khoảng là điểm cuối cùng của Quốc lộ 7 trên đất Việt Nam.
Nậm Cắn giáp với xã Na Loi ở phía Bắc, xã Phà Đánh ở phía Đông, thị trấn Mường Xén ở phía Đông Nam, và xã Tà Cạ ở phía Nam.
Qua cửa khẩu Nậm Cắn, tuyến đường này ở bên nước bạn Lào cũng được gọi là Quốc lộ 7.
Có 164,5 km rải đá nhựa, 59,5 km cấp phối; mặt đường rộng từ 3,5 đến 7 m.
Qua 74 cầu lớn nhỏ.
Đoạn Diễn Châu - Đô Lương đường bằng phẳng, qua khu vực đông dân cư.
Đoạn Đô Lương - Nậm Cắn dài 192 km, chạy dọc sông Cả, gần Nậm Cắn đường qua đèo Báctêlêmi dài 20 km, độ dốc 10-12%, đường hẹp, xe tránh nhau khó khăn, nhiều đoạn có vách ta luy cao hay bị sạt lở vào mùa mưa./
Diễn Châu là một vùng đất có tự thời xưa
Thời Hùng Vương, Diễn Châu nằm trong Bộ Hoài Hoan. Sau đó, thuộc quận Cửu Chân rồi quận Cửu Đức, quận Nhật Nam ;
Thời nhà Lý:. Diễn Châu tách khỏi Nghệ An thì đứng riêng làm châu, thời nhà Trần:là Diễn Châu lộ, là một trong 4 lộ của Châu Hoan. Thời nhà Hậu Lê:gọi là phủ Diễn Châu thuộc Nghệ An thừa tuyên.
Ngày nay: Diễn Châu là một huyện của tỉnh Nghệ An.
Diễn Châu là một trong những vùng đất khoa bảng của xứ Nghệ, có nhiều người đỗ đạt thành danh và ngày nay cũng có nhiều người có học hàm học vị cao, có chức vụ cao trong chính quyền các cơ quan Chính phủ.
Qua quốc lộ 8.
Quốc lộ 8 được bắt đầu từ thị xã Hồng Lĩnh, nơi giao điểm với quốc lộ 1A,
Phần từ điểm giao cắt với quốc lộ 1A tại km482 (quốc lộ 1A) ở thị xã Hồng Lĩnh chạy về phía Tây gọi là quốc lộ 8A.
Phần từ điểm giao cắt nói trên chạy về hướng Đông Bắc dưới chân núi Hồng Lĩnh và bờ phải sông Lam qua thị trấn Nghi Xuân đến cảng Xuân Hải gọi là quốc lộ 8B.
Quốc lộ 8A đi qua Đức Nhân, đến huyện Đức Thọ (qua cầu Đò Trai, ngã ba Lạc Thiện, ngã tư Bà Viên) và nhập vào quốc lộ 15. đến gần ga Yên Trung rẽ vào quốc lộ 8A , qua Thạch Thành, đi tiếp qua cầu Linh Cảm, lên huyện Hương Sơn, giao cắt với tuyến đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Phố Châu, men theo sông Ngàn Phố cầu Hà Tân, thị trấn Tây Sơn) qua Rào Mắc, đến khu du lịch nước khoáng nóng Kim Sơn, rồi đến cửa khẩu Cầu Treo (biên giới Việt - Lào). Tổng chiều dài 85,3 km.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập nhằm mục đích nhằm đẩy mạnh thông thương giữa Việt Nam với Lào, thúc đẩy kinh tế phía Tây Hà Tĩnh và toàn tỉnh Hà Tĩnh Khu kinh tế sang cửa khẩu Nampao, huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có 4 đơn vị hành chính, bao gồm: các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn, nơi đây có hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm đến gần 80% diện tích; trong đó, có 20 nghìn ha rừng nguyên sinh, mỏ thiếc Kim Sơn trữ lượng 70 nghìn tấn, mỏ nước khoáng Sơn Kim...
Quốc lộ 8A được phát triển từ thời Pháp thuộc. Thời đó, quốc lộ 8 chạy từ Hồng Lĩnh sang bên Lào, giao với quốc lộ 13 Nam của Lào.
Mặt đường rộng từ 6 m đến 16 m, trải bê tông nhựa.
Qua 36 cầu lớn nhỏ, trong đó có 2 cầu lớn là cầu Linh Cảm dài 228,8 m và cầu Hà Tân dài 171,7 m.
Đoạn Kim Sơn - Biên giới Việt - Lào đường dốc, vách ta luy cao, nhiều vực sâu hay bị sụt lở, tuy nhiên đó là con đường huyết mạch nối các tỉnh Bắc miền Trung Việt Nam với các nước Lào và vương quốc Thái Lan.
Quốc lộ 8B hay còn có tên đường: Bùi Cầm Hổ - Ông là quan Ngự sử ở ba triều vua đầu thời Lê Sơ (1428 - 1527).có tài phá án. Đường có chiều dài toàn tuyến là 25 km, trong đó đoạn tới thị trấn Nghi Xuân dài 17 km là đường cấp IV đồng bằng, đoạn còn lại là đường cấp III đảm bảo cho xe tải trọng lớn ra vào cảng.
Do những đặc thù riêng biệt (đường đi gần, thuận lợi) nên Quốc lộ 8A được xem là huyết mạch chiến lược đối với sự phát triển của nền kinh tế của không chỉ riêng Hà Tĩnh mà còn của nhiều tỉnh thành miền Trung.
Thực tế nhiều năm qua, ngoài đóng góp to lớn trong đời sống kinh tế của những tỉnh thành này, Quốc lộ 8A đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mối quan hệ giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan. Dấu ấn rõ nét được thể hiện trên nhiều mặt, từ việc giao thương hàng hóa đến là huyết mạch du lịch quan trọng giữa các nước. thông qua các cảng biển Xuân Thành và Vũng Áng ( Hà Tĩnh )
Vùng đất nổi tiếng trên trục đường này là Phố Châu thuộc huyện Hương Sơn.
Đây là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây (quốc lộ 8) của tỉnh Hà Tĩnh.
Phố Châu nằm ở điểm giao lưu của đường quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh lần lượt là 50 km và 35 km.
Cùng với Phố Châu, một trục phát triển khác theo hướng Đông Tây dọc Quốc lộ 8 nối đô thị Hồng Lĩnh với Cửa khẩu Cầu Treo là các đô thị hạt nhân: Đức Thọ, Tây Sơn, Đức Lâm, Nầm.
Huyện Hương Sơn nguyên là huyện Dương Toại, thuộc quận Cửu Đức, đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương, nay có 2 làng Phố Châu và Phúc Dương.
Đời Đường là châu Phúc Lộc. Thời Đinh - Tiền Lê thuộc đất Hoan Châu, tức vùng Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, gọi chung là Xứ Nghệ. Thời Trần và thuộc Minh là huyện Đỗ Gia, phủ Nghệ An. Thời Lê Thánh Tông, là huyện Hương Sơn, thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An.. Từ năm 1991 huyện Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh cho đến nay.
Hương Sơn là một trong những vùng được coi là "đất học" của xứ Nghệ. Trong thời kì nhà nước quân chủ, Hương Sơn có hơn 20 người đỗ đại khoa và có nhiều người nổi tiếng như: Hải Thượng Lãn Ông ( Lê Hữu Trác), Cao Thắng v.v..
Quốc lộ 9A đưa ta đến với Khe Xanh và cửa khẩu Lao Bảo
Trục đường dài hơn 330 km, bắt đầu (km 0) tại Đông Hà (nơi giao nhau với Quốc lộ 1A) chạy qua cửa khẩu Lao Bảo đến Savannakhet, Lào. Theo các chặng sau:
Đông Hà đến huyện Cam Lộ (km 15), đồi Rockpile (km 29), rồi đến cầu Đakrông (km 42) men theo đường núi tới Khe Sanh (km 65), Qua biên giới Việt Lào tại cửa khẩu Lao Bảo, tiếp đến là qua bản Đông là tới thị trấn Savannakhet bên bờ sông Mê Kông nước CHND Lào (km 330), bên kia sông là Thái Lan. Hằng ngày đều có những chuyến tàu đưa người dân 2 nước giao thương kinh tế, mọi thủ tục xuất nhập cảnh được cảnh sát 2 nước làm nhanh gọn.
Quốc lộ 9A dài 330 km, trong đó từ Đông Hà đến Lao Bảo dài khoảng 70km còn lại là trên nước bạn Lào. Từ sau năm 2000 quốc lộ 9 được cải tạo và mở rộng. Đoạn từ Đông Hà ( Việt Nam ) đến Bản Đông ( Lào ) có nhiều công ty của Cienco1 và Cienco 8 tham gia thi công điển hình là Công ty đường 116, 126 ( Cienco1), 873, 874 ( Cienco 8).
Sau khi nâng cấp cải tạo, mặt đường rộng từ 7 m đến 21 m, được thảm bê tông nhựa;
Đường có 40 cầu, tải trọng 18 tấn.
Quốc lộ 9 có một chiều dài lịch sử mà thế hệ ngày nay không thể quên. Từ khi thực dân Pháp đặt quyền bảo hộ lên đất nước Việt Nam, cùng với việc khai thác thuộc địa, trấn áp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, chúng đã cho xây dựng một loạt nhà tù ở nhiều nơi để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Chính vì thế từ khi Pháp chính thức mở Đường 9 (năm 1904), thì sau 4 năm, chính quyền thực dân bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao thời nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908). Sau đó vào năm 1930 trục đường này lại người Pháp cho xây dựng mở rộng. Vào những năm 1960, đường 9 chỉ là một con đường rải đá, nhỏ hẹp. Nhưng bây giờ Lao Bảo là một vùng biên háp dẫn với khu kinh tế cửa khẩu.
Đường 9 có một vị trí địa lý rất quan trọng về mặt chiến lược. Là con đường này đi qua 2 nước: Việt, Lào từ Đông sang Tây. Do vậy, nó cắt ngang dãy núi Trường Sơn, đồng thời cũng cắt ngang tuyến vận tải chiến lược từ Bắc vào Nam. Để kiểm soát con đường 9 với mục đích chính là ngăn chặn sự chi viện của quân đội Bắc Việt từ Bắc vào Nam, Mỹ đã thành lập 1 hệ thống căn cứ quân sự dày đặc dọc theo con đường này, từ Đông Hà lên đến Làng Vây. Trong đó có những căn cứ tiêu biểu như: Campcarol, Campfuller, Rockpile, Vendergrift, căn cứ Khe Sanh và căn cứ Làng Vây.
Trên quốc lộ 9, quân đội nhân dân Việt Nam giành thắng lợi lớn trong Chiến dịch đường 9 Nam Lào, bảo vệ tuyến đường vận tải Trường Sơn ( hay còn gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) góp phần giải phóng Quảng trị vào năm 1972 và để quân ta chuẩn bị sẵn sàng để đánh địch trên các hướng tiến vào giải phóng Sài Gòn.
Điềm giao nhau giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 9 là Đông Hà.
Đông Hà ngày xưa là một thị trấn nhỏ trên quốc lộ 1A và quốc lộ 9, Sau khi đất nước thống nhất và đặc biệt là khi Việt Nam mở xửa hội nhập, Đông Hà với vị trí địa lý thuận lợi nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A , đường Hồ Chí Minh nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9, đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Với vị trí địa lý này cho phép Đông Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ, đã mở ra cho thành phố Đông Hà trên chặng đường phát triển mới nhanh và bền vững hơn.
Quốc lộ 9B là phần nối dài của quốc lộ 9A. Điểm đầu tuyến là chỗ giao giữa quốc lộ 9A với quốc lộ 1A tại Đông Hà. Điểm cuối tuyến là cảng Cửa Việt. Tổng chiều dài toàn tuyến là 8 km.. Quốc lộ 9B chạy sát bờ sông phía tả ngạn sông Thạch Hãn.
Tuyến đường cuối cùng lên dãy Trường Sơn là quốc lộ 49.
Quốc lộ 49 từ cửa biển Thuận An Huế đến biên giới Việt Lào. dài 97 km.
Đường rộng từ 8 đến 9m, đã được gia cố các taluy, nắn lại các vòng cua và nâng cấp lại hệ thống cầu trên tuyến.
QL49 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là cầu nối giữa TP Huế với biển Thuận An và là tuyến nối Huế với vùng núi A Lưới.
Thành phố Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).
Thành phố Huế có nhiều tên gọi: Năm 1307 sau khi vua Chiêm dâng Châu Ô và Châu Rí, vua Trần Anh Tông đã gom 2 châu thành phủ Thuận Hóa. Bắt đầu từ năm1626 trở đi. 9 đời chúa Nguyễn đã lấy Phú Xuân làm phủ. Vua Quang Trung lên ngôi Hoàng đế lấy Huế làm kinh thành, Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam , vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân và cũng gọi đây là Kinh sư. Kinh đô Huế có từ đó cho đến tháng 8 năm 1945.
Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ sông Hương và cửa biển Thuận An.
Có lẽ tự ngày xưa trục đường bộ đã hình thành, bây giờ được gọi là quốc lộ 49. Kinh thành Huế được xây theo lối Vauban từ các nước phương Tây, đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông.
Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác..
Đoạn thuận An qua Huế giao với quốc lộ 1A tại La Khê và giao lộ nối với quốc lộ 49 lên vùng núi tại Hương Thọ., giao với đường Hồ Chí Minh tại Sơn Thủy, thị trấn A Lưới cách nút giao quốc lộ 49 với đường Hồ Chí Minh chừng 5km về hướng Tây Bắc.
A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiếp giáp với Lào ở phía Tây.
Về mặt giao thông, nó được nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, là một quốc lộ rất hiểm trở có ba đèo cao và vực sâu, trong đó đèo Kim Quy dài 16 km.
Từ đầu tuyến quốc lộ 49 tại Thuận An đến thành phố Huế và lên đến vùng núi A Lưới có nhiều công trình giao thông được xây dựng như: Cầu Thuận An mới được xây từ sau năm 2000 do công ty cầu 1 Thăng Long thi công, cầu Tràng Tiền được xây dựng từ thời Pháp, cầu Phú Xuân được xây dựng vào năm 1970, cầu đường sắt Bạch Hổ được các công ty cầu 1 Thăng Long xây vào năm 1998, cầu đường bộ Bạch Hổ, do các đơn vị thi công là CTCP Đường sắt, công ty Cầu 1 Thăng Long và Liên danh CTCP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế cùng công ty Cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, cầu vừa được hoàn thành vào tháng 4 năm 2012.
Còn tuyến đường Hồ Chí Minh qua qua nhiều tỉnh trong đó có huyện A Lưới ( Thừa Thiên Huế ) là công sức của nhiều đơn vị của các ngành: GTVT, Quốc Phòng, Xây dựng và các địa phương tham gia, đã và đang trở thành trục đường chiến lược cho vùng rừng núi thuộc dải Trường Sơn phía tây Việt Nam suốt từ Bắc và Nam.
Tổng hợp nâng cao
0 comments:
Post a Comment