Wednesday, April 17, 2013


Lời mở đầu
Quốc lộ 14 ngày xưa bây giờ là đường Hồ Chí Minh - Con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh cao nguyên Nam Trung Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nếu tính về chiều dài khoảng 890 km, thì đây là quốc lộ dài thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau quốc lộ 1A.Trục đường có nhiều kỳ tích trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, ngày xưa có nhiều đoạn trùng với đường thượng đạo, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam là trục đường hành quân và vận chuyển vũ khi quân lương của hậu phương miền Bắc vào giải phóng miền Nam, nên có nhiều địa danh lịch sử.và văn hóa.
......
Quốc lộ 14 được tiếp nối với đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 15 cũ trên quốc lộ 9 tại cầu Đakrong xã Đakrong. Quốc lộ 14 hay còn được gọi là đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Bình Phước.
Khởi đầu tuyến quốc lộ 14 là cầu ĐắKrông  thuộc xã Đakrông huyện ĐắKrông, tỉnh Quảngr trị.
Nơi đây Trong chiến tranh chống Mỹ, đoạn sông Đakrông là điểm vượt bí mật của tuyến tuyến đường mòn Trường Sơn - Hồ Chí Minh đầu tiên với ba bến vượt: Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xóm Rò... Sau ngày tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn Cuba, một cầu treo dài 100m, rộng 6m thay thế cầu sắt. Khi xây dựng đường Hồ Chí Minh, cây cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và xây dựng, cầu được khánh thành vào ngày 15 tháng 9 năm 2000. thay thế cho cầu dây võng cũ đã bị đổ sập. Cầu dây văng mới do Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT tự tìm hiểu, tính toán thiết kế và Tổng công ty xây dựng 4 của BGTVT mua thiết bị của hãng OVM để thi công.

( Cầu Đakrong và đoạn mở đầu quốc lộ 14 - Đường Hồ Chí Minh)

Tại đây, những dãy núi Ta Lung, Klu... sừng sững hai bên sông Đakrông ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng Đakrông huyền thoại. Nhiều cánh rừng nơi đây vân còn hoang sơ,cây rừng đủ chủng loại, to nhỏ tán lá xanh rờn phủ kín núi đồi.
Từ đây trục được có lý trình: Trùng với đường Hồ Chí Minh từ cầu Đa Krong đi qua nhưng địa danh có nhiều dấu tích lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc của ông cha ta và nhưng nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng núi nam miền trung và Tây Nguyên như: Ta Lung, Ba Luy, Húc Nghu, A Liêng, Tà Rụt ( thuộc tỉnh Quảng Trị) Thời Kê, Tà Ri, thị trấn .A Lưới (Huyện .A Lưới, Thừa Thiên Huế),
A Lưới là mảnh đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Tà Ôi, Vân Kiều, Cơ tu.
Trong Chiến tranh chống Mỹ, A Lưới có nhiều địa danh kho thểng nào quên như: Đèo Mẹ Ơi, suối Máu, đồi A Bia (người Mỹ gọi là Hamburger Hill - đồi Thịt Băm…)...
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, A Lưới có hơn 15.000 đồng bào dân tộc thiểu số thì gần 10.000 người tham gia cách mạng, trong đó có hơn 2.000 người là chiến sĩ quân giải phóng và hàng ngàn dân quân hỏa tuyến.
 A Lưới được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND chống Mỹ cứu nước cùng với 16 xã, thị trấn và 8 người con của đồng bào dân tộc cũng  được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Sau hòa bình A Lưới thực sự phát triển nhất là kể tư khi được cải và nâng cấp quốc lộ 14 hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh đi qua.

Tiếp đến là ngã ba Phú Lộc,( xã Phú Vinh) quốc lộ 14 giao với quốc lộ 49. Quốc lộ 49 được bắt đầu từ Thuận An qua thành phố. Huế và kết thúc tại đây
Các địa danh tiếp theo là: Phú Xuân, Ka Nom ( huyện Đông Giang ) và giao với quốc lộ 14G tại đây
Vài nét về quốc lộ 14G
Quốc lộ 14G qua Dốc Kiền chân núi Bà Nà  và giao với quốc lộ 14B tại Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Núi Bà Nà, môt nơi nổi tiếng Việt Nam bởi có khu du lịch dịch vụ nổi tiếng Bà Nà, núi đẹp nhất Đà Nẵng. Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm
Quốc lộ 14 đi tiếp đến các địa danh: Ca Vin, A Tép ( xã A Đooc,  đoạn này này xưa đi thẳng qua nước Lào)
Rồi tiếp đến là thị trấn .Prao huyện.Đông Giang, Quảng Nam. rồi là thị trấn Thạch Mỹ thuộc huyện Nam Giang. Tại đây quốc lộ 14 giao với tỉnh lộ 604, và tiếp đến giao với quốc lộ 14B.

Vài nét về lý trình quốc lộ 14B
Quốc lộ 14B cũng đến Đà Nẵng đi qua Ái Nghĩa ( Đại Lộc ) và giao với quốc lộ 1A tại thị trấn Hòa Vang, Huyện Hòa Vang, một huyện ngoại thành phía Tây thành phố Đà Nẵng,.
đảo Sơn Trà.
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Đà Nẵng nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên và còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Đà Nẵng đã trở thành một thành phố du lịch với nhiều sự kiện văn hóa diễn ra hằng năm, nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng như núi Bà Nà, đèo Hải Vân, phố cổ Hội An, núi Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà và các bãi biển đẹp.

Quốc lộ 14 đi tiếp từ Thạch Mỹ đến A roong là nút giao với quốc lộ 14D.
Quốc lộ 14D
Quốc lộ 14B đi theo hướng Da Xua, Căn Dai, Đắc Điênng biên giới Việt - Lào. Thuộc các xã Cà Di, Ta bhinh,Chà Vài, Ca Dee.( huyện Nam Giang Quảng Nam)
Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Mỹ cách thành phố Đà Nẵng 60 km về hướng tây theo quốc lộ 14B. Là nơi sinh sống của các dân tộc Ve, Cơ Tu, Tà Riềng...
Từ A Roong quốc lộ 14 đi tiếp qua thông Ngải, thôn Rô, La Du, ngã ba Nước Treo giao với quốc lộ 14E.
Quốc lộ 14E
Quốc lộ 14E đi theo hướng đông qua các xã Phước Hòa, Phước Hiệp,Sông Trà (huyện Phước Sơn) thị thị trấn Tân An ( Hiệp Đức), giao với quốc lộ 1A tại Hà Lam ( huyệnThăng Binh- Quảng Nam.

Quốc lộ 14 từ Nước Treo đến thị trấn.Khâm Đức (H.Phước Sơn, Quảng Nam), tiếp đến là Măng Khênh và giao với tỉnh lộ 673 tại Đông Nang, đi tiếp đến Đăk glei (Ngọc Linh) thuộc tỉnh Kon Tum, rồi đến các địa danh: Đắc Gồ, Lanh Tôn, Nông Kon , Chà Nội và thị trấn Pleikan. Thị trấn là huyện lỵ huyện Ngọc Hồi. Tại đây có một nhánh quốc lộ 40 đến cửa khẩu Pơ Y, biên giới Việt – Lào và quốc lộ 14C từ Chư Mom Ry.
Quốc lộ 40 theo hướng đông tây nối cửa khẩu quốc tế Bờ Y với thị trấn Plei Kần và với TP Kon Tum. Quốc lộ 14 theo hướng bắc nam. Huyện Ngọc Hồi nằm ở ngã ba Đông Dương giáp 2 nước Lào và Cam- puchia, là nơi hội tụ của đường Hồ Chí Minh, nên có vị trí rất quang trọng về đầu mối giao lưu kinh tế-văn hóa-xã hội, có nhiều điều kiện thuận lợi tạo thành hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma-Đông Bắc Thái Lan-Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Mặt khác, huyện có vườn quốc gia ChuMoRay.
Vườn cách thị xã Kon Tum khoảng 30km về hướng Tây Bắc.
Vườn được hình thành trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray với diện tích trên 56.000ha, là VQG duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn là Lào và Campuchia. Liền kề với VQG Chư Mom Ray là VGQ Virachey của Campuchia và Khu bảo tồn Đông Nam Ghong của Lào, toàn bộ khu vực này có diện tích rừng khoảng 700.000ha tạo thành một khu bảo tồn rộng lớn xuyên quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á. Chư Mom Ray là Vườn quốc gia  có tính đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống các VQG trên cả nước

Quốc lộ 14C
Quốc lộ 14C là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây Nguyên dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Với lý trình như sau: Qua vườn Quốc gia  ChưMom Ray qua huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
Đây là huyện miền núi, cực Nam tỉnh, có nhiều dự án thủy điện lớn nằm ven con sông Sê San như thuỷ điện Sê San III, thuỷ điện Ya Ly... Đây là huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam.

Điểm đầu tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 19 ở xã Ia Nam, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Chạy qua các huyện: Đức Cơ - Chư Prông - Ea Súp - Buôn Đôn - Cư Jút - Đăk Mil - Đăk Song. Giao với tỉnh lộ 664 tại xã Ia Ô. Quốc lộ 14C rẽ hướng Tây, giao với quốc lộ 19 tại xã Ia Nan huyện Đức Cơ  Gia Lai,  từ đây quốc lộ 14 đi gần như song song với đường biên giới Việt Cam Pu Chia.và tiếp tục đi qua các vùng rừng núi Tây Nguyên, qua vườn Quốc gia Yk Đôn huyện Buôn Đôn, rồi qua huyện Đak Mil giao với quốc lộ 14 tại xã Đức Mạnh huyện Krông No ( Buôn Mê Thuột).
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); vườn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc.
Nơi đây có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng  bò tót khổng lồ.
vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương

Quốc lộ 14 đi tiếp đến thị trấn Đắc Tô, nơi có di tích trận chiến Đắc Tô – Tân Cảnh, qua   Đắk Hà, đến thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum,
Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở phía Namtỉnh này, bên bờ sông Đắk Bla. Theo tiếng người bản địa Bahnar ở đây, Kon Tum có nghĩa là "làng ở gần hồ nước". Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình lòng chảo
Thành phố có sân bay Kon Tum (không hoạt động từ năm 1975), quốc lộ 14 đi Quảng Nam  Pleiku, quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi,đường 675 đi Sa Thầy.

 Quốc lộ 14 qua vùng đất huyện Chư Păh,  tiếp đến là qua Phú Hòa thuộc huyện Chư Pah,  đến Thành phố Pleiku, giao với quốc lộ 19 và đi trùng với quốc lộ 19 đến xã Ia Kênh thì tách ra và đi tiếp xuông phía Nam.
Quốc lộ 19  nối Quy Nhơn, Bình Định tới cửa khẩu Lê Thanh.huyện Đức Cơ ( Gia Lai)

Quốc lộ 14 qua thị trấn Chư Sê và giao với quốc lộ 25 tại đây.
Tiếp đến Phú Quang, Hòa Sơn, Buôn Đăng ( tỉnh Đăk Lăk ), EaDrăng, Buôn Hồ, đến  thành phố Buôm Ma Thuột và giao với quốc lộ 26 ( quốc lộ 26 đi Khánh Hòa ) và quốc lộ 27. Quốc lộ 27 được bắt đầu từ thành phố Phan Rang và kết thúc tại đây.

Buôn Ma Thuột là thành phố của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê  Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản với các Buôn: Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue...xuôi theo dòng Êa Tam đổ ra sông mẹ Krông Ana (Sêrê pôk)
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Quốc lộ 14 đi tiếp hướng phía Tây qua Erang, Ea T’ling, qua khu thắng cảnh Drabg Sap, tiếp đến là Đăk Rla ( tỉnh Đăk Nông) và giao với quốc lộ 14C tại Đức Mạnh,huyện Đăc Mil. Đường chuyển xuống hướng Nam đến Đăk Hà, Đăk Song,Trường Xuân, thị xã Gia Nghĩa và giao với quốc lộ 28 tại đây. Quốc lộ 28 được bắt đầu từ thành phố Phan Thiết và kết thúc tại đây.
Quốc lộ 14 lại chuyển lên hướng Tây qua Đức Kiến, Đăk Ru, Đức Phong ( huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)
Bù Đăng là một huyện của tỉnh Bình Phước. Huyện lị: thị trấn Đức Phong. Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới.
Trong huyện Bù Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của đồng bào Stiêng
Huyện Bù Đăng có 15 xã và 1 thị trấn gồm thị trấn
Quốc lộ 14 đi tiêp đến Cầu Mới, thị xã Đồng Xoài ( Bình Phước ).
Đồng Xoài, có vị trí thuận lợi, nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741, nối liền với  thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, Trên địa bàn Đồng Xoài có 315 ha rừng trồng cây công nghiệp, trong đó chủ yếu là cây điều./
Đồng Xoài nói riêng và cả tỉnh Bình Phước là vùng đất đỏ bazan, có tầng phong hoá khá dày, thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp, chủ yếu là cây cao su  cây điều.
Cây điều được trồng ở 23 tỉnh (thành phố) nhưng nhiều nhất là tỉnh Bình Phước : 196.029 ha. Hạt điều đang là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, thu hút nhiều ngoại tệ, vì vậy cây điều được tỉnh Bình Phước xác định là cây giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.
Qua Đồng Xoài đi tiếp là đến thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Dương.và giao vơi quốc lộ 13.
Quốc lộ 13 được bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Việt Nam– Campuchia tại xã Lộc Hòa huyện Lộc Ninh.
Thị trấn Chơn Thành án ngữ Phía Nam Tây Nguyên và Đông Bắc Sài Gòn, nơi có hai tuyến quốc lộ 13 và 14 hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh đi qua. Với những đường giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chạy qua và giao nhau ở trung tâm thị trấn của huyện, đồng thời cũng là huyết mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài hai trục đường chính trên, Chơn Thành còn có nhiều đường liên xã, hình thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài huyện. Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Chơn Thành gồm 12 dân tộc anh em như: Kinh, XTiêng, Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa… trong có các dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 9,8% dân số.
Chơn Thành là địa phương kết thúc quốc lộ 14 và cũng là đoạn cuối của giai đoạn 1 của dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được hình thành, quốc lộ 14 cũ nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. đi qua nhiều địa danh lịch sử và những khu danh thắng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, những vùng trồng cây công nghiệp…Nay tuyến đường đã được mở rộng khá nhiều so với đường cũ, lại được thảm nhựa bê tông atfan, hệ thống biển báo an toàn giao thông được lắp đặt hoàn chỉnh, lại được liên kết với nhiều tuyến đường ngang nối với trục quốc lộ 1A… đã tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các tỉnh thành phố khu vực miền núi từ nam miền trung đến Tây Nguyên./.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts