Saturday, January 3, 2015

Lời mở đầu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh trưởng tại Quảng Bình, nhưng thủ đô Hà Nội là nơi Người gắn bó lâu nhất trong cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước và giải phóng miền Nam. Ông đã trở thành biểu tượng trong lòng nhân dân về một con người : Trí tuệ, tài năng, giản dị, đức độ và có nhân cách lớn. Nhân ngày khánh thành cụm công trình: Cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp và nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, xin được giới thiệu đường mang tên Võ Nguyên Giáp.

1. Vị Tướng tài luôn gắn với những giai đoạn lịch sử của thủ đô.
Năm 1931 ông ra Hà Nội và học  tại trường Albert Sarraut và đỗ. Sau đó ông  vừa tham gia học và tốt nghiệp ở khoa Luật thuộc Đại học Đông Dương, lại vừa tham gia giảng dạy các môn lịch sử và địa lý tại Trường tư thục Thăng Long. Rồi cũng từ Hà Nội ông đã cùng với ông Phạm Văn Đồng, sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ, để rồi sau đó vài năm, ông đã cùng với Bác Hồ về Pac bó Cao Bằng, bắt đầu dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc,  giành độc lập cho đất nước. Theo sự lãnh đạo của Bác Hồ, ông đã thành lập đội truyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Ông là một trong những người tham gia và chỉ huy lực lượng vệ quốc, tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, trong đó có Hà Nội.
Đất nước độc lập, từ đó ông bắt đầu những năm tháng sống và làm việc tại tòa nhà Bắc Bộ phủ nơi ông làm việc ngày đầu giành chính quyền. Và rồi trong những ngày toàn quốc kháng chiến, ông đã cùng với quân, dân thủ đô, kiên cường, đánh địch trong lòng thành phố, giữ vững vị trí suốt 60 ngày đêm khói lửa.

(Đường Võ Nguyên Giáp)

Trong 9 năm kháng chiến, nhờ có sự chỉ huy  tài tình của Đại tướng, quân đội Pháp bị đánh bại trên chiến trường Điện Biên Phủ, buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva và rút  quân về nước. Người Hà Nội vẫn còn nhớ và sau này sẽ vẫn còn nhớ mãi, ngày 10/ 10 /1954, quân đội nhân dân và Đại tướng đã trở về tiếp quản thủ đô, trước sự hân hoan chào đón của hàng vạn người dân Hà Nội. Trong cuộc duyệt binh chào mừng chính phủ về lại thủ đô, Đại tướng - Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp trong quân phục chỉnh tể, trong ngày lễ diễu binh chào mừng ngày chiến thắng. Những hình ảnh đó dẫu đã qua 60 năm, vân còn sâu đậm với người dân Hà Nội.
Từ đó ông bắt đầu đến rồi ngôi biệt thự số 30 phố Hoàng Diệu, sống cùng với gia định và căn “nhà con rồng” hay còn gọi là nhà D67, với căn hầm nổi tiếng trong thành cổ. Nơi này trở thành địa điểm làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương suốt những năm chiến tranh.
Những năm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc, đánh phá Hà Nội. Năm 1972, trước cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của quân đội Mỹ vào Hà Nội, Tướng Giáp đã có chỉ thị nổi tiếng tới các đơn vị phòng không Hà Nội: “Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội. Với lời hiệu triệu đày một dài th, quân và dân Hà Nội đã làm nên chiến thắng không quân Mỹ hiện đại, bằng một trận” Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội.
Khi Đại tướng còn khỏe cho tới cả khi ông đã vào an dưỡng trong bệnh viện, ngôi nhà 30 đường Hoàng Diệu, vẫn luôn chào đón những cựu chiến binh, cán bộ, nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Và vì thế  hình ảnh vị Đại tướng bình dị và nhân ái, luôn được nhân dân Thủ đô yêu mến và kính trọng.
Khi người ra đi “ gặp Bắc Hồ và những vị cách mạng tiền bối”, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội và từ các địa phương đã đổ về căn nhà 30 Hoàng Diệu, dâng hương  để tỏ lòng thành kính đối với vị Đại tướng của nhân dân. Vào những ngày đó, những dòng người, lặng lẽ cứ như ngày một dài hơn, hội tụ vào ngôi nhà của Đại Tướng sống và làm việc. Nỗi xúc động bao trùm khi rất nhiều người đã không cầm được nước mắt, nghẹn ngào khi thấy ngôi nhà còn đó với những dấu ấn in đậm về vị tướng của nhân dân vừa từ biệt cõi trần.
Chinh vì cả cuộc đời của Đại Tướng luôn gắn với nhưng giai đoạn lịch sử Thủ đô và với tình cảm đặc biệt của nhân dân thủ đô với Đại tướng, thành phố Hà Nội đã chọn tuyến đường đẹp và hiện đại mới được xây dựng, lây tên của Người để đặt tên đường.

2/. Hiện đại thiết kế xây dựng và tầm quan trọng và hiệu quả tuyến đường
Đường Võ Nguyên Giáp, kết nối trung tâm thành phố Hà Nội, qua cầu Nhật Tân – Cầu dây văng dài nhất Việt Nam,  với sân bay Nội Bài với nhà ga hàng không T2 hiện đại, đường  có tổng chiều dài 12,2 km, điểm đầu là nút giao Nam Hồng (đường dẫn phía Bắc cầu Nhật Tân), điểm cuối là nút giao cắt giữa đường Bắc Thăng Long với quốc lộ 2. Đây là một tuyến đường được thiết kế theo đường đô thị, có mặt cắt ngang từ 80 đến100m với 6 làn xe, chạy tốc độ cao với vận tốc 80km/h, 2 đường gom. Toàn tuyến có 8 cầu được thiết kế vĩnh cửu theo kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực. So với 30 km từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài theo đường Bắc Thăng Long – Nội Bài như hiện nay, đường Võ Nguyên Giáp vừa gần trung tâm thành phố hơn, lại vừa được rút ngắn xuống còn 15km.
Mức đầu tư để xây dựng đường Võ Nguyên Giáp, lên tới gần 5.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.  Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 85, Bộ Giao thông vận tải, đơn vị chủ thầu thi công là Tổng Công ty CIENCO 4. Toàn bộ phần giải phóng mặt bằng để xây dựng đường có tổng diện tích đất chiếm dụng  là 129 ha, chủ yếu là đất trồng lúa,thuộc về UBND thành phố Hà Nội, trong đó có 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn thực hiện.
Đường Võ Nguyên Giáp là tuyến đường trọng điểm có tác động rất lớn đến hạ tầng giao thông Thủ đô. Tuyến đường được liền mạch với cầu Nhật Tân, bắc qua sông Hồng, tại trục đường vành đai 2, thông qua đường Lạc Long Quân  và đường Âu Cơ, kết nối với các trục đường quốc lộ 5 kéo dài ( đoạn từ Gia Lâm đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long, quốc lộ 23B, quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài – thành phố Lào Cai, quốc lộ 18 và quốc lộ 3 và đường Võ Văn Kiệt tới các nhà ga T1, T2 sân bay quốc tế Nội Bài ..tạo ra một hệ thống giao thông mới, phía Tây thành phố, góp phần làm  giảm áp lực quá tải trên tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện nay, đồng thời hoàn chỉnh trục kết nối chính Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô theo quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050  đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp và sân bay quốc tế Nội Bài, hình thành một cụm công trình đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp giảm tải cho tuyến Bắc Thăng Long hiện nay. Đường Võ Nguyên Giáp vừa góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông Hà Nội, lại vừa tạo nên một hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Tuyến đường còn là trục hướng tâm nối thành phố tới vùng lõi đô thị Hà Nội, trong tương lai sẽ là trục đường bộ chính yếu liên kết 3 cụm đô thị lớn trong khu vực. lớn là Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên; Đông Anh; Mê Linh - Đông Anh ở khu vực mở rộng phía bắc sông Hồng.
Trong quy hoạch chung phát triển thủ đô, trong đó có quy hoạch chi tiết trục không gian Nhật Tân - Nội Bài với quần thể Trung tâm tài chính thương mại quốc tế ASEAN và khu đô thị, dịch vụ đa năng. Đến nay,  thành phố đã phê duyệt 17 quy hoạch phân khu và thiết kế một tuyến đường; thông qua 9 đồ án phân khu; hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch 5 đô thị vệ tinh, 3 thị trấn sinh thái, 14 vùng, huyện...
Trong đó trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là tuyến giao thông tạo  động lực, cửa ngõ quốc tế, bộ mặt của thủ đô.

3/- Không gian văn hóa xã hội, trên vùng đất tuyến đường đi qua.
Đường Võ Nguyên Giáp đi qua 17 thôn, làng của 8 xã gồm: Vĩnh Ngọc, Bắc Hồng, Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê ( huyện Đông Anh), Phú Minh, Phù Lỗ, Mai Đình ( huyện Sóc Sơn).
Hai huyện  Đông Anh và Sóc Sơn này vốn vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi nổi tiếng với có Thánh Gióng – Phủ Đổng Thiên Vương, đánh tan giặc Ân đã hóa thân bay lên trời tại núi Nghĩa Lĩnh, Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng. Tại Đông Anh còn là nơi có thành Cổ Loa, với 9 vòng tường thành xoáy chôn ốc, từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc –  Thục Phán: An Dương Vương và của Tiền Ngô Vương: Ngô Quyền.
Các thôn làng, nơi tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi qua, hiện vẫn cò khá nhiều đình chùa đền miếu…Nơi lưu giữ những giá trị di tích lịch sử, những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này, tiêu biểu như:  Đền Đìa ( xã Nam Hồng) , đền Phù Đổng ( xã Nguyên Khê), đền Tam Tổng – hay còn gọi là đền So (xã Phù Lỗ). Tại nơi đây, cùng với nhiều làng xã của các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Xuân Đỉnh… hằng năm cứ đến ngày mồng 7 tháng 4 âm lịch, các địa phương vẫn tổ chức Hội Gióng. hội Gióng chính là dịp nhân dân thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ đến vị Thánh của người Việt. Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) trong tâm thức dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Công chúa Liễu Hạnh và  Thánh Gióng. Hội Gióng là lễ hội « độc nhất vô nhị » ở Việt Nam, bởi vậy hội Gióng nói chung và hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc nói riêng đã được UNESO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Vùng đất Sóc Sơn mà đặc biệt là tại Phù Lỗ, ngày xưa trong nhiều thế kỷ, vốn là vùng đất văn hiến, có nhiều người hiêú học, đỗ đạt trong các khoa thi cả về văn võ, đều đi làm quan ở nhiều nơi và để lại tiếng thơm trong xã hội.

3/ công trình của tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.
Kể từ năm 1992 cho đén nay, khi chính phủ Nhật Bản bắt đầu dành vốn hỗ trợ ODA cho Việt Nam, số vốn này trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải luôn chiếm tỷ lệ khoảng 43%. Nhờ nguồn vốn này cùng với các nguồn vốn ODA của các tổ chức khác đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển hệ thống giao thông Việt Nam. Chỉ tính riêng trên địa bàn thủ đô, các công trình hạ tầng giao thông lớn  và trọng điểm có nguồn vốn ODA là khá nhiều như tuyến quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng, các cầu: Thanh Trì và hệ thệ thống đường dẫn và các nút giao thông, cầu Phù Đổng, hệ thống cầu cạn cao tốc vành đai 3 từ phía nam cầu Thanh Trì qua Pháp Vân đến Mai Dịch.
Trên trục đường Võ Nguyên Giáp, ngoài phần đường cao tốc dài gần 12km, còn có cầu  Nhật Tân, cầu dây văng dài nhất nước ta. Toàn bộ công trình có tổng chiều dài 8,3 km, riêng cầu Nhật Tân bắc sông Hồng dài 3,9 km với 4 làn xe, vận tốc 80km/h, cầu có 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng thuộc nguồn vốn vay của chính phủ Nhật. Tiếp đó là nhà ga T1 hiện đại đều sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản. Nhà ga mới có 4 tầng, được thiết kế theo mô hình dạng cánh với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng. Nhà ga được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến, theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 10 triệu hành khách quốc tế/năm và có khả năng mở rộng lên 15 triệu hành khách quốc tế/năm. Tổng mức đầu tư của dự án nhà ga T2 gần 900 triệu USD, tương đương gần 18.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn lớn là nguồn vốn vay ODA chính phủ Nhật Bản.
Cho đến thời điểm tháng 12 năm 2014 cả 3 công trình năm trên trục tuyến Nhật Tân từ cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp đến nhà ga hành khách T1 sân bay quốc tế Nội Bài đề đã cơ bản hoàn thành , chờ ngày khánh thành vào đầu năm 2015. Các công trình trên, không chỉ là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam, mà còn khẳng đinh rằng, nhiều năm qua,  hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đã và đang cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á mở ra giai đoạn phát triển sâu rộng nhất từ trước đến nay. Bởi qua nhiều năm, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, Nhật Bản cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
Việt Nam, trong đó có ngành GTVT, triển khai hiệu quả viện trợ ODA của Nhật. Chính viện trợ này đã thúc đẩy mối quan hệ tin cậy và hữu nghị giữa hai nước.

Từ năm 2010 đến nay, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, diện mạo giao thông đô thị thủ đô luôn luôn có công trình cầu đường mới ngày càng quy mô và hiện đại, điển hình như: Đường và hệ thống đường cao tốc trên cao đường vành đai 3, đường Lê Văn Lương, hệ thống đường dẫn và nút giao thông cầu Thanh Trì, đường Lạc Long quân mở rộng, đại lộ Thăng Long, đường 32, đường 5 kéo dài.v.v và các cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh, Đông Trù… bây giờ trong những tháng cuối năm 2014 – Năm kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô, thành phố Hà Nội lại có thêm cụm công trình mới: Cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Gíáp, nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài… Những thành tựu này chẳng những thể hiện sự quyết tâm cao của chính Thành phố và các quận huyện và nhất là sự đồng thuận cao của nhân dân, nơi có công trình đi qua, trong việc di rời nhà ở, giao đất canh tác.., mà còn có sự đóng góp công sức, trí tuệ, của các cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành Giao thông vận tải, Xây dựng của Việt Nam, cũng như các kỹ sư tư vấn Nhật Bản, từ khâu tư vấn thiết kế, đến thi công.
Đường Võ Nguyên Giáp, cầu Nhật Tân và nhà ga T2.  Các công trình hiện đại đó, chính là niềm tự háo của Hà Nôi, niềm tự háo của ngành Giao thông vận tải, đón chào năm mới 2015 - Năm kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 70 năm quốc khánh 2/9 và cũng là kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống “ Dũng cảm, thông minh, sáng tạo” của ngành Giao thông vận tải.

Chu Đức Soàn


0 comments:

Post a Comment

Popular Posts