Giao thông Việt Nam – Những giai đoạn không thể nào quên
(Sơ lược lịch sử 70 năm phát triển của ngành GTVT Việt Nam)
Lời mở đầu
Những giai đoạn lịch sử của Giao thông Việt Nam luôn gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Những giai đoạn đó dù ngắn, dù dài nhưng đếu khẳng định trí tuệ và công sức của người dân ở mội thời đại, bởi vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Giao thông vận tải là giao thông vận tải của nhân dân’ Trong tất cả các giai đoạn, sức mạnh của nhân dân đã làm nên nhưng con đường, những nhịp cầu đưa dân tộc Việt Nam luôn đánh thắng quân xâm lược trong thời chiến và, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong thời bình. Giao thông là công cụ đắc lực, luôn đi trước để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để lược sử được những chặng đường, những giai đoạn xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông và vận tải Việt Nam từ trước đến nay, tôi phải ra công sưu tầm những tài liệu nằm rải rác ở trên mang xã hội, nhưng nòng cốt vẫn là quyển sách: Lịch sử GTVT, do nhà Xuất bản Giao thông phát hành nhân kỷ niệm 60 năm ngành GTVT.
1) Giao thông Việt Nam trước thể kỷ 19.
( Thủy quân thời nhà Nguyễn)
A. Giao thông đường sông, đường biển là chủ yếu.
Lịch sử đã ghi lại không ít nỗ lực của các triều đại mở mang và sử dụng các tuyến vận tải đường sông.
Khởi nguồn từ thời tiền Lê, được đích thân Vua Lê Hoàn quan tâm đốc thúc, việc đào Kênh nhà Lê, từ Hoa Lư (Ninh Bình) vào tận tới Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) với tham vọng nối các con sông nội địa lại với nhau, mở ra tuyến vận tải thủy cho mục đích giao thương và quân sự. Theo dọc dài thời gian, suốt các triều đại lịch sử sau đó, từ Lý, Trần, hậu Lê tới thời nhà Nguyễn, Kênh nhà Lê đều được chăm chút mở mang và là chứng nhân của các sự kiện ăn sâu vào hồn dân tộc.
Thời Lý - Trần đã sử dụng hệ thống sông mà trung tâm Lục Đầu Giang để giao thương và trấn giữ miền biển Đông Bắc đất nước.
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phải chăm lo thiết lập các tuyến đường vận tải chuẩn bị đường đi lối lại để tiến công lẫn nhau. Bởi vậy, có tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình, Quảng Trị vào ra buôn bán với nhân dân khẩn hoang các miền châu thổ sông Cửu Long. Tàu thuyền các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... ra vào buôn bán tấp nập với cả 2 xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong Ở Đàng Ngoài, trên sông Cái (sông Hồng) thuyền bè giao lưu tấp nập. Công nghiệp đóng thuyền chiến, thuyền vận tải được mở mang trong thời kỳ này. Chúa Nguyễn lập xưởng đóng được thuyền loại 300 - 400 tấn.
Năm 1785 nhà Tây Sơn, cho đào kênh Chừng Giang để làm đường chuyển quân theo đường thuỷ; Nhà Nguyễn đào kênh Vĩnh Tế năm 1820.v.v…
Vào thời nhà Nguyễn, với địa thế tự nhiên, Việt Nam có vào khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ, dày đặc chằng chịt. Tất các các con sông lớn đều được chảy từ miền núi phía Tây, xuống phía Đông ra biển. Trong đó, những dòng sông lớn nhất ở miền Bắc là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ở miền Trung lớn nhất là các sông: Sông Mã. Sông Lam, sông Gianh, sông Hương…Ở miền Nam lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long, với các sông: Sông Tiến, sông Hậu, sông Đồng Nai… Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở vùng đồng bằng Nam bộ, còn chằng chịt và dày đặc hơn, vì vậy giao thông đường thuỷ đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân.
Do có nhiều con sông lớn đổ ra biển, Viêt Nam có tới có 112 cửa sông ra biển. Với chiều dài bở biển khoảng trên 3200km, bình quân cứ khoảng gần 30km, nước ta lại có một cửa biển, nối các miền với nhau, nên đến đầu thế kỷ 19 giao thông Việt Nam lúc đó chủ yếu là đường sông. Đối với đường bờ biển dài hàng nghìn cây số và một hệ thống sông ngòi dày đặc, chằng chịt…nên giao thông đường thuỷ đóng vai trò chính trong giao thông vận tải nước ta các triều đại thời phong kiến, đặc biệt là triều nhà Nguyễn..
Ở đồng bằng Bắc Bộ có các tuyến vận tải đường sông chính là từ Hà Nội đi ngược sông Hồng, qua sông Đà lên Tây Bắc, ngược dòng sông Thao qua sông Lô, sông Chảy để lên Tuyên Quang, Hà Giang và ngược lại, hay xuôi dòng sông Hồng đến lỵ sở Trấn Sơn Nam (phố Hiến, Hưng Yên), Thành Nam ( Nam Định ) và xuôi ra biển đi về miền Trung và miền Nam, hoặc từ kinh thành Thăng Long xuôi theo sông Nhuệ, sông Đáy, sông Hoàng Long ra cửa biển xuôi về Thanh Hoá, Nghệ An..Hoặc theo sông Đuống qua Lục đầu Giang, xuôi theo sông Kinh Thầy và sông Bạch Đằng ra biển Đông tại Quảng Ninh để thông thương với phía Nam Trung Hoa. .
Ở Nam Bộ hệ thống sông ngòi, kênh rạch còn chằng chịt và dày đặc hơn. Do sự hạn chế phát triển của giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể vận chuyển được những hàng hoá cồng kềnh và tải trọng lớn với tốc độ cao hơn đường bộ nhiều. Giao thông đường thuỷ đóng vai trò then chốt trong việc thông thương buôn bán và giao lưu văn hoá giữa miền xuôi và miền ngược, giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
( Tàu thuyền nhà Nguyễn)
Lịch sử chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến nước ta cũng chỉ rõ hầu hết những cuộc tiến binh,xâm lăng nước Đại Việt đều dựa vào đường sông và đường biển và đã có nhiều trận đánh lớn trên sông, khiến chúng thất bại thảm hại, đều diến ra trên những dòng sông
Ngay cả khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội và toàn bộ xứ Bắc kỳ cũng đều dựa vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Năm 1886, phái đoàn Pháp lên Lạng Sơn và Lào Cai để đàm phán với triều đình nhà Thanh về biên giới Việt – Trung, cũng phải đi theo sông Lục Nam và sông Thương đến Lạng Sơn và sông Hồng để đến Lào Cai.
Như vậy ngày xưa, ngoài hệ thống đường bộ còn sơ khai, hiểm trở, các tuyến đường thủy thuận tiện hơn, đã được các triều đại phong kiến nước ta, duy trì và phát triển, để trở thành các tuyến giao thông chính đến các vùng miền.
B. Các tuyến đường bộ chính ở Việt Nam thời xưa.
Cho đến đầu thế kỷ 18, vào thời nhà Nguyễn, ở Việt nam đã hình thành 3 loại đường bộ: Đường nhỏ nối các huyện đến các xã thôn bản, đường lớn hơn nối các huyện các châu, còn đường lớn hơn nữa, được gọi là đường cái quan, nối Kinh đô Huế đến thành Hà Nội ở phía Bắc, phủ Gia Định ở phía Nam và các tỉnh trong cả nước.
Trong các tuyến đường kể trên, tuyến đường dài nhất và quan trọng nhất được gọi là đường Cái quan hoặc đường Thiên lý. Đường được hình thành từ thời nhà Lý.
Ban đầu đường Thiên lý nối Thăng Long với Lạng Sơn, qua thôn Gia Quất, phía Bắc sông Hồng, qua Kinh Bắc ( Bắc Ninh), qua phủ Lạng Thương ( Bắc Giang), đi dọc theo thung lũng sông Thương, qua Lạng Sơn tới Ải Nam Quan - cửa khẩu biên giới Việt-Trung.
Sau đó đường thiên lý được mở rộng và kéo dài xuống phía Nam kinh thành, hay còn gọi là đường hạ đạo, vào thời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ gọi là đường Lai Kinh. Trục đường này có nhiều đoạn hiện nay song trùng với quốc lộ 1A. Từ phía Nam kinh thành Thăng Long qua phủ Lý Nhân ( Hà Nam), rồi xuyên qua núi Tam Điệp vào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Quảng Bình….
(Đường thiên lý qua đèo Hải Vân)
Từ nhà Lý trở về sau, đường Thiên lý, ngày càng thêm dài đi về tới các châu Địa Lý (Quảng Bình), châu Ô, châu Lý ( Quảng Trị Thừa Thiên) và kéo đến các vùng đất phương Nam đến Gia Định.
Ngày xưa trong cuộc Nam tiến mở cõi đia về phương Nam của nước Đại Việt, năm 1471 vua Lê Thánh Tông dừng chân tại Đéo Cả, gianh giới 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngày xưa nơi đây là gianh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, vua Lê đã đặt tên nơi đây làm vùng đệm với tên gọi là Hoa Anh.
Lúc Nam Bộ mới mở mang khai hóa, đường Thiên lý đã hình thành đi từ phía Đông Phan Thiết đến Mỗi Xoài ( Bà Rịa), qua Đồng Môn ( Long Thành Biên Hòa), qua Bình Giang và đến phía bắc Cầu Sơn, bây giờ thuộc quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh.
Tới thời Gia Long, nhà Nguyễn đã cho tu bổ lại con đường này và được gọi là đường cái quan. Khi đó các loại đường đều đắp bằng đất, các trục đường lớn, đường cái quan đều có rãnh thoát nước và được trồng cây. Các trục đường cái quan đường. Khi qua sông thường phải qua đò, có một số trục đường được làm bè tre nứa qua sông, hay còn gọi là cầu phao. Cứ cách vài cây số lại có một trạm dịch, mỗi dịch trạm có phu trạm và ngựa để kịp truyền công văn và khiêng cáng kiệu hay đồ đạc các quan. Cũng từ các dịch trạm này do nhu cầu của người dân nhiều chợ, bến và thị trấn đã mọc ra.
Đặc điểm chung dễ nhận thấy của hệ thống giao thông đường bộ là các con đường này thường chạy dọc theo các con sông hoặc ven biển để thuận lợi cho sự kết hợp giao thông thuỷ - bộ.
Ở miền Bắc khi đó có một số tuyến đường bộ chính như sau:
- Tuyến đường bộ dọc sông Hồng từ Mê Linh ( Hà Nội) nối tới Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc gần song trùng với quốc lộ 70).
- Tuyến đường bộ từ Bắc Ninh qua Lục Đầu Giang, men theo biển ở Quảng Ninh ngày nay. (hiện nay là đường quốc lộ số 18).
- Tuyến đường bộ từ đồng bằng Bắc Bộ tới đồng bằng Bắc Trung Bộ, xuyên qua núi Tam Điệp vào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh (gần như song trùng với quốc lộ 1A ngày nay)
- Mạng lưới đường bộ từ thành Hà Nội còn toả đi đến nhiều vùng miền như: Phong Châu (Sơn Tây), Đăng Châu ( Hưng Hóa – Phú Thọ) theo trục đường 32 hiện nay; Thành Đông và Trấn Sơn Nam ( Hải Dương – theo quốc lộ 5 và Hưng Yên theo quốc lộ 38), Thành Nam hay còn gọi là Trấn Nam Định ( Nam Định, Thái Bình – theo quốc lộ 21) v.v... để thuận tiện cho việc quản lý hành chính.v.v...
Ngoài tuyến đường hạ đạo – Đường thiên lý, nước ta thời đó còn có tuyến đường thượng đạo.
Đường Thượng đạo đi theo trục quốc lộ 6 đến khu vực Gốt qua các vùng Tốt Động Chúc Động (huyện Chương Mỹ), gần như đi theo trục đường 21A hiện nay, đến Nho Quan, rồi qua Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Tân Kỳ, Nam Đàn Linh Cảm, đi theo tuyến đường sắt Vinh - Đồng Hới, rồi đi về phía Nam tại Quảng Bình. Hoặc qua vùng chùa Hương tích, Kim Bảng (Hà Nam), qua Chi Nê, Nho Quan, Rịa ( theo quốc lộ 12B - Ninh Bình), đến vùng Hoa Lư Ninh Bình và theo quốc lộ 45, rồi tiếp tục vượt qua Đồi Ngang, phố Cát ( huyện Thạch Thành) , qua Vĩnh Lộc, qua dãy núi Đồng Cổ thuộc huyện Yên Định ngày nay vào thượng du phía tây Thanh Hóa và cứ thế men theo dãy núi Trường Sơn đi và miền Tây Nghệ An đi dọc miền Trung. Trục đường này có nhiều đoạn trùng với quốc lộ 15 và đường Hồ Chí Minh hiện nay.
Đường Thượng đạo được hình thành từ thời Hai Bà Trưng, khởi binh đánh quân Tô Định. Đó cũng là đường nối các bộ tộc của nước Việt cổ. Do nhu cầu giao lưu và mở đất, ở mỗi thế hệ, đường được lập từng đoạn, được đi lại nhiều mà thành đường. Khi Lê Lợi đánh quân nhà Minh, ông và các tướng sĩ cũng hành quân và vận chuyển quân lương qua đường Thượng đạo. Sau này vào các triều nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều dùng đường này khởi binh đánh quân xâm lược. Sử cũng chép rằng: Năm 982 vua Lê Hoàn, cất binh đi trừng phạt Chiêm Thành bằng đường Thượng đạo..
Đến thời nhà Tây Sơn trục đường này nối đến Bình Định và cũng là một trong nhiều trục đường vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh tan quân Thanh. Đây là tuyến đường giao thông vận tải thường xuyên được sử dụng trong thời Nam Bắc triều, thời nhà Mạc và nhà Hậu Lê vào nửa cuối thế kỷ 16.
Còn tiếp…
2) Giao thông Việt Nam thời Pháp ( 1890 – 1945).
Chu Đức Soàn
( Tổng hợp nâng cao)
…….
0 comments:
Post a Comment