Giao thông Việt Nam – Những năm tháng không thể nào quên.
3) Giao thông Việt Nam 1945 - 1954:
Từ tiêu thổ kháng chiến, đến mở đường chiến dịch Điện Biên
Ngày 28/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do ông Đào Trọng Kim – Một nhân sĩ yêu nước làm Bộ trưởng. Cũng từ đây, hệ thống giao thông đã thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam, phục vụ người dân nước Việt. Với một đất nước vừa thoát ách nô lệ, vốn nghèo nàm và lạc hậu, nên nhiệm vụ của ngành Giao thông công chính lúc này của một đất nước mới giành được Độc Lập rất nặng nề, trong công cuộc kiến thiết đất nước, nhưng trước hết là phải đối phó trược sự xâm lăng mới của quân đội Pháp.
(Những con đường làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ)
A. Ta phá đường để tiêu thổ kháng chiến.
Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột bằng con đường hoà bình. Nhưng thực dân Pháp không từ bỏ ý đồ xâm lược, chúng ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”,
Đêm 19/12/1946, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch nước và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến.Gần một tháng sau, ngày 16/1/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
Thực hiện chủ trương trên, các lực lượng Giao thông vận tải trong tòa quốc dã cùng với nhân dân các địa phương tham gia phá hoại cầu đường, làm tê lệt hệ thống giao thông, chính, trên quy mô toàn quốc, nhằm ngăn chặn bước tiến của quân thù.
( Bộ trưởng đầu tiên là ông Đào Trọng Kim, kế tiếp là ông Trần Đăng Khoa )
Trước năm 1945, hệ thống cầu đường trên các trục đường chính của Việt Nam vốn đã bị xuống cấp nghiêm trọng do thiên tai và do quân đồng minh đánh phá. Chỉ tính riêng đường 1 A có tới hơn 100 đoạn hư hỏng nặng gây ách tắc giao thông nhiều tỉnh. Chính quyền mới đang có chủ trương khôi phục.
Nhưng để ngăn chặn bước tiến của quân đội Pháp đến các địa phương, ta buộc phải tiêu thổ kháng chiến. Vì thế trong 2 năm 1947 và 1948, chúng ta đã buộc phá hủy hầu hết các tuyến đường chính ở nước ta.
Chỉ riêng các tỉnh đồng bằng sông Hồng, dân các tỉnh đã phá hàng chục km đường tại các quốc lộ 1, 2, 3, 5.6,11 và đắp nhiều ụ chướng ngại, ụ chiến đấu, ngăn chặn quân địch. Cầu Việt Trì và Cầu Phủ Lạng Thương bị phá sập, toàn bộ nền và đường sắt tuyến Hà Nội: Mục Nam Quan, Yên Viên - Lào Cai… cũng bị bóc dỡ. các cầu lớn đều bị đánh sập.hỏng 1500km đường sắt, nhiều cầu đi chung, cũng như đi riêng với đường sắt cũng bị phá.
Tại khu vực miền Trung, thực hiện chủ trương “ tiêu thổ kháng chiến” ta đã phá trên 10.700km đường ô tô, 30.000m cầu các loại. trong đó có Cầu Hàm Rồng, (Thanh Hóa). cầu Yên Xuân, cầu Cấm ( Nghệ An)…và gần như toàn bộ tuyến đường sắt Hà Nội –Vinh. Toàn bộ tuyến đường sắt từ Huế đến Quảng Nam cũng bị ta phá, làm tê liệt hoàn toàn.
Tại Nam bộ, nhiều tuyến đường chính như: 1A Sài Gòn – Phan Thiết, Sài Gòn – Buôn Mê
Thuột, Sai Gòn – Cà Mau, Biên Hòa – Long Thành, Xuân Lộc – Bà Rịa…cũng bị phá…
Chỉ trong thời gian ngắn, các hệ thống đường bộ trên khắp các miền bị cắt đứt, đặc biệt là các đường trục chính từ Hà Nội đi các nơi và từ Bắc vào Nam, từ Hà Nội lên các tỉnh Việt Bắc và Tây Bắc
Mạng đường sắt Việt Nam đến năm 45 có 2590km, riêng miền Bắc là 1374km. Sau khi tiêu thổ kháng chiến, ta đã làm tê liệt 1261km, chỉ còn lại tuyến Hà Nội đi Hải Phòng và đi Văn Điển là còn hoạt động. Ở miến Nam cũng chỉ còn khai thác được 935km đường sắt.
Đối với Pháp, để ngăn chặn các cuộc tiến công của ta, chúng cũng thường xuyên ném
bom bắn phá các khu căn cứ kháng chiến, các vùng tự do, làm hư hại các hệ thống đường giao thông của ta.
bom bắn phá các khu căn cứ kháng chiến, các vùng tự do, làm hư hại các hệ thống đường giao thông của ta.
Hơn nữa, tiêu chuẩn kĩ thuật đường bộ, đường sắt thời kì Pháp xây dựng vốn đã thấp, qua thời gian nhiều năm không được cải tạo, sửa chữa đã xuống cấp nay lại bị hư hỏng nặng nề. Nơi ta cần sửa chữa đường cầu để đi lại thì địch o ép, đánh phá, nơi địch cần sửa chữa thì ta ngăn chặn.
Do có thế trận này, nhiều địa phương quân Pháp không kiểm soát được, ta vẫn có nhiều vùng tự do.
B. Xây dựng và khôi phục nhiều tuyến đường phục vụ kháng chiến và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau hơn 1 năm tiêu thổ nhiều tuyến đường, nhằm hạn chế sự di chuyển của quân đội Pháp và vùng tự do của ta, để phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài, công việc sửa sang cầu đường ở khu vực Việt Bắc mà chủ yếu là các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, ôi phTuyên Quang… cũng được triển khai để đảm bảo nhu cầu giao thương và hành quân tiến đánh quân Pháp. Từ đó các tuyến đường bộ, cùng với các cầu trên một số đoạn trọng yếu ở chiến khu Việt Bắc và một phần của Tây Bắc, như đường số 2, 3, 4, 13 (bây giờ là quốc lộ 37), mở những con đường từ biên giới Việt Trung và Quảng Uyên, Phúc Hòa, Đông Khê… cũng như các trục đường chiến lược của An toàn khu đã được khôi phục lại. Trên nhiều đoạn vượt sông đã được ta dựng cầu treo hoặc phà để thuận tiện cho việc đi lại như cầu Giang Tiên, Huy Ngạc, hay các bến phà Chợ Mới, Gia Bảy, Tượng, Âu Lâu, Đoan Hùng, Bình Ca, Chiêm Hóa, Bắc Kạn, Chợ Bờ, Suối Rút…
( Đèo Lũng Lô, ngã ba Cò Nòi, đèo PhaĐin, những địa danh nổi tiếng trong chiến dịch Điện Biên)
Đến cuối năm 1948, để phục vụ cho kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ta lại có chủ trương khôi phục lại mạng giao thông đường bộ. để đảm bảo giao thông vận tải trên các mặt trận và khai thông biên giới Việt – Trung. Chính nhờ có hệ thống đường này, ngành GTVT đã phục vụ cho bộ đội ta đánh thắng quân Pháp nhiệu trận đánh điển hình là các trận: Bông Lau, La Ngà, Đông Khê, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình…Đỉnh cao nhất là chiến dịch Biên Giới 1950.
Từ cuối năm 1949, Chính phủ mới chủ trương mở đường cho xe hơi chạy trong vùng
căn cứ địa Việt Bắc trên các tuyến từ Tuyên Quang đi Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái. Sau Chiến dịch Biên giới 1950, đường bộ từ Việt Bắc được nối thông với Trung Quốc, qua đó đến với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
căn cứ địa Việt Bắc trên các tuyến từ Tuyên Quang đi Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái. Sau Chiến dịch Biên giới 1950, đường bộ từ Việt Bắc được nối thông với Trung Quốc, qua đó đến với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Trong 9 năm kháng chiến, tại vùng tự do các địa phương miền Nam, nam miền Trung và Tây Nguyên, ta cũng huy động được hàng chục vạn dân công, tham gia đảm bảo giao thông trên nhiều tuyến đường bộ để vận chuyẻn quân, lương phục vụ cho bộ đội ta ngăn chặn và tiêu diệt quân đội Pháp, phá đồn bốt, bức rút, bức hàng, đã giải phóng nhiều vùng nông thôn, rừng núi rộng lớn, trở thành một hậu phương vững chắc, tạo nên sự giao thương giữa các miền: Bắc, Trung Nam để quân và dân ta mở các chiến dịch tiêu diệt sinh lực địch.ở các chiến trường miền Đông, miền Tây Nam bô, Tây Nguyên, Bình Trị Thiên và chiến trường Lào, phục vụ cho công cuôc kháng chiến chống thực dân Pháp trên cả nước.
Để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành GTVT tiếp tục mở và khai thông các tuyến đường từ Hòa Bình lên các tỉnh Tây Bắc và vùng trung du Bắc bộ, phục vụ cho chiến dịch Tổng phản công 1950 – 1954. Đến thời điểm này các lực lượng ngành GTVT và thanh niên xung phong đã sửa chữa xong 1046km đường ô tô, 40km đường sắt, 173km đường cho xe thô sơ, trong đó có hàng trăm cầu được khôi phục.
Trong chiến dich Điện Biên Phủ, tại các vùng tự do, trong đó đặc biệt là Liên khu 4, ta tập trung sửa chữa cầu, đường, chủ yếu là tuyến đường 15A bây giờ,từ phía Tây Nghệ An, Thanh Hóa đến Mai Châu, tỉnh Hòa Bình để đáp ứng nhu cầu vận tải, tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên. các lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội công binh cán bộ, công nhân giao thông vận tải các tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái Bắc Cạn, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình… đã tập trung tu sửa và mở mới để đảm bảo vận tải cho chiến dịch Điện Biên với tổng chiều dài 2500km đường. Trong đó ta mở mới các tuyến đường: Yên Bái – Cò Nồi, Đường 1B Đồng Đăng đi Thái Nguyên…
Sửa và khôi phục nhiều tuyến đường: Cao Bằng qua Bắc Cạn đến Thái Nguyên, quốc lộ 48 từ Tuần Giáo đến Điện Biên, đảm bảo giao thông từ Mộc Châu đến Tuần Giáo; Sửa chữa, nâng cấp trên 10 tuyến đường bộ, trong đó đặc biệt là toàn tuyến đường từ Đèo Khế qua Yên Bái, đèo Lũng Lô, Chẹn đường 13 dài 310km đến Cò Nồi nối vào đường 41 ( quốc lộ 6 bây giờ). Đưa xe các đoàn xe kéo pháo lên Điện Biên Phủ. Sửa và khôi phục đoạn từ khu 4, Nghệ An qua phía Tây Thanh Hóa, Hòa Bình và đoạn tuyến từ Nho Quan – Hòa Bình, theo các trục quốc lộ 12, 15 bây giờ, phục vụ cho dân công hỏa tuyến thồ hàng phục vụ chiến dịch Điện Biên. Nâng cấp toàn bộ tuyến đường 41 ( đường 6 hiện nay) từ Hòa Bình đến Tuần Giáo, trở thành trục đường chính đưa vũ khí, quân trang, lương thực phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ.
Trong những năm 1953 - 1954, trước khi hoà bình lập lại, tại khu căn cứ địa và vùng giải phóng, chúng ta đã làm mới được 505 km, cải tạo sửa chữa 1.210 km và 3000 m cầu.
Đường giao thông ở thời kỳ này hầu hết là đường đất, hoặc được rải cấp phối đất, đá. Kỹ thuật thiết kế rất đơn giản, hầu như không có bản vẽ thiết kế, trắc dọc, trắc ngang, chủ yếu là ngắm bằng mắt thường rồi kéo dây cắm mốc. Cầu làm mới chủ yếu là cầu tạm làm bằng gỗ, cầu cũ bằng sắt thì được kê kích lên để sửa chữa lại.
Nhờ có hệ thống giao thông từ chiến khu Việt Bắc, đến các địa phương vùng Tây Bắc, Tây Thanh Hóa và Hòa Bình, với 6 hướng tuyến giao thông hướng về vùng lòng chảo Điện Biên, ngành Giao thông vận tải đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký hiệp định hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Sau ngày hòa bình lập lại, từ cuối năm 1954, Việt Nam phải tiếp quản hệ thống đường bộ trên miền Bắc bị hư hỏng nặng nề, hầu như không có đoạn nào còn nguyên vẹn, kể cả đường trục quốc gia. Toàn ngành đã phải dồn sức người, sức của để khẩn trương khôi phục, sửa chữa và phát triển thì mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá của một đất nước mới giải phóng, làm hậu phương vững chắc để giải phóng miền Nam.
Chu Đức Soàn
(Tổng hợp nâng cao)
0 comments:
Post a Comment