Giao thông Việt Nam - Những giai đoạn không thể nào quên
6. Giao thông Việt Nam 1976 -1985.
6. Giao thông Việt Nam 1976 -1985.
Khôi phục và phát triện toàn diên giao thông vận tải
A. Phân cấp quản lý theo ngành và lãnh thổ
Sau năm 1975, xuất phát từ thực tiễn của một quốc gia mới được thống nhất, chiến tranh và thiên nhiên đã gây ra những hậu quả nghiêm trong cho ngành Giao thông vận tải ở cả 2 miền Nam Bắc. Đến năm 1975, hầu hết các tuyến đường bộ nào ở miền Bắc bị hư hỏng, xuống cấp. Phương tiện vận tải vừa thiếu, vừa cũ và lạc hậu, Vận tải biển mới chỉ có 4 vạn tấn phương tiện, nhưng hâu hết cũng đều cũ, hư hỏng và trọng tải nhỏ. Hệ thống cảng biển còn nhỏ và không đủ độ sâu cho tàu có trọng tải lớn, kỹ thuật bốc dỡ còn thô sơ, nên việc giải phóng kho bãi chậm. Công nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải còn quá nhỏ, lại bị tàn phá nên không đáp ứng được nhu cầu sửa chữa.
Tuy ở miền Nam có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển, nhưng chủ yếu là phát triển ở các đô thị. Các đường trục thì đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. song đường về vùng nông thôn cấp huyện chưa phát triển, đặc biệt là vùng đồng bằng Cửu Long giao thông vận tải ở dạng tự nhiên. Phương tiện vận tải tuy nhiều nhưng đều là của tư nhân, nhiều sân bay nhưng chủ yếu là được dụng cho quân sự, Thế rồi vào những năm 1976 và 1979 nước ta lại phải gồng mình ở biên giới Tây Nam, phá tan sự xâm lược của quân đội Pôn Pốt ( Campuchia) và ở biên giới phía Bắc với quân bành trướng Trung Quốc, hệ thống giao thông vốn đã hư hỏng nay càng hư hỏng nặng và vốn ngân sách dành cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông tại thời điểm này không nhiều..
( Tuyến đường sắt bắc Nam qua đèo Hải Vân)
Trước hết để khắc phục những yếu kém trong quản lý, bộ GTVT đã phân cấp quản lý đường bộ theo vùng, lãnh thổ như sau:
- Cả nước có 6 hệ thống đường bộ. Hệ thống quốc lộ do Bộ GTVT quản lý, đầu tư vốn, chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng.
- Hệ thống đường tỉnh, do tỉnh quản lý và đầu tư, cũng như chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng. Các hệ thống đường huyện, xã hình thức quản lý cũng như vậy.
- Hệ thống đường đô thị, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý.
- Hệ thống đường chuyên dụng cuả ngành nào, ngành đó chịu trách nhiệm quản lý, có sự giúp đỡ của Sỏ, Ty GTVT địa phương.
Về vận tải cũng được phân cấp quản lý như vậy. Lực lượng vận tải TW gồm: Đường biển, đường sắt, đường sông và một số phương tiện đường bộ phụ trách vận chuyển từ các ga, cảng quốc tế. Lực lượng vận tải ô tô và vận tải đường sông của tỉnh nào, do tỉnh đó quản lý. Đối với cấp huyện, xã chủ yếu là phương tiện cơ giới nhỏ và thô sơ, phương thức quản lý cũng tương tự như vây. (Giai đoạn này, bộ GTVT chưa được giao quản lý Hàng không dân dụng).
Ngành xây dựng cơ bản cũng được lãnh đạo bộ GTVT tổ chức lại cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới sau chiến tranh.Theo đó, liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông, được thành lập theo khu vực vùng lãnh thổ, làm nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt và đường thủy và phụ trách các cung, hạt quản lý đường bộ thay cho cục quản lý đường bộ giải thể. Các Liên hiệp gồm có: Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 1 ( Cục công trình 2) và liên hiệp các xí nghiệp công trình 2 ở khu vực miền Bắc, Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 4 ( cục công trình 1) và Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 5, phụ trách khu vực miền Trung, Liên hiệp các xi nghiệp xây dựng giao thông 6 ( cục công trình 4) ở thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 7 – phụ trách khu vực Nam Bộ, Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 8 ( Ban 64 đảm bảo giao thông tại nước bạn Lào trong chiến tranh) và Xí Nghiệp liên hợp xây dựng cầu Thăng Long xây dựng cầu Thăng Long. Bên cạnh các liên hiệp còn có các ban quản lý công trình khu vực. Các viện nghiên cứu thiết kế cũng được tổ chức lại cho phù hợp: Hợp nhất Viện thiết kế giao thông với Viện khảo sát thiết kế giao thông thành Viện thiết kế giao thông vận tải. Viện khảo sát thiết kế tàu thủy với viện sức kéo thành Viện thiết kế cơ khí giao thông, Viện kinh tế quy hoạch với viện kinh tế vận tải thành Viện kinh tế quy hoạch GTVT.Viện kỹ thuật giao thông vẫn giữ nguyên. Với các địa phương các Ty được đổi thành Sở Giao thông vận tải.
Tuy nhiên tình trạng quan liêu bao cấp trong quản lý kinh tế đã ảnh hưởng đến công việc giao thông vận tải. Là một khâu quan trọng của kết cấu hạ tầng, giao thông đáng lẽ phải đi trước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bởi vậy, cùng với việc đi đôi với chấn chỉnh bộ máy quản lý, ngành đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức sản xuất và kinh doanh từ Bộ đến cơ sở, với khẩu hiệu: Năng suất, chất lượng, hiệu quả”.
Cũng trong thời gian này, để đáp ứng nhu cầu ấn phẩm, tài liệu về lĩnh vực giao thông - Vận tải, ngày 7/7/1983 Nhà xuất bản GTVT (NXB GTVT) được thành lập.
Ra đời trong thời kỳ những năm trước đổi mới, NXB GTVT là một trong 7 nhà xuất bản chuyên ngành của cả nước, hoạt động theo cơ chế tự hạch toán.
Từ những xuất bản phẩm đầu tiên cho đến các ấn phẩm sau này, nhà xuất bản GTVT đã thu hút sự chú ý, quan tâm của độc giả trong ngành GTVT và các ngành có liên quan, khẳng định sự có mặt của NXB GTVT trong ngành Xuất bản Việt Nam./
B. Xây dựng hàng loạt công trình đường bộ, phát triển vận tải hàng hóa và hành khách.
Hệ thống đường bộ của cả nước có vảo khoảng 48.000km, trong đó mới chỉ có 3000km là đường bê tông nhựa, 3445km được láng nhựa, còn lại đều là đường cấp phối. Đường quốc lộ khi đó có 42 tuyến với 10.629km và cũng chỉ có 19 tuyến được xây dựng vào cấp kỹ thuật. Do chất lượng đường xấu và thời tiết mưa lũ nhiều đường bị hư hỏng nhiều. Hầu hết các trục đường bê tông nhựa đều ở miền Nam và hầu hết các tuyến đường miền Nam vẫn còn nguyến vẹn đảm bảo khai thác tốt.
Cục quản lý đường bộ, mặc dù gặp nhiêu khó khăn do thiếu vật tư, thiết bị, vẫn động viên cán bộ công nhân cố gắng duy tu, nâng cấp để cải thiện nhiều tuyến đường, cây cầu
Để phát triển kinh tế hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải phải được củng cố để phát triển trên cả nước, mà trọng.tâm là miền Bắc – Nơi mà gần như toàn bộ đường, cầu và bến cảng bị hư hỏng nhiều do chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Thời gian đâu để đảm bảo giao thông vận tải được thông suốt và liên tục phục vu giao thương và sự đi lại của nhân dân giữa 2 miền Nam Bắc, Ngành đã thành lập tuyến vận tải liên hợp đường sắt và ô tô từ Hà Nội, tiếp chuyển tại Vinh vào Sài Gòn.
Cục vận tải ô tô lúc bấy giờ đã tập trung nhiều xe tốt của các xi nghiệp vận tải hành khách số 14 và 8 cùng với ngành đường sắt thực hiện có hiệu quả vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa 2 miền.
(Cây cầu của tình hữu nghị Việt - Nga)
( Cầu Chương Dương, khởi đầu phong trào: Tự lực - tự cường))
Cũng vào thời gian đó ngành đã tập trung vào việc xây dựng các công trình trọng điểm ở miền Bắc mà trọng tâm là khu đầu mối giao thông Hà Nội. như các cầu:, Mai Lĩnh ( Hà Tây), Đuống, Thăng Long, Chương Dương ( Hà Nội), Ghép ( Thanh Hóa), Bến Thủy ( Nghệ An), Ròn, ( Quảng Bình), Phố Lu ( Thái Nguyên), Âu Lâu ( Yên Bái), An Dương ( Hải Phòng)…và mở rộng đường vành đai Hà Nội để chống ách tắc giao thông.
Các tuyến quốc lộ 1A, 2,3,4,6,14,15,24,25,26,27,30,51,60,70,217,379….được nâng cấp và rải nhựa nóng, hàng loạt cầu yêu trên, các quốc lộ nói trên, đặc biệt là quốc lộ 1A cũng đươc tu sửa, nhiều bến phà qua các sông được nâng cấp đàu tư phà tự hành…. Việc giao lưu giữa các địa phương và giữa 2 miền Nam Bắc được cải thiện nhiều. Giao thông nông thôn và đường cấp tỉnh được nhiều địa phương phát triển đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Trong quãng thời gian này Việt Nam, xí nghiệp liên hợp xây dựng cầu Thăng Long, đã có công nghệ sản xuất dầm cầu bê tông, ứng suất trước khẩu độ lớn 33m tiên tiên, phục vụ cho việc xây dựng cầu đường bộ và đường sắt. và công nghệ đúc cầu bê tông cốt thép dự ứng lực theo phương pháp đúc hẫng và lắp hâng.
C. Thông tuyến đường sắt xuyên Việt
Những thành tựu lớn nhất của ngành giao thông vận tải, trong đó có vai trò của Tổng cục đường sắt là chỉ sau 1 năm triên khai, vào cuối tháng 12 năm 1976, nước ta đã khôi phục thành công tuyến đường sắt Bắc Nam, với chiều dài 1730km. Sau hơn 30 năm gián đoạn, tuyến đường sắt từ Thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh đã được nối liền. Đây là công trình giao thông quan trọng vào bậc nhất và lớn nhất lúc bấy giờ. Với 10 vạn lao động được huy động nhân dân các tỉnh, và các ngành như Lâm Nghiệp, Bưu điện, Điện than,Cơ khí luyện kim, Xây dựng, Quân đội…Trong đó các đợn vị trong ngành Giao thông vận tải.là nòng cốt thi công các công trình nền đường săt và các cầu lớn như: Long Đại, Kỳ Lam, Yên Xuân, Thạch Hãn. Trong đó tiêu biểu là Cục công trình 1, tiền thân TCT xây dựng công trình giao thông 4. Những năm sau đó đường sắt Việt Nam đã trải qua một giai đoạn củng cố toàn diện để khắc phục như: Thiếu đầu máy, toa xe, thiếu than, mất an toàn, chậm giờ, đoàn tàu nhà ga nhếc nhác..
Nhằm nâng cao chất lượng chay tàu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã thay đổi mô hình từ vai trò Tổng cục, được chuyển đổi hoạt động là một Liên hiệp các xí nghiệp đường sắt Việt Nam..
D. Đổi mới tổ chức nâng cao năng lực vận tải đường sông
Nhiệm vụ của Cục Vận tải Đường sông thời kỳ này là khôi phục hậu quả chiến tranh trong phạm vi cả nước, tiến hành cải tạo XHCN đối với lực lượng vận tải tư nhân ở miền Nam, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Năm 1978 là năm ‘ hoàng kim” của ngành vận tải đường sông Việt Nam với khối lượng vận tải hàng hóa đã đạt 3,5 triệu tấn, bằng 780 triệu tấn / km. Tăng từ 10 đến 15% so vơi những năm trước đó.
Tuy nhiên thời kỳ này, trong khó khăn chung của đất nước, ngành vận tải đường sông cũng gặp rất nhiều khó khăn về quản lý vĩ mô. Mô hình bao cấp phục vụ thời chiến không còn phù hợp. Tháng 11 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định giải thể Cục Vận tải Đường sông, để thành lập 3 đơn vị vận tải sông gồm: Liên hiệp vận tải sông 1 ở miền Bắc, Liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông 2 ở miền Nam và Liên hiệp các xí nghiệp giao thông thủy, trên cơ sở Liên hiệp các xí nghiệp nạo vét sông, biển và 2 Ty QLĐS miền Bắc, miền Nam.
Cả 3 liên hiệp các xí nghiệp vận tải sông, đã bảo đảm vận chuyển phần lớn nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và đời sống các vùng miền, trong đó có các công trình xây dựng lớn như: Các công trình thủy điện: Thác Bà, Hòa Bình, Trị An, nhiệt Điện Phả Lại, Uông Bí. cầu Thăng Long, các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn , Hà Tiên. v.v…
E. Thế mạnh là vận tải biển
Để đáp ứng với sự phát triển ngày càng rộng lớn của ngành Hàng hải, cuối năm 1978, Tổng cục Đường biển Việt Nam được thành lập, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Giai đoạn này, Tổng cục đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, phát triển thêm hàng vạn tấn phương tiện vận tải, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày càng lớn. trên các đội tàu viễn dương, từ chỗ hoạt động kinh doanh ở khu vực các nước XHCN, các đội tàu đã vươn ra cập bến hầu hết các cảng trên thế giới, phát triển thêm nhiều tuyến vận tải viễn dương mới.
Nhờ khai thác tốt các tuyến vận tải nước ngoài mà ngành Đường biển, đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng triệu đôla Mỹ do không phải thuê thuyền bộ người nước ngoài.
Từ các năm 1982 đến 1985 bình quân các năm, vận tải biển đã vận chuyển được từ 5,5 đến 5,8 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng.
Thắng lợi nổi bật của Tổng cục trong giai đoạn này, là đã đi tiên phong trong việc tìm tòi cách làm ăn mới, từng bước xóa bỏ chế độ kế hoạch hóa, thiết lập cơ chế mới trong quản lý sản xuất và kinh doanh; chuyển đổi từ một đơn vị hành chính kinh tế thành liên hiệp các xí nghiệp kinh doanh hạch toán kinh tế trên phạm vi cả nước, nên chỉ trong 3 năm đã thanh toán được nợ, góp phần tích lũy cho ngành và cho đất nước. Trên cơ sở này, Tổng cục nhanh chóng thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển đội tàu vận tải viễn dương, từng bước thiết lập cơ chế mới trong quản lý sản xuất và kinh doanh. Với mô hình tổ chức Tổng cục, ngành Hàng hải Việt Nam, bắt đầu chuyển sang thời kỳ phát triển mới.
H. Phát triển Hàng không dân dụng.
( Sân bay quốc tế Nội Bài ( Hà Nội ) lớn thứ hai sau Tân Sơn Nhất (tp HCM) )
Từ sau ngày đất nước thống nhất. Ngành hàng không dân dụng đã tập trung cho mục đích chính là xây dựng, phát triển kinh tế; tham gia tích cực vào công cuộc khắc phục hậu qua chiến tranh, xây dựng cơ sở hạ tầng Hàng không dân dụng.
Tháng 2 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Giai đoạn đầu, với những máy bay thu được của địch, cùng đội bay IL-18, AN-2 IAK-40, AN-24, TU134, ngành đã được bổ sung thêm máy bay DC-6, DC-4, DC-3 thu được của địch phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước vừa mới thống nhất, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, duy trì vận tải hành khách, hàng hoá.
Cùng với việc khai thác sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế lớn của Việt Nam ở miền Nam
Ttháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến đầu năm sau, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh. Từ đây sân Nội Bài trở thành sân bay quốc tế lớn thứ 2 của Việt Nam ở miền Bắc.
Như vậy sau 10 năm khôi phục và phát triển, trên lĩnh vực giao thông vận tải, ngành Giao thông vận tải đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ cho tiến trình đổi mới sau này./.
0 comments:
Post a Comment