Cách đây khoảng nửa năm, các nhà khoa học đã đưa ra một lý thuyết mới về công nghệ truyền dữ liệu thông qua các loại sóng anh sáng nhìn thấy để thay thế cho các loại công nghệ truyền dẫn không dây Wi-fi ngày nay. Công nghệ mới này được đặt tên là Li-fi với mục đích tạo ra 1 chuẩn kết nối không dây mới có tốc độ truyền dẫn tuyệt vời hơn.
Các nhà khoa học đã từng chế tạo và thử nghiệm công nghệ truyền dẫn dữ liệu Li-fi mới này trong phòng thí nghiệm và đo đạc được tốc độ truyền dữ liệu cực cao, lên tới 224 Gigabit/s, tức là tương đương khoảng 28 Gigabyte dữ liệu được chuyển từ nơi này sang nơi khác trong thời gian 1 giây.
Mới đây nhất, các nhà khoa học lần đầu tiên đã mang công nghệ Li-fi nói trên ra khỏi phòng thí nghiệm và áp dụng thử nghiệm tại 1 văn phòng ở Tallinn, Estonia và ghi nhận được tốc độ truyền tải dữ liệu thông qua Li-fi rơi vào mức 1 Gigabyte mỗi giây. Tức là gấp 100 lần so với tốc độ trung bình Wi-fi ngày nay.
Công nghệ Li-fi lần đầu tiên được phát minh bởi Harald Haas, đến từ đại học Edinburgh, Scotland vào năm 2011, Ý tưởng đến khi anh này đang trình diễn khả năng tắt bật liên tục của một đèn LED đơn và Harald Haas chợt nhận thấy, cách truyền thông tin này có thể truyền đi xa hơn so với các tháp phát sóng thông thường. Và ý tưởng nảy sinh từ đó.
Li-fi sử dụng công nghệ truyền dẫn bằng ánh sáng nhìn thấy (VLC) để truyền đi những tín hiệu ánh sáng nằm trong dải tần số từ 400 tới 800 TeraHertz, nó hoạt động giống như một phiên bản cải tiến của mã Morse, các mã nhị phân được truyền đi dưới dạng ánh sáng bằng cách gửi 2 trạng thái bật đèn và tắt đèn đến điểm đích, 2 trạng thái bật tắt này sẽ tương đương với 2 số 0 và 1 của hệ nhị phân.
Trạng thái bật tắt của đèn LED được truyền đi với tốc độ cao sẽ tạo ra 1 chuỗi nhị phân mang theo một thông tin nào đó gửi tới người nhận. Đó là cách hoạt động của mạng Li-fi.
0 comments:
Post a Comment