Friday, June 24, 2016



Lời mở đầu
Tại thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 22 có  có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giao thông miền Đông Nam Bộ, phục vụ cho  việc phát triển kinh tế, xã hội nội vùng mà còn mở ra khả năng giao lưu và liên kết giữa các tỉnh miền Đông Nam bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với nước bạn Campuchia, trong đó có thủ đô Phnôm Pênh.
……..

Quốc lộ 22 là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ,dài 59 km. Đây cũng là tuyến đường nằm trong dự án đường xuyên Á, nối Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh.
Quốc lộ 22 bắt đầu tại ngã tư An Sương, quận 12, nơi có cầu vượt An Sương trên quốc lộ 1A giao căt lập thể tại cuối đường Trường Chính với đầu tuyến quốc lộ 22. Cầu do công ty cầu 75 thuộc TCT XDCT giao thông 8 xây dựng sau năm 1999 và hoàn thành vào tháng 7 năm 2002 cùng với tuyến quốc lộ 22 được mở rộng để trở thành đường Xuyên Á, cũng do các đơn vị thuộc TCTXDCTGT8 thi công.
Tuyến quốc lộ 22, hay còn gọi là đường Xuyên Á, đi qua các xã: Tân Thới Nhì, Tân Phú Trung, giao với tỉnh lộ 8 tại Củ Chi
Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ  Đông Nam Bộ. Nơi có sông Sài Gòn chảy qua và có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng.
Vùng đất Củ Chi có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Riêng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98%.
Củ Chi còn nổi tiếng với địa đạo Củ Chi. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân giải phóng  và nhân dân đào trong thời kỳ Chiến tranh chông Mỹ và chính quyền Sài Gòn.  Hệ thống địa đạo dài 200km dưới lòng đất có bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). 

( Trảng Bàng - Nơi có món bánh canh nổi tiếng)

Quốc lộ 22 đi qua xã Tân An Hội, huyện Hóc Mônvà thị trấn Hóc Môn.,
Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi Mười tám thôn vườn trầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Vào thời chúa Nguyễn khi phá vùng đất Tân Bình, phủ Gia Định này vào thời điểm 1698, nơi đây dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh "Hóc Môn" lúc đó chưa có tên gọi,  Sau đó có một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung chạy loạn lạc, đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian gọi vùng này có nhiều hẻm hóc lại có nhiều cây khoai môn vì vậy địa danh "Hóc Môn" có tên gọi từ đây.
đến thị trấn Trảng Bàng huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Trảng Bàng có 2 sông lớn chảy qua: sông Vàm Cỏ Đông và.Sông Sài Gòn chảy rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm.
Trảng Bàng còn là nơi có món ăn nổi tiếng vùng miền Đông Nam bộ với món bánh tráng. Hiện trong thị trấn có nhiều hàng bán nhưng ngon phải là là bánh của xóm Bánh Tráng, ở ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng. Bánh tráng được làm từ bột gạo, nhưng phải là bột gạo tẻ đặc biệt và phải được phơi sương. Để làm ra bánh tráng phơi sương người ta phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ. từ tráng bánh, nướng, phơi sương  rồi bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp.
Trảng Bàng đã trải qua cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ cực kì khốc liệt. Cùng với địa đạo Củ Chi tạo nên vành đai cách mạng. Ngày nay còn đó địa đạo An Thới là chiến tích. Ngoài ra Trảng Bàng còn hai lần phong tặng Anh Hùng. Anh hùng trong chống giặc và Anh hùng trong sản xuất. Ngày nay, Trảng Bàng là huyện có Khu Công nghiệp tập trung lớn nhất tỉnh. Trảng Bàng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nhìn từ trên cao, vùng đất này có hình dáng như con chim phụng đang cất cánh bay cao. Hy vọng Trảng Bàng sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai
Quốc lộ 22 qua xã Gia Bình đến thị trấn Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Thị trấn có vị trí khá đặc biệt, đã hình thành khá lâu đời, nằm ngay bên bờ tả dòng sông Vàm Cỏ Đông. Nơi này được xem là “ngã ba giao lưu quốc tế”, vì ở đây có giao lộ giữa đường Xuyên Á với quốc lộ 22B. Giao lộ này cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách thị xã Tây Ninh 36 km theo quốc lộ 22B. Đặc biệt là thị trấn chỉ cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài trên 10 km, bởi vây khách quốc tế vào nước ta bằng đường Xuyên Á qua cửa khẩu Mộc Bài đến Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi trong nước đều đi ngang qua thị trấn Gò Dầu.
Quốc lộ 22 đi qua cầu Gò Dầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bàitại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh.
So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam, nên có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Campuchia , Việt Nam, và kết thúc ở Quảng Tây -Trung Quốc .
Theo con đường này, cửa khẩu Mộc Bài chỉ cách các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam từ  60 đến 80 km và  cách Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km.  Vào thời Pháp thuộc, quốc lộ 22 có tên là quốc lộ 1 của Đông Dương, bây giờ Campuchia vẫn gọi tuyến đường này là quốc lộ 1.
Hiện nay, công trình giao thông này đã được xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi toàn tuyến đường xuyên Á hoàn thành, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung đã và đang trở thành giao điểm quan trọng của hệ thống trục giao thông quốc tế và quốc gia ở phía Nam Việt Nam..
Hiện nay tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIMP Cửu Long) vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng số vốn gần 30.000 tỷ đồng.
Dự án có điểm đầu tại nút giao Thủ Đức (giao giữa quốc lộ 1 và đường vành đai 3, quận 9, TP HCM). Điểm cuối tại ngã tư giao quốc lộ 22 với đường tỉnh 786 (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 84,5 km; rộng 17 m với vận tốc thiết kế 100 km/h.


Quốc lộ 22B.
Tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, quốc lộ 22B tách ra từ quốc lộ 22 để đi lên cửa khẩu Xa Mát, biên giới Campuchia.Chiều dài toàn tuyến quốc lộ là 70km.
Từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh, trên quốc lộ 22B khoảng 37km qua huyện Hòa Thành. Đây là một huyện trọng điểm của Tây Ninh, có. địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển nhanh, mạnh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác. Rừng ở vùng này có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng.
Huyện có chợ Long Hoa là trung tâm thương mại nằm trên cửa ngỏ giao lưu giữa Tây Ninh  thành phố Hồ Chí Minh.Tại thị trấn này có tòa Thánh Cao Đài, đây là một cụm công trình kiến trúc độc đáo của đạo Cao Đài, với những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, Vào đây ta có dịp để hiểu biết thêm về một tôn giáo thờ vị thần một mắt, được thành lập ở Việt Nam ở năm 1926, có tính dung hợp, hướng thiện và chân thiện mỹ của con người một cách rất sâu sắc của người Tây Ninh. Đi tiếp khoảng 4km là thành phố Tây Ninh.
Vùng đất này từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là"Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.
Bây giờ sau 4 năm đất nước thống nhất, tỉnh Tây Ninh, được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng lân cận.
Tại huyện này có khu du lịch núi Bà Đen, hay còn gọi là núi Điện Bà, thuộc xã Thạnh Tây, huyện Hoà Thành, cách  thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc,
Núi Bà Đen là quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao  nhất Nam Bộ. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Tai đây ta có thể ngắm nhìn phong cảnh của vườn quốc gia Lò Xo – Sa Mát.
Ðường lên đỉnh núi Bà Đen rất quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp.
Quốc lộ 22B đi qua phía Tây Nam thành phố Tây Ninh. Thành phố là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế, một cực tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị miền Đông nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa và điểm du lịch, song nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Tây Ninh vốn là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam trong những năm chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn giành độc lập dân tộc. Tây Ninh còn là nơi có chung với tỉnh Bình Phước, hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng. Hồ rất rộng, ở trên máy bay ta vẫn có thể nhìn thấy.
Ở phía tây thành phố là huyện Châu Thành, trục quốc lộ 22B đi qua phía Đông Bắc huyện không dài, ước chừng mươi, mười lăm km để đến huyện Tân Biên.
Tân Biên là một huyện biên giới, nổi tiếng với  vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát  Khu di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

( Thành phố Tây Ninh )

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30 km về phía bắc tây bắc, theo đường tỉnh 781,
Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò- Xa Mát (Tây Ninh) thú vị bởi nó mang nét đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long - nơi duy nhất của VN có hệ sinh thái này.
Với diện tích hơn 18.803 heta, VQG Lò Gò – Xa Mát được  phân thành 3 phân khu chức năng có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong đó, thảm thực vật rừng dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường ven sông suối và rừng tràm. Ngoài ra, gần biên giới với Campuchia còn có dải đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác.
sự đa dạng và phong phú của VQG Lò Gò – Xa Mát là sự hiện diện của 694 loài thực vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phân bố khắp khu rừng. Trong đó có nhiều loài cây thuốc nam, cây cho gỗ, cây làm cảnh, cây thực phẩm. Đặc biệt hơn, VQG có các quần thể động vật quan trọng với 29 loài thú trong đó nhiều loại quý hiếm như voọc chà vá chân đen, voọc bạc Đông Dương…149 loài chim, 56 loài bò sát, 23 loài ếch nhái, 88 loài cá vá 128 loài côn trùng....
Trong chiến tranh chống Mỹ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng. Bởi vậy, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Ngoài ra, rừng trong vườn quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Nhiều hộ dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thuỷ sản của con sông này.
Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế, trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, là cửa ngỏ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế. Tuyến quốc lộ 22B là tuyến đường huyết mạch quan trọng nối khu vực du lịch Hồ TônLêSáp kéo dài đến đến Phnong Pênh ( Campuchia) đén Băngkok ( Thái Lan) bằng đường bộ hoàn toàn không phải qua phà, Quốc lộ 22B có thể kết nối với các tỉnh phía bắc Campuchia và các nước Lào, Miến Điện, Ấn Độ…. Như vậy cửa khẩu Xa Mát có khả năng thu hút xuất hàng nhập khẩu mạnh mẽ, số lượng hàng hóa xuất nhập (chủ yếu là hàng nông sản) qua lại biên giới giữa Việt Nam – campuchia. Sang bên kia biên giới là  tỉnh Kông-Pông-Chàm của Campuchia.
Như vậy quốc lộ 22B được xem là đường xương sống chạy dọc tỉnh Tây Ninh từ Bắc xuống Nam./.

Chu Đức Soàn
( Tổng hợp và nâng cao)
Next
This is the most recent post.
Previous
Older Post

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts