Lời mở đầu:
Việt Nam có vùng bờ biển trải dài, nên đường ven biển rất có ý nghĩa về kinh tê và xã hội, cũng như đối phó với sự tác động môi trường khi nước biển dâng.
Mở đầu cho trục đường ven biển này là quốc lộ 10 tại Vùng duyên hải bắc bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa . Việc nâng cấp quốc lộ 10 và quốc lộ 18 đoạn từ Uông Bí tới Móng cái Quảng Ninh sẽ mở đầu cho việc hình thành trục đường ven biển xuyên quốc gia trong tương lai.
Là tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ qua 6 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa. Tổng chiều dài 228 km, riêng chiều dài tính từ thị xã Uông Bí, Quảng Ninh tới điểm nút giao với quốc lộ 1A tại thành phố Ninh Bình là 151 km, tại vị trí này, quốc lộ 10 đổi hướng đông nam qua các huyện Yên Khánh, Kim Sơn (Ninh Bình) rồi theo hướng tây nam qua các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa). Điểm cuối của tuyền đường lại gặp quốc lộ 1A tại thị trấn Tào Xuyên (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).
Phía đầu tuyến quốc lộ 10 có 2 nhánh tuyến được gọi là:
1) .Quốc lộ 10A
Từ km0 khu vực ngã ba Bí Chợ, Biểu Nghi thuộc xã Minh Thành, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh, phía Đông thị xã Uông Bí, là điểm giao với quốc lộ 18. Quốc lộ 10 cũ đi qua thị xã Quảng Yên, và tiếp đến là phà Rừng,
( Ngã ba Biểu Nghi - Uông Bí đầu tuyến quốc lộ 10A )
Thị xã Quảng Yên là vùng đất được phân chia ranh giới bởi Sông Chanh, được chia làm hai vùng có diện tích gần tương đương nhau là Hà Nam và Hà Bắc.
Vùng Hà Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi bát úp, với các đồi núi thấp. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng. Đất đai thuận lợi cho việc trồng vây hoa màu và cây công nghiệp như thông, heo tai tượng, xà cừ có giá trị kinh tế cao.
Vùng Hà Nam là vùng có địa hình bằng phẳng. Vốn là vùng đất được bồi lắng ở cửa sông Bạch Đằng. Vào năm 2002 cầu sông Chanh bằng bê tông cốt thép dự ứng lực được xây dựng đã nối liền 2 vùng Bắc và Nam vốn ngày xưa bị chia cắt. Công trình do Công ty cầu 1 Thăng Long thi công.
Hiện nay Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đang triển khai tuyến đường Uông Bí - Cầu Sông Chanh. Việc hoàn thành tuyến đường sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế của thị xã được tốt hơn.
Khu vực trung tâm thị xã là địa bàn thị trấn Quảng Yên trước đây, nằm trên quốc lộ 10 cách thành phố Hạ Long khoảng 35 km về hướng tây và cách di tích lịch sử Bãi cọc Bạch Đằng trên sông Bạch Đằng 3km về hướng nam.
Bãi cọc nằm trong khu đầm nước, giáp đê sông Chanh. Bãi cọc bao gồm hàng trăm cọc bằng những thân cây gỗ lim cắm sâu dưới bùn, dài từ 3 đến 5m và cách nhau khoảng 1m.
Đây là dấu tích còn lưu giứ được trong trận chiến chống quân Nguyên Mông vào năm 1288. gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống.
Đây là dấu tích còn lưu giứ được trong trận chiến chống quân Nguyên Mông vào năm 1288. gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống.
Cách bãi cọc Bạch Đằng không xa là bén phà Rừng bên bờ sông Bạch Đằng Từ ngàn xưa cho đến nay, con sông này tuyến là đường vận tải thủy nội địa thuận lợi nhất để đi vào vùng Hà Nội, nên hàng ngày trên bến sông này có hàng trăm lượt tàu thuyền qua lại. Đoạn sông tại Phà Rừng khá rộng và lưu lượng phương tiện qua sông hiện tại không nhiều vì vậy ngành GTVT chưa có chủ trương xây cầu tại bến sông vốn nổi tiếng với nhiều trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc bằng đường biển. Khu vực này còn được biết đến bởi nhà máy đóng tàu Phà rừng và nhà máy xi măng ChingPhong.
( Cầu Sông Chanh do Công ty Cầu 1 Thăng Long thi công )
Hiện nay quốc lộ 10A đến đây là hết, biên kia sông Bạch Đằng là tỉnh lộ 359.của tỉnh Hải Phòng. Nhưng con đường này trước kia khi chưa mở rộng và nâng cấp quốc lộ 10 và các cầu Kiền, Đá Bạc, thì tuyến đường được đi tiếp đến thị trấn Núi Đèo nhập vào tỉnh lộ 351 và nhập váo quốc lộ 10 mới tại khu vực Trịnh Xá. Hoạc cũng có thể qua bến phà Bính để váo trung tâm thành phố Hải Phòng.
2) Quốc lộ 10 ( đoạn mới được mở rộng nâng cấp ) được khởi đầu từ thành phố Uông Bí, qua các cầu: Đá Bạc, cầu Kiền qua phía tây Bắc thành phố Hải Phòng nhập vào quốc lộ 10.tại nút giao cắt lập thể đường bộ và đường sắt tại khu vực Quán Toan..
Thành phố Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than. Mỏ than Vàng Danh được khai thác từ thời thuộc Pháp..
Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của ngành điện miền Bắc XHCN.
Từ Quốc lộ 18A và đường sắt Yên Viên-Hạ Long chạy ngang qua Uông Bí.và quốc lộ 10 từ Hải Phòng qua Quảng Ninh gặp quốc lộ 18A tại ngã ba Cầu Sến. là giao điểm của tuyến vận tải đường bộ nối các tỉnh và thành phố miền bắc với với Hạ Long. Đặc biệt là trục kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trên tuyến này ngoài cầu bê tông dự ứng lực Đá Bạc bắc qua sông…, còn có cầu Kiền, là cây cầu lớn bắc qua sông Cấm. Câu được thiết kế theo kiểu cầu dây văng thi công theo công nghệ Nhật Bản. Nhịp chính được thi công theo phương pháp lắp hẫng cân bằng.
Cầu có chiều dài 1.186m, rộng 16,7m, 3 nhịp chính có kết cấu dây văng. Cầu dẫn hai bờ gồm 24 nhịp - mỗi nhịp dài 34m, đường dẫn hai đầu cầu dài 434m. Ban quản lý các dự án 18 được Bộ GTVT giao trách nhiệm là chủ đầu tư. Liên danh Cty Xây dựng Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - TCty Xây dựng Thăng Long (Việt Nam) được chính phủ và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản chấp thuận là đơn vị xây dựng công trình. Cầu Kiền được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi phát triển tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tăng cường mạng lưới giao thông cho khu vực châu thổ sông Hồng.công trình được hoàn thành vào cuối quý 2 năm 2003.Qua cầu Kiền quốc lộ 10 đi qua phía Tây thành phố Hải Phòng.
( Công ty cầu 7 và cầu 3 Thăng Long chuẩn bị hợp long cầu Kiền )
Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một Thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam nằm trongVùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Quốc lộ 10 giao cắt với quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng qua hệ thống cầu vượt đường sắt đường bộ tại khu vực Quán Toan
Quốc lộ 10 qua cầu Trạm Bạc rồi đến Khu du lịch sinh thái Núi Voi ven đường quốc lộ.
Núi Voi là một ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, bên bờ sông Lạch Tray. Nơi đây có động Long Tiên. Trong động thờ bà Lê Chân, một nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người đã lập ra làng An Biên, Hải Phòng ngày nay.
Núi Voi có nhiều hang động đẹp và có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi…
Trục đường đi qua các Thị trấn: An Lão, ( huyện An Lão ) Vĩnh Bảo, (huyện Vĩnh Bảo)
Đường 10 cắt qua trục đường 5 mới đang xây dựng và đến cầu Tiên Cựu bắc qua sông Văn Úc. Sông Văn Úc là đoạn cuối của sông Thái Bình.
Tiếp đến là cầu Quý Cao qua sông Luộc và giao với quốc lộ 37 tại thị trấn Vĩnh Bảo, rồi tiếp đến là cầu Nguyễn và thị trấn Đông Hưng
Quốc lộ 10, qua các thị trấn: An Bài, huyện Quỳnh Phụ ,Thị trấn Đông Hưngmen theo hướng Tây Bắc Thành phố Thái Bình ,
Thành phố Thái Bình cũng là 1 trong 6 đô thị của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông của tỉnh; thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố vùng như Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam thuộc đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 10 và các quốc lộ 37, 38 có liên quan.
Ngày xưa vào thời Ngô ( Đông Ngô, thời Bắc thuộc ) vùng đất Thái Bình có tên là Bố Hải Khẩu. Vào thế kỉ 10, vùng đất này vẫn còn hoang vu. Sau đó Bố Hải Khẩu được bồi lấp dần thành xã Kỳ Bố, huyện Vũ Tiên, thuộc trấn Sơn Nam Hạ, cho đến năm 1890 khi thành lập tỉnh Thái Bình tách ra từ Nam Định, nơi đây được chọn làm tỉnh lị của tỉnh, lấy tên là Thái Bình cho đến bây giờ
Thành phố Thái Bình bây giờ là thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ . Cơ cấu kinh tế năm 2010 của thành phố là Nông - lâm nghiệp chỉ chiếm có 1,67%, tỷ lệ còn lại là Công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ.
Các sản phẩm điển hình của Thành phố là: hàng dệt may, cơ khí, hàng thủ công mây - tre - đan, thực phẩm chế biến, đồ gỗ...
Thành phố có 5 khu công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố vào đầu thế kỷ 21 chiếm 38% giá trị toàn tỉnh.
Tiếp đến là Thị trấn Vũ Thư, qua cầu Tân Đệ - Một cầu lớn bắc qua sông Hồng,
Cây cầu dài hơn 1.060 m nối đôi bờ sông Hồng vốn là niềm mơ ước của gần 4 triệu dân hai tỉnh Nam Định,
( Lễ gắn biển công trình cầu Tân Đệ )
Cầu Tân Đệ do Ban Quản lý dự án 18, chủ đầu tư ( Bây giờ gọi là Ban QLDA2,), đơn vị trúng thầu xây dựng là nhà thầu Keangnam, Hàn Quốc với số vốn đâu tư vào những năm 1999 là 249 tỷ đồng, là một trong những cầu bê tông cốt thép lớn và khó xây dựng nhất nước ta hiện nay, vì cầu bắc qua sông khu vực hạ lưu gần biển, có mực nước sâu, lưu tốc lớn, việc xây dựng các móng trụ rất khó khăn. Các công ty cầu 12 và 14 Tổng công ty XDCT GT 1 ( Cienco 1) và công ty cầu 497 Thuộc Tổng công ty XDCT GT ( 4 (Cienco 4) Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Hyder (Anh) và Tổng công ty TVTK GTVT( TEDI) tư vấn thiết kế và giám sát.
Qua cầu Tân Đệ và cách quốc lộ 10 có một cụm di tích lịch sử mà bất cứ ai đi qua đây đều rất muốn ghé thăm. Đó là khu đền Trần.
Đền Trần là một đền thờ tại đường Trần Thừa, nằm trên phường Lộc Vượng thành phố Nam Định. Đây là nơi thờ 14 đời vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Cụm đền Trần bao gồm 3 đến: Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn - cổng chính phía nam và Trần Miếu - Miếu thờ nhà Trần. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu .
Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng đền Trần hay tổ chức lễ hội và phát ấn cầu may.
Lễ hội Đền Trần có sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc.là một trong những lễ hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định khi nhớ về cội nguồn dòng giống của các bậc đế vương và của dân tộc Việt Nam.
. Nghi lễ "Khai ấn" là mở đầu ngày làm việc của một năm mới, đến nay vẫn giữ nguyên với những lễ nghi truyền thống, thu hút hàng vạn người từ khắp mọi miền Tổ quốc về chiêm bái và xin ấn mỗi năm với mong muốn một năm mới thành đạt, phát tài.
Sau khi đi men theo phía tây thành phố Nam Định và qua cầu vượt đường bộ đường sắt trên quốc lộ 21, trước khi đến cầu Nam Định vượt sông Đáy, rẽ trái quốc lộ 10 qua Lộc An đến thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, trên đoạn đường này, quốc lộ 10 đi song hành với đường sắt Bắc- Nam theo hướng Nam Định- Ninh Bình. Tiêp đó qua cầu Ninh Bình nhập vào quốc lộ 1A ở phía tây Bắc, đường đi trùng quốc lộ 1A trong thành phố Ninh Bình.
Trên tuyến quốc lộ 10 có 42 cầu lớn nhỏ, cầu Non Nước là 1 trong 2 cây cầu lớn sau cầu Kiền. Cầu Non Nước ( do Công ty cầu 75 thuộc Cienco8 thi công chính.
Cầu Non Nước được khởi công xây dựng vào năm 2000 và hoàn thành sau hơn 2 năm thì công là cây cầu bê tông cốt thép cầu bắc qua sông Đáy.
Cách câu cầu mới không xa về phía nam là núi Non Nước, một di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của danh sĩ Trương Hán Siêu thời Trần và anh hùng Lương Văn Tụy trong kháng chiến chống Pháp. Từ trên cầu có thể ngắm hòn núi đẹp như một hòn non bộ tự nhiên duyên dáng soi mình xuống ngã ba sông Vân vào sông Đáy.và bên cạnh chân núi là cây cầu đường sắt. Ngày xưa khi chưa xây dựng cầu mới, cầu cũ là cầu đi chung đường bộ đường sắt đi chung là cầu Non Nước và quốc lộ 10 đi theo hướng đó để quặt ra biển. Nhưng tư khi xây cầu mới quốc lộ 10 đi theo hướng cầu và nối với quốc lộ 1A tại phía Bắc thành phố thì cầu cũ được gọi là cầu Ninh Bình.
Quốc lộ 10 được bắt đầu tại cầu Lim và cầu vượt đường sắt Thanh Bình, trong thành phố gọi là đường Nguyễn Công Trứ, từ đó quốc lộ 10 đi theo hướng ra biển. qua Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, qua thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn.
Đoạn cuối quốc lộ 10 đi qua một vùng đất ven biển rộng lớn, là nhờ có công của Nguyễn Công Trứ - Một nhà quân sự tài ba, một nhà kinh tế giỏi và còn là một nhà thơ giàu triết lý và nhân văn của triều Nguyễn - Thời vua Gia Long và Minh Mạng.
Thời đó ông đã có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn, Ninh Bình ngày nay, Tiền Hải, thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay vào những năm cuối thập niên 1820, Những hoạt động của ông trong việc lấn biển để vùng đất này trở thành mảnh đất trù phú với cây lúa và nuôi thủy hải sản. Công đức của ông đã được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay ở 2 huyện kể trên còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông.. Nhiều đình địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.
Có thể nói thế này: Trục đường 10 cùng với các quốc lộ 37, 38, 39, 21 là con đường lúa gạo của các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Qua Thị trấn Nga Sơn (Thanh Hoá), nổi tiếng với nghề trồng và làm chiếu cói, qua các thị trấn Hậu Lộc,
Vùng đất này là nơi cư trú lâu đời của người Việt cổ, trước thời nhà Lý, Hậu Lộc được chọn làm trung tâm hành chính của quận Cửu Chân, tên cũ của tỉnh Thanh Hóa bây giờ.
Trên vùng đất này vẫn còn nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích quốc gia), Chùa Cam Lộ Chùa Vich, Cụm Di tích Nghè Diêm Phố Chùa Ngọc Đới - xã Tuy Lộc. Có thể kể đến các địa danh nổi tiếng như cửa biển Lạch Trường, cụm thắng cảnh Phong Mục hay Hòn Nẹ
Bút Sơn và Thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa. Một vùng đất nổi tiếng với cây dừa mà bất cứ ai đi qua Thanh Hóa cũng muốn mua về để làm quà. Quốc Lộ 10 đi tiếp ra hướng tây nhập vào quốc lộ 1A khu vực Tào Mỹ đầu cầu Tào Xuyên.
Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 10 do ban QLDA 18 nay là ban QLDA2 làm chủ đầu tư. Tổng công ty XDCTGT8 đã thắng thầu 5 hợp đồng: giá trị khoảng 500 tỷ VNĐ
Các gói thầu R1, R2, R4, B4, các gói thầu khác về đường có thêm TCT xây dựng công trình 1 ( Cienco 1) các gói cầu còn lại do TCT xây dựng Thăng long đảm nhiệm, riêng gói thầu xây dựng cầu Quý Cao và cầu vượt đường bộ đường sắt Nam Định doTCT Vinaconex thi công. Toàn bộ dự án đã hoàn tất vào năm 2007.
Nước ta có tới 3.260 km đường bờ biển. Hiện tại, đã hình thành các quốc lộ dọc ven biển và một số tuyến đường địa phương, một số trục đường ven biển nối các khu kinh tế biển đã xây dựng hoặc đã được xác lập trong quy hoạch cho cả 3 khu vực gồm miền Bắc , miền Trung và miền Nam, đã được Chính phủ chuẩn y góp phần phát triển kinh tế biển./.
( Bài tiếp theo: các trục quốc lộ ven biển đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch đường ven biển Việt Nam )
Tổng hợp nâng cao
0 comments:
Post a Comment