Lời mở đầu
Năm nào cũng vậy, những ngày nghỉ Tết, thường là dài nhất trong một năm., Sau việc cũng giỗ tổ tiên và đi chúc tết những người thân trong gia đình bên nội, bên ngoại, nhiều gia đình, thường giành thời gian đi chơi xuân và vãn cảnh đền chùa. Trong tâm niệm người Việt, đâu xuân mới đi lễ đền, lễ chùa thường là để cầu tài, cầu lộc và cầu may, ai cũng ước muốn có một năm mới tốt lành,, gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt. . Đây,là một nét văn hóa tâm linh, vốn có từ bao đời nay, bởi trước chốn linh thiêng con người như tự soi mình, để hướng tới những điều nhân đức, tín nghĩa, làm nhiều việc điêu thiện. Vậy để một cuộc chơi xuân đạt kết quả mong muốn, vừa đi được nhiều đền chùa linh thiêng và lễ hội lớn. Nhân dịp đầu xuân năm mới, xin tư vẫn mọi người nên đi theo các trục đường sau đây:
1/ Theo hướng Bắc , Đông Bắc trên quốc lộ 1 Hà Nội - Bắc Ninh và Quảng Ninh
Từ Thủ đô Hà Nội đến với tỉnh Bắc Ninh có 4 trục quốc lộ, tuỳ theo nơi xuất phát, bạn có thể đi đến đất Kinh Bắc theo trục đường nào cũng được. Đường 1A tại vòng xuyến đầu quốc lộ 5 cầu chui Gia Lâm,, hay là đường mới cao tốc với 6 làn xe được xây dựng từ những năm 2000 tại nút giao thông lập thể giữa quốc lộ 5 với đường dẫn lên cầu Thanh trì. Hoặc từ hướng sân bay Nội Bài, bạn có thể đi theo tuyến đường 18, mới được xây dựng để đến trung tâm thành phố Bắc Ninh... Có một điều kì diệu là dù ta đi bất cứ con đường nào, bạn cũng đều gặp những di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, đặc trưng của vùng Kinh Bắc.
( Lễ hội chùa hương tích Hà Nội )
Có lẽ so với các tỉnh thành phố trên cả nước, thì Bắc Ninh có nhiều lễ hội nhất trong năm, ước tính mối năm tại Bắc Ninh có vào khoảng trên 550 lễ hội. Trong đó có 50 hội chùa, 485 hội đình và khoảng 15 hội đền. Một vùng đất có những khúc dân ca quan họ và những miếng trầu têm cánh phượng làm say đắm lòng người. Trong đó các huyện Từ sơn và Tiên Du có nhiều di tích và lễ hội nhất, trong đó riêng Từ Sơn có tới 6 di tích lịch sử nổi tiếng đó là:cụm di tích đền Đô.
Qua làng Đình Bảng là đền Đô, hay còn gọi là đền Lý Bát Đế, hoặc là chùa Cổ Pháp. Đây là nơì thờ 8 vị vua nhà Lý, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (Thế kỷ XI). Người là vị vua đầu tiên đã dựng nên cơ nghiệp nhà Lý và đã trị vì đất nước qua 8 triều vua với gần 216 năm. Tại đây có ta có thể chiêm ngưỡng các nét chạm khắc tinh xảo trên các tường gạch bao quanh.Tai đây, ta có thể đọc "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý và bài thơ hào hùng nổi tiếng của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Từ đường cao tốc Hà Nội Lạng Sơn, công trình là sản phẩm do bàn tay và khối óc của cán bộ công nhân các TCT: Tư vấn -Thiết kế (Tedi), Xây dựng giao thông 1 (Cienco1), giao thông 8 ( Cienco8) và xây dựng Thăng Long xây dựng nên trong những năm đầu thế kỷ 21. Ta đi theo con đường tỉnh lộ 270 khoảng dăm cây số là đến đầu núi Chè hay còn gọi là núi Lạn Kha, thuộc huyện Tiên Du, đưa ta đén chùa Phật Tích. Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân xã Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Tai đây bạn sẽ cảm nhận được nền Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ như thế nào.
Tại ngôi chùa có trên ngàn năm tuổi, bây giờ vẫn còn nhiều di tích được lưu giữ như: Tượng Phật A di đà bằng đá xanh hàng ngàn năm tuổi, tượng chim đầu người mình chim - Dấu ấn của văn hoá Chăm Pa và đàn thú đá 10 con to lớn như: Ngựa, trâu, tê giác, voi, sư tử… phủ qùy trước cửa chùa. Những di vật còn lại của ngôi chùa cổ xưa cho thấy dáng dấp thâm nghiêm của văn hoá cung đình và sự dung hoà giữa đạo Phật Ấn Độ với tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Sự hoà nhập giữa đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, từng làm nên một tư tưởng đồng nguyên tạo sức mạnh cho tư tưởng Việt Nam của thời Lý – Trần như vân còn vang vọng cho tới hôm nay.
Đi lẽ hội mùa Xuân tại vùng đất Tiên Du này, ta không thể không tới dự hội Lim, tại chùa Lim. Hội thường được khai vào ngày 13 tết âm lịch. Đến với hội Lim, náo nức nhất, hẫp dẫn nhất không thể không thể thiếu được đó là hát các làn điệu Quan họ. Quan họ với hơn 200 làn điệu dân ca được xem là dân ca đặc sắc nhất, trữ tình, mộc mạc đằm thắm làm say đắm lòng người. Mọi người ở đây cho biết rằng: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Hát quan họ, là một lối hát giao duyên của những nam thanh nữ tú, liền anh liền chị. Họ có thể say sưa hát trên đồi, hay trên mạn thuyền bồng bềnh mặt dòng sông thâu đêm suốt sáng.
Đến Bắc Ninh không chỉ có lễ hội có từ lâu, ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, tại vùng đất này ta sẽ được biết đến như một điểm sáng về phát triển khá mạnh về công nghiệp, nhưng trong nông nghiệp, Bắc Ninh vẫn duy trì đất lúa và các cây rau củ quả hợp lý, để trở thành vành đai thực phẩm cho Thủ Đô.
Tại Cầu Đại An, thành phố Bắc Ninh, nếu ta đi theo trục đường 18 mới được xây dựng mở rộng, đi qua khu công nghiệp Quế Võ được xây dựng với quy mô khá lớn, ta sẽ theo trục đường này đến thành phố Uông Bí Quảng Ninh ta sẽ được trèo lên đỉnh núi Yên Tử lễ Phật đầu xuân. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi và những ngày đầu xuân thường có mây bao phủ, Trước đây đi đường bộ để lên đỉnh núi và tới chùa Đồng mất khoảng 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Ngày nay với 2 hệ thống đường cáp treo,,ta sẽ không vất vả như xưa.
Tương truyền rằng, từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và từ đó nơi này trở thành trung tâm của Phật giáo của Việt Nam. Trước khi đến chùa Đồng trên đỉnh núi, ta sẽ được chiêm bái tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao tới 15m và nặng khoảng 140 tấn, tọa lạc trên đỉnh An Kỳ Sinh, nơi có độ cao gần 1000 m so với mặt nước biển. Từ trên đỉnh non xanh trời đât mênh mông, trong khung cảnh tĩnh mịch của chùa triền, dường như có Trời, Phật độ trì, ta bỗng thấy lòng minh thanh thản hơn, thấy người sảng khoái, khỏe mạnh hơn, trên đường về hầu như không thấy mệt nhọc.
2/ Theo hướng Nam và Đông Nam..trên trục đường quốc lộ 1A Hà Nội – Ninh Bình
Từ trung tâm Hà nội ta cũng có thể theo các trục đường quốc lộ 1A, để đễn vùng đất thuần nông, vốn nổi tiễng với những vị thần nông nghiệp, một vùng đất là nơi khởi nghiệp của các vương triều Đinh, Lê, Lý Trần và ngôi chùa Bái Đính được cho là lớn nhất Đông Dương.
Có thể khẳng định rằng, sau nhiều năm nước, đât đổi mới theo mục tiêu: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, hạ tầng giao thông trên toàn quốc nối chung và riêng với các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, được cải thiện đáng kể. Nhờ có các trục đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và nhất là Giẽ - Ninh Bình, rồi các trục tuyến quốc lộ 21, quốc lộ 10 được mở rộng cách đây vài năm đã lạm cho mạng lưới giao thông quốc gia đến với các tỉnh và đường tỉnh nối với các huyện, các xã khá hoàn chỉnh, nhờ vậy việc đi lại giao lưu kinh tễ văn hóa xã hội của người dân là rất thuận tiện.
Nơi ta có thể đến đầu tiên là chùa Long Đọi Sơn, thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Chùa tọa lạc trên núi Đọi, dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, vẫn giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa đã gần 1.000 năm tuổi. Từ dưới chân núi để lên chùa là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng, như nâng bước chân ta đễn cổng chùa. Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Như đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của mọi người dân xa gần, những ngày đầu xuân đến chùa lễ Phật, mong cho quốc thái, dân an, gia đình gặp nhiều điều may mắn. Nơi đây bây giờ vẫn duy trì ngày khai lễ tịch điền, một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, vốn đã được được vua Lê Đại Hành ra đồng cày ruộng cách đây ngìn năm. Từ năm 2009, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã khôi phục lại lễ hội này, từ đó đến nay, cứ vào dịp đâu xuân là chính quyền và nhân dân Duy Tiên đều tổ chức lễ hội tịch điền.
Đén lễ tịch điền ta càng thấu hiệu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nghề nông, đưa ra những chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ta lại càng thấu hiểu công lao động vất vả của người nông dân, mà coi trọng nghề nông hơn, động viên người nông dân làm giàu có trên mảnh đất quê hương mình.
Cách Duy Tiên không xa, trên trục quốc lộ 21, sẽ đưa ta đến một vùng chiêm trũng của huyện Kim Bảng, nơi vốn nổi tiếng với non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình, nơi có khá nhiều chùa thờ các vị thần nông nghiệp tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước ở Việt Nam được khởi dựng từ thời Tam Quốc và ta không thể không đến lễ một trong những ngôi chùa đó để cầu cho mưa nắng thuận hòa mùa màng tươi tốt... Đến với Kim Bảng, bên bờ sông Đáy có 2 trục đường, đường 21A đi từ thành phố Phủ Lý và 21B đi từ cầu Ba Đa, ta có thể đến với chùa Bến, tại thị trấn Quế, chùa Do Lễ xã Liên Sơn, chùa Thôn Bốn, xã Phù Vân, Chùa Tiên, xã Thanh Lưu, thờ Pháp Vân ( nữ thần Mây). Chùa Bà Đanh, xã, Ngọc Sơn, chùa Khánh Hưng – hay còn gọi chùa Đặng, xã Văn Xá, chùa Trinh Sơn, xã Thanh Hải thờ Pháp Vũ ( nữ thần Mưa). Chùa Nứa, xã Bạch Thượng, Duy Tiên thờ Pháp Lôi (nữ thần Sấm). Chùa Bầu, thành phố Phủ Lý thờ Pháp Điện ( nữ thần chớp). Được biết các chùa này vốn rất linh thiêng.
Trên trục đường 21, ta cũng có thể ngược lên chừng mười cây số để trảy hội chùa Hương, một quần thể di tích-danh lam-thắng cảnh bao gồm 18 đền chùa, hang động, mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đến đây ta không chỉ ngắm nước biếc của dòng suối Yến, ngắm mây trời la đà vương trên đỉnh núi và ngồi trên con thuyền chòng chành đưa ta vào chùa chính Thiên Trù, ngôi chùa lớn nhất trong số các chùa ở Hương Sơn. Chùa có trên 100 nóc với những công trình quy mô, tinh xảo đạt giá trị nghệ thuật cao
Từ đây lên đến động Hương tích, còn phải leo trèo bên sườn núi khá xa, nhưng bây giờ đã có cáp treo, nên dường như ta không quá tốn nhiều công sức. Hương Tích là một động đẹp, từng được người xưa mệnh danh là: "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam, là linh hồn Hương Sơn và cũng là đích đến cuối cùng khi vãn cảnh chùa Hương. Trong động rộng lớn, thênh thang, hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau chằn chặn. Nơi chính động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,..Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mồng 6 Tết và kéo dài đến rằm tháng ba âm lịch. Vào mùa trảy hội, lượng khách đến chùa khá đông, khung cảnh ồn ào náo nhiệt, trong tiếng ồn ào của đám đông ta vẫn cảm nhận được sự trầm mặc, u tịch của cảnh chùa triền.
Từ thành phố Phủ Lý, vẫn theo trục quốc lộ 21 sẽ đưa ta đến cụm di tích đền chùa thờ Mẫu và đền thờ đức Thánh Trần. Đường 21 nối Hà Nam và Nam Định bây được mở rộng nên việc đi lại rất tiện lợi và dễ dàng. Qua trạm thu phí Mỹ Lộc cũ, ta đi theo trục đường liên xã, qua chợ Viềng, một chợ nổi tiếng chỉ họp một ngày duy nhất trong năm. Qua tỉnh lộ 486 đến làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, sau bờ tre xanh và gốc đa làng cổ kính, ẩn hiện những mái ngói điện thờ, đâu dó ia dìu dặt bổng trầm điệu chầu văn vốn chỉ có ở đất này, , như dẫn ta vào cõi Thánh. Mùi trầm hương thơm ngát, lan toả dâng lên tận trời xanh lòng thành ngưỡng mộ của mỗi người dân, đén từ nhiều miền đất nước, về tri ân công đức Mẫu nghi thiên hạ. . Đường về phủ Giầy đầu xuân chắc sẽ đông người, nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được một vùng quê, con những cánh đồng sóng lúa rập rờn ôm dải non xanh nước bạc
Phủ Giầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là một trong 4 vị thánh bất tử của nước ta. Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt,. Mẫu là người mẹ, đến đây lễ Mẫu là để cho cái tâm của ta, luôn trong sáng, luôn hướng thiện. Bởi mỗi người mẹ đều dạy con những điều hay, lẽ phải, biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà cha mẹ. Lễ hội chính Phủ Giầy, thường được khai vào ngày 1 tháng 3 âm lịch.
Tai đây ta đi theo trục đường tỉnh 486 đễ đến thành phố Nam Định đi lễ tại đền Trần. Với người Hà Nội đi lễ đền Trần vào dịp đầu Xuân mới vừa là để tưởng nhớ đến một vương triều đã làm rạng rỡ non sông nước Việt bởi tinh với thần trường kỳ kháng chiến, đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, và cầu xin cho gia đình luôn hòa thuận, bình an, con cái học hành tấn tới.
Đền nằm ven quốc lộ 10, phường Lộc Vựng, là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước, toàn bộ khu đền rộng đến hàng chục hécta, gồm có ba đền: Thiên Trường hay còn gọi là đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch hay đền Hạ, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và đền Trùng Hoa. Nơi đây vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Nơi đây trong các ngày mở hội còn có diễn võ của ba thế hệ, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ…và một phần không thể thiếu là lễ khai ấn, được diễn ra giữa đêm 14 và ngày rằm tháng Giêng. Lễ khai ấn là một tập tục có từ triều Trần, để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc. .Ấn đền Trần bây giờ, chỉ là chiếc ấn của nhà đền để thực hiện nghi lễ của mình, tuy nhiên chúng ta ai cũng thấu hiểu ý nghĩa nhân văn của ấn đền Trần, mang thông điệp lớn lao, cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà cùng "Tích phúc vô cương"; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, bình an, công việc suôn sẻ.
Rời đền Trần ta vẫn cứ theo trục quốc lộ 10 về hướng Nam để đến Ninh Bình, du xuân, chiêm bái cụm di tích cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. So với ngày xưa, quốc lộ 10 sau khi nâng cấp mở rộng nhỏ hẹp gập gềnh, sau khi được nâng cấp và mở rộng vào những năm đầu thế kỷ, việc đi lại giữa Nam Định và Ninh Bình thuận tiện rât nhiều, Tại Hoa Lư,Nơi tuy chưa vào ngày lễ hội, nhưng hằng năm cứ vào dịp đầu xuân, nhiều người vẫn cứ đến đây hành lễ và đi vãn cảnh đền. Hoa Lư chẳng những núi non hùng vĩ., phong cảnh đẹp của một miền quê trù phú,mà còn bởi vì trên mảnh đất này hơn 1000 năm về trước, đã có tới ba nhân thần làm nên cơ nghiệp vương triều, nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.
Cả 2 đền thờ Vua Đinh - Vua Lê, đền toạ lạc trên khuôn viên khá rộng và cùng được xây theo kiểu "nội công, ngoại quốc", và đều có lối kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 – 19. Ðền vua Ðinh và vua Lê đều nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
Từ cố đô Hoa Lư ta có thể đi bằng xe điện đến chùa Bái Đính. Đến đây ta sẽ choáng ngợp bởi một quần thể kiến trúc đồ sộ nguy nga, khác với lối kiên trúc chùa Việt cổ xưa vốn thấp bé. Đến đây ngoài thành tâm lễ Phât tại tòa nhà cao và đồ sộ nhất của khu chùa, ta còn được chiêm bái bức tượng Phật dát vàng và 500 vị La Hán, được biết đến với nhiều kỷ lục của Châu Á và Việt Nam. Chùa còn có tượng Di lặc bằng đồng, hai quả chuông lớn nhất, khu chùa có giếng lớn và có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…Kề bên chùa là những dãy núi đá vôi Tràng An xanh biếc, soi bóng nước trong veo. Được ngợi ca là “vịnh Hạ Long trên cạn”, Du xuân trong một vùng non nước, mây trời. Là Người vốn mến mộ đạo Phật, ta bỗng cảm thấy niềm tự hào bởi người Việt Nam bây giờ cũng có nhiều điều nổi tiếng
3/ Theo hướng Tây để đến vùng đất tâm linh Ba Vì.
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, ta có thể đi du xuân theo hướng Tây trên quốc lộ 32 hoặc trên Đại lộ Thăng Long để tới một vùng đất tâm linh Ba Vì, để đi lễ đền thượng và đền thờ Bác Hồ trên đỉnh núi.
Để lên được đền Thượng, ta phải đi theo tới ngìn bậc đá treo leo, vất vả là vậy nhưng ai lên tới đền ấy người như khỏe ra, hồ hởi và háo hức. Đều là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, trên đỉnh núi Ba Vì, có từ thời An Dương Vương, trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Ngôi đền nhỏ tựa lưng vào vách núi.. Ngôi đền tuy không rộng, nhưng huyền bí, có độ sâu thẳm về tâm linh. Sau khi lễ đền, ta còn trèo tiếp qua những vách đá nhỏ hẹp cheo leo để lên đỉnh Mẫu. Đây là nơi thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Đến đây mệt nhọc dường như đã tiêu tan, ta bỗng thấy trời xanh qua tán lá cây rừng. Xa xa là màu vàng chanh mượt mà trên cánh đồng, uốn lượn theo dòng sông Đà như một dài lụa trắng uốn quanh chân núi Tản... càng tô đẹp thêm cho cảnh vật quanh khu Đền Thượng - Nơi giữ bao ẩn tích gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh...
Trên đỉnh núi Ba Vì còn một đỉnh nước đối xứng với đỉnh Mẫu, người ta thường gọi là đỉnh Vua, nơi đặt đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh. Muốn lên được đền thờ Bác Hồ ta cũng phải đi lên qua ngàn bậc đá quanh co và dốc đứng. Ngôi đền thiêng thờ Bác, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì. Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngoài ra còn nhiều hạng mục công trình khác tạo nên một không gian hài hòa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.
Từ nơi đỉnh cao này, ta có thể phóng tầm mắt ra xa thưởng ngoạn phong cảnh của thiên nhiên trong bầu không khí cực kỳ thanh khiết của núi rừng: Thật xúc động đứng trên đỉnh núi Vua cao sững sững, dưới mây ngàn lộng gió, chiêm ngưỡng vẻ đẹp và chiêm nghiệm sự tâm linh, được ngắm hình ảnh thật gần gũi, bình dị và thanh cao của Chủ tịch HCM. Lên tới đây, con người ta tĩnh tâm hơn và càng thấm thía hơn về đạo đức, tác phong của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam để học tập theo tấm gương của Người..
Kết thúc cuộc hành trình đầu xuân lên đỉnh Ba Vì, đến thị xã Sơn Tây ta cũng có thể rẽ vào đền Và, đền Mía. Đây cũng là đền thờ có liên quan đến đức thánh Tản Viên, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của người Việt, bao gồm: Thánh Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử..
Hà Nội có bao nhiêu con đường quốc lộ hướng tâm, đi theo con đường nào, cũng dẫn ta tới nơi có đến, có chùa và tại chốn uy nghiêm, tĩnh mịch của đền, chùa, ta suy ngẫm, ta mới thấu hiểu thế nào là Từ- Bi - Hỉ - Sả của Phật pháp, để cho ta bước sang một năm mới có thêm niềm say mê cống hiến, có sự độ lượng, chia sẻ và cảm thông, tránh thói tham lam, đố kỵ, để trên cuộc đời này sẽ cho ta hưởng trọn vị ngọt của tình yêu và hạnh phúc./.
Chu Đức Soàn
0 comments:
Post a Comment