Lời mở đầu
Ngày xưa, trong những năm chống cuộc tập kích bằng đường không của không lực Hoa Kỳ trên bầu trời và vùng biển của miến Bắc Việt Nam, lực lượng Ra đa của binh chủng Ra đa – BTL Phòng không – Không quân đã đóng quân ở nhiều địa phương theo dọc các tuyến quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Quảng Bình, dọc theo quốc lộ 6 từ Hòa Bình đến Điện Biên,, quốc lộ 217 Thanh Hóa, quốc lộ 5 Hà Nội Hải Phòng…Nhờ có những “ mắt thần” này không có tốp máy bay nào của không quân Mỹ, xâm phạm bầu trời miền Bắc, mà không bị phát hiện và từ đó bộ đội Ra đa đã giúp các lực lượng phòng không Việt Nam sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt máy bay địch.
Tôi vốn là một chiến sĩ của bộ đội Ra đa, đã từng làm nhiệm vụ với nhiều đơn vị Ra đa của các trung đoàn 291, 292 và là trợ lý: Bảo tồn - Bảo tàng BTL Ra đa, với vốn hiểu biêt của mình và tổng hợp những bài viết về bộ đội Ra đa, đề cập tới những năm tháng chống Mỹ, nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống bộ đội Ra đa, xin có đôi dòng tóm lược thành tích của bộ đội Ra đa trong những năm đánh không quân Mỹ.
Về đại cương thành tích về bộ đội Ra đa có nhiều, nhưng có lẽ chỉ nên nêu như vậy,có điều gì còn còn thiếu xin được người đọc bổ sung.( Chu đức Soàn).
Về đại cương thành tích về bộ đội Ra đa có nhiều, nhưng có lẽ chỉ nên nêu như vậy,có điều gì còn còn thiếu xin được người đọc bổ sung.( Chu đức Soàn).
---------
( Ra đa P10 )
Vài nét về bộ đội Ra đa những năm đánh không quân Mỹ
- Đơn vị tiền thân là Tiểu đoàn 4 (ra đời ngày 15 tháng 6 naăm 1956) thuộc Đại đoàn Pháo cao xạ 367; Trung đoàn Cần vụ đối không 260 (sau đổi thành Trung đoàn 291), và Trung đoàn Cần vụ đối không 290 thuộc Đại đoàn 367;
- Sau một thời gian chuẩn bị, đúng 00 giờ 00 ngày 1 tháng 3 năm 1959, các trắc thủ thuộc Trung đoàn Ra-đa 260 nhận lệnh mở máy phát sóng.
Khi đó các đài rada thuộc Trung đoàn 260 bố trí ở Điện Biên (Lai Châu), Đồ Sơn (Hải Phòng), Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (nam quân khu IV) chính thức phát song trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc. Do đó ngày 1-3 hằng năm, trở thành ngày truyền thống của bộ đội rađa.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Việt Nam bầu trời Tổ quốc được quản lý bằng sóng ra-đa. Và ngày 1 tháng 3 năm 1959 trở thành ngày truyền thống của bộ đội Ra-đa Phòng không –Không quân Việt Nam.
Ngày 24-3-1967, thành lập các Binh chủng rađa, tên lửa, không quân thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân (Quyết định số 04/ QĐ – QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
- Binh chủng rađa (phiên hiệu Sư đoàn 373) gồm bốn trung đoàn (37 đại đội). Quyền Tư lệnh: Lương Hữu Sắt; quyền Chính ủy: Hoàng Văn Ngữ.
Từ đó cho đến nay, ngày 1/3 hằng năm là ngày truyền thống của bộ đội ra đa.
Chỉ sau 2 ngày phát sóng, đúng 0 giờ 00 ngày 3 tháng 3 năm 1959, Đại đội Ra-đa 4 đã phát hiện chính xác, thông báo kịp thời chiếc máy bay C-47 của không quân địch từ biên giới Việt – Lào xâm phạm vùng trời phía tây tỉnh Thanh Hóa. Toán biệt kích từ chiếc C-47 này nhảy dù xuống đã bị LLVT tỉnh Ninh Bình tóm gọn. Đây là chiến công đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Bộ đội Ra-đa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này.
- Để bảo vệ vùng trời vùng biển của tổ quốc,trong cuộc kháng chiến chống cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc, các đơn vị Ra Đa đã bám chắc trận địa, sãn sang mở máy quan sát bầu trời, kịp thời phát hiện máy bay từ xa, thông báo kịp thời, chuẩn xác về sở chỉ huy BTL Phòng không – Không quân, để các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ sẵn sàng tiêu diệt máy bay địch và sơ tán nhân dân ra khỏi vùng máy bay địch đánh phá.
Trong suốt thời kỳ đó bộ đội ra đa đã lập nhiều chiến công xuất sắc, điển hình là phục vụ các quân binh chủng: Không quân, tên lửa pháo cao xạ và các lực lượng dân quân tự vệ, tổ chức lực lượng đánh bại các cuộc cuộc tập kích bằng máy bay của không quân Mỹ, điện hình là các dấu mốc lớn đã được lịch sử ghi nhận như sau:
(Trạm ra đa C16 đã phát hiện máy bay B52)
- Sau khi thành lập Binh chủng Ra đa với số hiệu 373, ngày 5/8/1964vào lúc 14 giờ 2 phút, các đài rađa thuộc Trung đoàn 290 và 291 phát hiện nhiều tốp máy bay địch bay lên vùng ven biển phía Bắc. Một tốp AĐ5 và F48 bay thẳng tới Lạch Trường, Thanh Hóa. Chúng bay thấp, lợi dụng các vật che khuất để công kích vào một số hạm tàu của Hải quân ta. Nhưng khi vừa bay tới gần Sầm Nưa, chúng đã bị hỏa lực súng máy cao xạ của Đại đội rađa 19 do Khẩu đội trưởng Đinh Trọng Nhưỡng chỉ huy tiêu diệt 1 chiếc, các khẩu đội pháo cao xạ của bộ đội hải quân cùng phối hợp với các cỡ súng trên bờ bắn mãnh liệt, tiêu diệt thêm 1 chiếc. Sau 30 phút chiến đấu, quân và dân Lạch Trường đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ, (1 cánh quạt, 1 phản lực) , tiêu diệt 2 giặc lái.
- Trong suốt 10 năm từ 1965 đến 1975, bộ đội Ra đa đã, cảnh giới, phát hiện kịp thời, bám sát mục tiêu, thông báo nhanh, các loại máy bay của không quân Mỹ từ xa, trên vùng trời, vùng biển, đất liền, kịp thời phục vụ cho máy bay, tên lửa, pháo cao xạ và lực lượng dân quân tự vệ…sẵn sàng tiêu diệt, đồng thời báo động cho nhân dân các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng…cũng như các cơ sở công nghiệp tập trung tại các địa phương như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định v.v… xuống hầm trú ẩn phòng tránh, hạn chế thương vong
- Năm 1972, bộ đội Ra đa chống nhiễu có hiệu quả và phát hiện kịp thời B52, đã thông tin nhanh và chính xác về BTL Phòng không –Không quân, nhờ đó mà ngay đợt tập kích chiến lược bằng B52 của không quân Mỹ, trong đêm 18-12-1972, bộ đội Ra đa đã phát hiện máy bay B52 từ xa, trước 40 phút. Khẳng định được hướng tập kích của địch vào Hải Phòng và Hà Nội, bảo đảm cho các lực lượng không quâ và tên lửa của ta chủ động bắn rơi B52 tại chỗ, thắng ngay trận đầu.
Vào chiều tối ngày18/12/1972 cả 2 đại đội Ra đa gồm: Đại đội ra đa 16 và đại đội 45 thuộc trung đoàn ra đa 291, đều phát hiện máy bay B52, đi theo hướng Tây Nam từ Lào sang, hướng bay B-52 tiến vào Hà Nội. Bảo đảm cho tên lửa của chúng ta sẵn sang và chủ động tiêu diệt ngay B52 tại chỗ từ tốp đầu, ngày đầu trong chiến dịch Hà Nội Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Trong đêm đầu của chiến dịch, ta đã bắn rơi 5 máy bay của địch, trong đó có máy bay B-52 bị bắn rơi tại chỗ.
- Sau đại thắng mùa xuân 30/4/1975, Binh chúng Ra đa 373, đã có một lực lượng đơn vị ra-đa khá hùng hậu trực thuộc Bộ tư lệnh Phòng không. Với các trung đoàn: 290 (phiên hiệu Sông Lam?) đóng tại khu vực Quảng Bình, 291 (Phiên hiệu:Ba Bể) đóng tại Vinh Nghệ An, 292 (Phiên hiệu: Tô Hiệu) đóng tại Sơn La, 293 (Phiên hiệu: Phù Đổng) đóng tại phía Bắc Hà Nội. Sau khi đất nước thống nhất, mới có thêm các trung đoàn 294, 295..
Các đại đội ra đa tiêu biểu của Binh chủng Ra đa, được thành lập từ những năm đầu thành lập binh chủng, gồm các đại đội: C14,15, 16, 19, 20, 22, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 43,45, 48, 53…
- Hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, bộ đội ra-đa đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, tự lực, tự cường, không ngừng vươn lên làm chủ khoa học-kỹ thuật hiện đại, phát huy hiệu quả mọi loại khí tài đặc chủng, đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể, đã góp phần cùng quân và dân miền Bắc bắn rơi 2.422 máy bay các loại, trong đó có 64 chiếc máy bay B-52, 13 chiếc F111..., trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, bộ đội ra-đa, tháng 10/1976, Binh chủng Ra-đa được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất và được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, nhiều tập thể và cá nhân được tặng thưởng các phần thưởng cao quý, trong đó có nhiều đơn vị ra đa cũng đã được Nhà nước phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, điển hình là trung đoàn ra đa 291 và các đại đội: 16 và 45 ( thuộc trung đoàn 291), 37 ( thuộc trung đoàn 292), 48 ( trung đoàn 294)…
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, công việc canh giữ vùng trời trên đất liền, trên biển và hải đảo là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc về bộ đội ra-đa. Các đơn vị ra đa vẫn thực sự là "tai, mắt" tin cậy trong quản lý, bảo vệ bầu trời Tổ quốc..
Chu Đức Soàn
(Nguyên là sĩ quan bộ đội Ra đa)
Bổ sung:
- Tháng 8-1958, Trung đoàn 4 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không được tổ chức thành Trung đoàn phòng không 260 gồm sáu đại đội ( phiên hiệu từ 1 đến 6) trang bị ra đa P-8 và ba đại đội quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9).
Trung đoàn trưởng: Lương Sưu Sắt.
Chính ủy: Lê Đình Truy. Đây là Trung đoàn tình báo phòng không đầu tiên của quân đội ta.
- Hiện nay phiên hiệu sư đoàn Ra đa 373 không còn. Các trung đoàn Ra đa được điều về biên chế tại nhiều sư đoàn. Ví dụ: trung đoàn ra đa 293 nằm trong sư đoàn 361, hay trung đoàn ra đa 291 nằm trong sư đoàn 365, trung đoàn ra đa 292 thuộc sư đoàn phòng không 377..../
(Nguyên là sĩ quan bộ đội Ra đa)
Bổ sung:
- Tháng 8-1958, Trung đoàn 4 thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không được tổ chức thành Trung đoàn phòng không 260 gồm sáu đại đội ( phiên hiệu từ 1 đến 6) trang bị ra đa P-8 và ba đại đội quan sát mắt (phiên hiệu từ 7 đến 9).
Trung đoàn trưởng: Lương Sưu Sắt.
Chính ủy: Lê Đình Truy. Đây là Trung đoàn tình báo phòng không đầu tiên của quân đội ta.
- Hiện nay phiên hiệu sư đoàn Ra đa 373 không còn. Các trung đoàn Ra đa được điều về biên chế tại nhiều sư đoàn. Ví dụ: trung đoàn ra đa 293 nằm trong sư đoàn 361, hay trung đoàn ra đa 291 nằm trong sư đoàn 365, trung đoàn ra đa 292 thuộc sư đoàn phòng không 377..../
0 comments:
Post a Comment