Sunday, August 14, 2011

Lời mở đầu:
Văn hóa giao thông không chỉ là việc hiểu và thực hiện tốt luật GT ĐB, cách ứng xử văn hóa của người tham gia giao thông như : Không uống bia rượu trước khi điều khiển phương tiện, không phóng nhanh vượt ẩu, không được vứt rác ra đường, không lấn chiếm lòng đường vỉa hè v.v.. mà văn hóa giao thông còn được có ý nghĩa lớn hơn trên nhiều lĩnh vực được gọi là: Không gian văn hóa giao thông, mà trong đó cầu đường là một nét văn hóa. Bài viết sau đây: Văn hóa văn minh qua những cây cầu tuyến đường. sẽ cho ta có cách nhìn rộng hơn về nét văn hóa đó trong giao thông.

( Cầu Nguyệt Tiên chùa Thầy )

Việt nam là một quốc gia lắm núi nhiều sông lại có vùng biển rộng bao quanh, bởi thế người xưa đã có câu: ‘’tam sơn, tứ hải, nhất phần điền’’.Vùng núi rộng lớn nhất là Việt Bắc, Tây Bắc bao quanh gần như 2/3 diện tích miền Bắc, nồi và dãy núi Trường Sơn trải dài từ cuối Thanh Hóa đến hết Phan Thiết tại phía biển và khu vực hồ Trị An. Do có nhiều núi cao, việt Nam có rất nhiều sông, tất cả có 392 con sông. Trong đó có nhiều sông lớn: Miền Bắc có các sông: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, Miền Trung có: Sông Gianh, sông Hương, sông Đà Rằng. Miền Nam có: Sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.
Với một đất nước có nhiều núi sông như vậy để đi lại thuận tiện chắc chắn muốn mở đường qua sông người ta phải bắc cầu. Ở Việt Nam hiện nay có trên 90 đường quốc lộ vởi tổng số 15 ngàn km và trên các tuyến quốc lộ này đã có tới trên 4000 cây cầu, trong đó có khoảng trên 30 cây cầu nổi tiếng và độc đáo..
Trên thế giới, nhiều nước người ta đã nhận định rằng: ‘’Biểu tượng văn hóa của một quốc gia phát triển, văn minh là những con đường rộng an toàn, những cây cầu lớn hiện đại.’’

( Cầu đường là biểu tượng Quốc gia )

Điều đó cho ta thấy một điều là mỗi con đường được mở, mối cây cầu được xây không chỉ là là thành quả của trí tuệ và công sức của cả xã hội mà trong đó những người thợ xây dựng cầu đường. mà qua đó còn là nét văn hóa là biểu tượng của mỗi vùng quê. Để .mối khi ta đi trên trên những nhịp cầu nối dòng sông quê, nơi đó ẩn chứa cả một nền lịch sử văn hoá hào hùng của dân tộc có hàng ngàn năm dựng nước, mà tên đất tên sông đã tạo nên dáng đứng cây cầu. Đó chính là không gian văn hóa mà công trình giao thông là chủ đạo.
Không kể các con đường làng xã và đường tỉnh huyện, nước ta hiện có gần 100 đường quốc lộ đi qua bao nhiêu làng xã phố phường, đi qua bao nhiêu miền quê: Rừng núi, đồng bằng, miền xuôi miền ngược… nơi hình thành các cộng đồng người Việt, nơi đó có biết bao di tích lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống…với biết bao nền văn hóa khác nhau. Con đường và cây cầu xây dựng ở đâu cũng thường gắn kết nền văn hóa đặc trưng của địa phương, đó chính là một phần dường như tất yếu trong phạm trù văn hóa giao thông..
Giao thông là để giao thương: có một lẽ tự nhiên của đời sống không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới cũng vậy, khi không có đường thì mở đường, đường muốn qua sông thì bắc cầu. Khi có đường có cầu thì ắt có phát triển cộng đồng và nhu cầu giao thương, đi lại thăm viếng giao lưu buôn bán . Chính vì vậy trong thuật ngữ chuyên ngành xây dựng có cụm từ: ‘’Muốn phát triển kinh tế xã hội thì giao thông phải đi trước một bước’’. Bắt nguồn từ đó, vào cuối những năm 80 lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông bắt đầu khai thông những bước đi với nhiều tuyến quốc lộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 51…được cải tạo mở rộng, nhiều cầu lớn qua sông đươc xây dựng được cải tạo. Cho đến bây giờ trên 25 năm đất nước đổi mới, trên lĩnh vực giao thông được cả nước ghi nhận là công cuộc đổi mới đạt hiều quả nhất. Thông qua các tuyến đường rộng rái êm thuận và những cây cầu hiện đại, Xã hội cũng nhìn văn hóa đối với ngành và nghề xây dựng giao thông.

( Cầu Bãi Cháy - Nét văn hoá giao thông )

Kể từ khi đường cầu phát triển công việc giao thương kinh tế là buôn bán trao đổi là du lịch và xã hội là đi lại thăm thân và chiêm bái các di tích lịch sử, thưởng ngoạn các danh lam thằng cảnh hùng vĩ của đất nước.ngày càng được phát triển và nhu cầu cũng ngày càng lớn. Bởi vậy nơi nào có đường, có sông là nơi đó có cầu, sông nhỏ bắc cầu nhỏ, sông lớn bắc cầu lớn. Cây cầu chính là văn hóa là biểu tượng của mỗi vùng quê, gắn bó với những vùng quê. Khi ta nhắc đến cầu Tràng Tiền, mọi người ai cũng xá định đó là xứ Huế, nhắc đến cầu Hàm Rồng đó là xứ Thanh, gọi tên cầu Long Biên ,cầu Thê Húc ..đó là Hà Nội, nói đến cầu chùa - chùa cầu là nói đến phố cổ Hội An.v.v… Như vậy mối một cây cầu đều gắn liền vơi lịch sử văn hóa nơi mà nó được xây nên. Ở nước ta có nhiều vùng đất di sản được xây những cây lớn mà trỏ thành nổi tiếng và với dáng vóc riêng có nên trở thành độc đáo. Văn hóa giao thông, hay còn gọi nôm na là văn hóa tri thức xây dựng cầu đường. Xây ở đâu, xây kiểu gì, xây như thế nào, ai thiết kế, ai xây dựng và ai ứng tiến để xây dựng công trình v.v …Đó là cả một văn hóa lớn, kiến thức sâu rộng và thông minh sáng tạo, mà con người phải đạt đến một trình độ văn hóa tri thức nhất định mới có thể làm được những công trình có tính biểu tượng văn hóa.
Ngoài ra việc đặt cho cầu cũng là văn hóa: Văn hóa giao thông văn hóa cộng đồng. Theo các nhà chuyên môn và quản lý, thường thì các cây cầu được đặt tên theo địa danh nơi xây dựng. Mà thường nơi xây dựng lại là những nơi ẩn chứa nhiều di tích lịch sử văn hóa. Ví dụ như cầu Tràng Tiền ở thành phố Huế là nơi gần xưởng đúc tiền, cầu Thăng Long được xây dựng ở làng Chèm vốn nổi tiếng là vùng đất có nhiều người đỗ Tiến sĩ các thời …Hoặc tên cầu được đặt theo một địa danh lịch sử ý nghĩa để đặt tên cầu như các cầu: Chương Dương, Thăng Long. Cách đặt tên cầu, tên phố vừa là độc đáo song ở đó cũng chứa đựng một văn hóa lớn Việt Nam.

( Hầm đường bộ Hải Vân - Không gian văn hoá )

Nước ta có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và đấu tranh giành độc lập cho đất nước, do đó bất cứ một nơi nào trên mành đất thiêng liêng của tổ quốc cũng đều lưu giữ những dấu tích lịch sử và văn hóa độc đáo, trong đó có lịch sử hình thành và phát triển những con đường và những cây cầu. Mỗi con đường mỗi cây cầu đều một thông điệp hùng hồn và trí tuệ nhất cho mọi người, những điều mà con người đặc biệt là những người thợ cầu đường Việt Nam đã làm những điều phi thường, biến những điều không thể, không tưởng nhưng thông qua tài năng thông minh sáng tạo và sự kiên cường dũng cảm của những người thợ xây dựng, thông qua khoa học kỹ thuật đều đã biến những ước mơ của bao người, bao thế hệ trở thành hiện thực. Mỗi cây cầu lớn hiện đại, mỗi tuyến đường rộng, êm thuận an toàn, trong một không gian văn hóa, như là một biểu tượng của một nền văn hóa văn minh của mỗi quốc gia./

Chu Đức Soàn

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts