ABSTRACT
There was a great difference in rice yield and varieties distribution used among SocTrang province, some villages are suitable with a specific rice variety, but unsuitable in other area. The reason could be the differences of soil, saline and water regime, and social conditions. The question is how to locate the suitable area for developing or distributing of a variety in an area which highly suitable, and also extrapolate a suitable technology to the other area based on physical, social, and environmental conditions.
GIS (Geographic Information System) has been known to develop a powerful set of tools for collecting, storing, retrieving at will, transforming, and displaying spatial data from the real world for a particular set of purposes. It has been known as a powerful tool to understand spatial data analysis and thus this tool is recently applied to agricultural sector as well. GIS may play an important role to solve a spatial difference based on different sites and factors. Thus, this tool has been applied to evaluate and locate the suitable area for developing the promissing rice variety within SocTrang province based on soil, water regime, environment and social conditions. It may determine difference among province and clarify a constraint and limitation for high rice yield production of a variety which would be introduced to a strategy for high yield production in the rice plant. Two methods of suitability evaluation have been developed and recommended and both gave good results on locating the suitable and unsuitable of rice variety in the province, in which method of weighting grade is mostly fixed with field situations.
Key word: GIS, rice, yield, spatial analysis
TÓM TẮT
Việc đánh giá khả năng và phạm vi ứng dụng của các giống lúa có triển vọng trong tỉnh là công việc cần thiết và thường xuyên của ngành nông nghiệp, công việc này trước đây và hiện nay được thực hiện hầu như mang tính cảm tính hoặc dựa trên kinh nghiệm để có thể chọn được vùng có khả năng phát triển các giống lúa để góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa có chất lượng cao. Công việc này sẽ gặp những trở ngại khi có những thay đổi về chính sách, điều kiện xã hội đặc biệt là điều kiện tự nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay thì việc chọn lựa các vùng có khả năng canh tác hoặc phát triển các giống lúa phù hợp sẽ gặp khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá phạm vi thích nghi một số nhóm giống lúa có triển vọng dưới tác động của xâm nhập mặn của Sóc Trăng là cần thiết.
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai phương pháp: phương pháp yếu tố giới hạn và phương pháp tham số. Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng, phương pháp tham số thể hiện được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nhưng lại không thể hiện được yếu tố giới hạn của vùng nghiên cứu nhưng phương pháp yếu tố giới hạn lại chỉ ra được những khó khăn hạn chế đó.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra từng nhóm giống lúa chịu mặn khác nhau sẽ thích nghi với từng vùng đất khác nhau của Sóc Trăng và đề xuất giải pháp cho các hạn chế của từng vùng để việc canh tác lúa ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Qua đây cũng cho thấy kỹ thuật GIS là một công cụ vô cùng hiệu quả và hữu ích cho việc phân vùng thích nghi được nhanh chóng hơn.
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người dân. Tuy nhiên ngành nông nghiệp của Tỉnh ngày càng đứng trước nhiều áp lực, như thiên tai, địch hại,… đặc biệt về việc dân số ngày càng tăng càng tạo áp lực đối với nông nghiệp của Tỉnh. Do đó, việc lai tạo ra các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt là yêu cầu cấp thiết và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và lai tạo ra các giống lúa mới đáp ứng được yêu cầu cả nước nói chung và Tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Tuy nhiên, khi đã tạo ra được những giống lúa đạt yêu cầu thì việc lựa chọn và đưa ra canh tác ngoài thực tế là khâu cuối cùng và hết sức quan trọng. Do đó, Gis là một công cụ hiệu quả và đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá và xác định phạm vi thích nghi của các giống lúa đối với điều kiện tự nhiên cũng như xã hội của vùng.
- 2. PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP:
2.1 Phương tiện
Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Sóc Trăng năm 2008.
Đặc tính tự nhiên của các giống lúa triển vọng.
Phần mềm Idrisi, MapInfo, Excel, …
2.2. Phương pháp:
Bước 1: Sử dụng phần mền Irisiw chồng lắp các bản đồ đơn tính về điều kiện tự nhiên hiên có cho ra bản đồ đơn vị đất đai.
Bước 2: Dựa và việc tuyển chọn và thực nghiệm các giống lúa mới tuyển chọn ra các giống lúa triển vọng đối với điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng.
Bước 3: Căn cứ theo khả năng chịu mặn của các giống lúa để phân loại các nhóm giống lúa trong vùng.
Bước 4: Đánh giá thích nghi cho các nhóm giống lúa triển vọng đã được phân loại ở trên theo hai phương pháp: Phương pháp tham số và phương pháp yếu tố giới hạn.
Bước 5: So sánh tổng hợp từ hai phương pháp cho ra kết quả cuối cùng.
- 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN:
3.1. Chọn lựa được một số nhóm giống lúa triển vọng
Dựa vào các khuyến cáo cũng như sản xuất thử trong một vài nơi ở Tỉnh Sóc Trăng chọn lọc ra được 11 giống lúa triển vọng trên với những đặc tính cơ bản được liệt kê tại bảng 3.1. Đây là những giống lúa có khả năng thích nghi tương đối rộng và năng suất cũng khá ổn định. Tuy nhiên những giống lúa này còn khá mới so với người dân Sóc Trăng do đó, cần được khuyến cáo và hướng dẫn trong quá trình canh tác.
3.2 Phân cấp thích nghi các nhóm giống lúa triển vọng của Sóc Trăng
Dựa vào đặc tính và kết quả đánh giá tính chịu mặn của 11 nhóm giống lúa triển vọng do trung tâm nghiên cứu giống cây trồng mà các nhóm giống lúa này được chia thành 3 nhóm:
Nhóm giống lúa chịu mặn kém: OM5976, OM 8923, OM 5472.
Nhóm giống lúa chịu mặn trung bình: OM4900,OMCS 2009, OM 6162, MTL 547.
Nhóm giống lúa chịu mặn cao: OM 5464, OM 4218, OM 6677, MTL 576.
Việc phân cấp thích nghi của các nhóm giống lúa với từng đặc tính của đất đai được thể hiện qua bảng 3.2, bảng 3.3 bảng 3.4:
3.3. Đánh giá phạm vi ứng dụng của các nhóm giống lúa
3.2.1 Phương pháp yếu tố giới hạn
So sánh sự thích nghi của các nhóm giống lúa với các yếu tố được đánh giá. Xác định tổng thích nghi đối với từng đơn vị đất đai (đvđđ) bằng yếu tố có cấp thích nghi thấp nhất.
Qua phương pháp này kết quả cho thấy:
Nhóm giống lúa chịu mặn kém có khả năng chịu mặn không cao và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên khác tỷ lệ đơn vị đất đai có cấp thích nghi S3 là 66,7%, S2 là 33,3 % và không có cấp thích nghi S1.
Nhóm giống lúa chịu mặn trung bình có các tỷ lệ: S3: 48,2%, S2: 51,8%, S1: 0%.
Nhóm giống lúa chịu mặn cao S3: 29,6%, S2: 70,4%, S1: 0%.
Đánh giá bằng phương pháp này không thu được các đơn vị có khả năng thích nghi S1, vì đvđđ được phân cấp theo yếu tố có cấp thích nghi thấp nhất, nên hầu hết các đvđđ bị hạn chế bởi khả năng tưới, nhiễm mặn và loại đất.
3.2.2 Phương pháp tham số
Phương pháp này xác định tổng thích nghi của từng đvđđ bằng cách tính tổng số điểm của các yếu tố đã được gán những giá trị dựa theo mức độ ảnh hưởng.
Đề nghị cho điểm các yếu tố chuẩn đoán được tổng hợp lại qua Bảng 3.5
Căn cứ và bảng cho điểm Huỳnh Ngọc Vân (2005), đề xuất thang điểm đối với các cấp thích nghi như sau
- Vùng thích nghi cao S1 > 27 điểm.
- Vùng thích nghi trung bình S2 = 24-27điểm.
- Vùng kém thích nghi S1 < 24 điểm.
Do phương pháp này có ưu điểm là đánh giá khá chính xác mức độ của từng yếu tố, tuy nhiên để tạo ra thang điểm đòi hỏi cán bộ quy hoạch phải có kinh nghiệm và khả năng chuyên môn cao mới có thể đưa ra được thang điểm chuẩn xác.
Nhìn chung cả hai phương pháp đều có ưu và khuyết điểm riêng. Tuy nhiên kết hợp cả hai phương pháp và đánh giá thì sẽ cho cái nhìn chuẩn xác và toàn diện hơn. Bảng 3.6 và 3.7 thể hiện sự khác biệt về kết quả của hai phương pháp. Qua đó, tiếp tục chồng lắp hai bản đồ hiện trạng xây dựng được ở mỗi phương pháp đối chiếu với các yêu cầu của cây lúa và đặc tính của đất đai cho ra bản đồ hiện trạng và khuyến cáo về phạm vi của các nhóm giống lúa.
Kết quả của việc tổng hợp này rất phù hợp với những nhận định ở trên do làm rỏ phương pháp yếu tố giới hạn do chỉ phản ánh được yếu tố còn hạn chế của vùng nên diện tích thích nghi khi tổng hợp có nhiều khác biệt và phương pháp tham số có ưu thế hơn trong việc phân vùng thích nghi cho các nhóm giống lúa do đó kết quả đạt được chỉ có khác biệt rất nhỏ ở một số huyện của tỉnh Sóc Trăng. Do đó, kết quả nhận được chỉ căn cứ chủ yếu ở phương pháp tham số và có những khác biệt cụ thể như
Ở nhóm giống lúa chịu mặn kém thì phần diện tích thích nghi có thay đổi ở những huyện Mỹ Tú, Thạnh Tri và Ngã Năm. Phần diện tích này giảm ở cấp thích nghi cao và tăng thêm ở cấp kém thích nghi cụ thể ở huyện Mỹ Tú bằng phương pháp tham số thì diện tích thích nghi S1 là 24.256,75 ha, S2 là4.653,5 ha và S3 là 10.560,5 ha nhưng khi tổng hợp kết quả giữa hai phương pháp tham số và yếu tố giới hạn thì chỉ còn 23.660,25 ha cho S1, 4.653,5 ha cho S2 và 111.57 ha cho cấp thích nghi S3. Còn ở huyện Thạnh Trị thì kết quả của phương pháp tham số là S1 là 7.500,25 ha, S2 là 7.570,5 ha và S3 là 4.729,5 ha nhưng khi tổng hợp lại thì những diện tích này có những thay đổi như sau S1 là 7.436,25 ha, S2 vẫn là 7.570,5 ha và thích nghi kém S3 tăng lên là 4.793,5 ha, ở huyện Ngã Năm cũng có những thay đổi tương tự như vậy.
Ở nhóm giống lúa chịu mặn trung bình cũng có thay đổi nhưng ở mức rất nhỏ ở các hai huyện Mỹ Tú và Ngã Năm. Huyện Mỹ Tú sau khi tổng hợp lại thì chỉ có những khác biệt ở cấp thích nghi S2 là 4.776,05 ha giảm so với phương pháp tham số là 0.7 ha, và phần diện tích giảm này cũng chính là phần diện tích tăng lên cho cấp thích nghi kém là 10.423,7 ha còn ở huyện Ngã Năm thì sự khác biệt này chỉ ở mức khoảng 2 ha.
Ở nhóm giống lúa chịu mặn cao thì phần diện tích khi đã tổng hợp không có thay đổi nào so với kết quả của phương pháp tham số.
Qua việc tổng hợp cho thấy cái nhìn toàn diện hơn và cũng như nhận định được những khác biệt từ hai phương pháp. Sự tổng hợp này được thể hiện ở Hình 3.9, Hình 3.10 và Hình 3.11, cho kết quả cụ thể ứng với ba nhóm giống lúa chịu mặn kém chịu mặn trung bình và chịu mặn cao.
- 1. KẾT LUẬN
Dựa vào bản đồ phân vùng thích nghi cho các nhóm giống lúa chịu mặn sau khi chồng lắp kết quả của hai phương pháp đưa ra được khuyến cáo: Các nhóm giống lúa chịu mặn kém có thể được canh tác ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Huyện Kế Sách, Huyện Ngã Năm và phía Tây Bắc của Huyện Mỹ Tú, tuy các giống này khả năng thích nghi không rộng bằng hai nhóm còn lại nhưng phẩm chất hạt gạo tốt hơn. Các giống lúa chịu mặn cao có thể canh tác ở những vùng bị ảnh hưởng, khó khăn như Long Phú, Tây Nam Mỹ Tú và Phía Bắc Huyện Mỹ Xuyên. Nhóm giống lúa chịu mặn trung bình bố trí trồng ở những vùng còn lại.
Tài liỆU tham khẢo
Bộ Môn Khoa học đất và Quản lý đất đai kết hợp với sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu, Ủy ban Nhân dân huyện Giá Rai (2000), tiến hành cuộc điều tra, khảo sát đất, đánh giá khả năng thích nghi đất đai và đưa ra các phương án quy hoạch đất đai cho vùng lúa – tôm huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu.
Huỳnh Ngọc Vân (2005), Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá khả năng ứng dụng của Giống lúa cao cản ở Tỉnh Sóc Trăng bằng hệ thống thông tin địa lý GIS.
Kim Hồng Phượng, 2002, Xây dựng các yêu cầu sử dụng đất đai sử dụng trong ngoại suy mô hình Lúa – Tôm Huyện Mỹ Xuyên Tỉnh Sóc Trăng bằng kỹ thuật GIS.
Nguyễn Trọng Thuật (2008), Đánh giá tài nguyên đất đai và phân vùng thích nghi cho phát triển lúa cao sản Tỉnh Trà Vinh. Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Võ Quang Minh, 2004. Đánh giá khả năng ứng dụng mô hình lúa – Tôm trong huyện Mỹ xuyên,Sóc trăng. Bộ môn Khoa học đất và QLĐĐ-Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
http:www.soctrang.gov.vn/
http://home.vnn.vn/giong_lua_moi_cua_vien_lua_dbscl-33554432-627196841-0
[1] Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên, ĐH Cần Thơ
[2] Trung Tâm Giống Cây Trồng Tỉnh Sóc Trăng.
Nguồn: http://vietan-enviro.com
0 comments:
Post a Comment