Lời mở đầu:
Mặc dù là có tên quốc lộ 12 nhưng hiện có tới 4 tuyến đường: 12 . 12A cũ, 12A mới và 12B. Điều đặc biệt là trong 4 tuyến trên chỉ có 2 tuyến quốc lộ 12A cũ và mới ở miền Trung thuộc 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, là có liên hệ với nhau, còn tuyến quốc lộ 12 và 12B lại cách nhau rất xa.
QL 12 gồm có: Quốc lộ 12, quốc lộ 12A cũ, quốc lộ 12A mới và quốc lộ 12B.
(Quốc lộ 12 đoạn gần thành phố Điện Biên )
1. Quốc lộ 12.
Quốc lộ 12 là tuyến hành lang biên giới Việt - Trung, phía Tây Bắc nước ta, nối 2 tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu và Điện Biên với nhau,dài 200 km, nối huyện Tam Đường ( Lai Châu ) với thành phố Điện Biên. Tuyến đường này được coi là rất nguy hiểm khi lái xe qua đây, bởi mặt đường hẹp lại có nhiều đèo dốc quanh co, về mùa mưa bão hay bị sụt lở gây ách tắc, mùa đông và mùa xuân hay có sương mù hạn chế tầm nhìn quan sát.
Điểm đầu của tuyến quốc lộ 12 này tại Huổi Kê, tại nút giao của các quốc lộ 4D, 32 và 12 tại xã Huổi Kê Huyện Tam Đường. Trục đường đi men theo sông Nậm Na, một chi lưu của sông Đà, đi tiếp là thị xã Lai Châu ,tiếp đến là thị trấn Phong Thổ, trục đường này có một đoạn ngược lên giao với quốc lộ 100 tại Kin Chu Chung. Quốc lộ 100 rất ngắn qua đường biên giới Việt Trung tại Ma Lù Thàng. Bên kia biên giới tiếp giáp với cửa khẩu Kim Thủy Hà, xã Na Phà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc..
Nơi đây trên quốc lộ 12 có khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng có tổng diện tích là 43 ha, cách thị xã Lai Châu 50 km.
Từ Kin Chu Chung đi tiếp qua các địa danh: Nậm Pày, Pà Tày, Pà Bon, Chăn Nưa, thị xã Mường Lay, trung tâm hành chính văn hóa tỉnh Lai Châu.
Mường Lay nằm ở phía bắc tỉnh Điện Biên, được đổi tên từ thị xã Lai Châu (cũ), năm 2005 được đổi tên thị xã Lai Châu cũ thành thị xã Mường Lay và huyện Mường Lay thành huyện Mường Chà.
Thị xã Mường Lai là thị xã có dân số thấp nhất và cũng là thị xã có số phường ít nhất nước. Trước năm 1990, thị xã Lai châu khi đó có số dân lên đến 80.000 người .Khu dân cư tập trung tại khu vực Đồi cao, Bản Xá, khu vực Nậm Cản kéo dài đến Thị Trấn Mường Lay.
Thị xã chính là điểm cuối của quốc lộ 6. Hà Nội – Lai Châu, có Quốc lộ 279 đi qua, nối Thị xã lai Châu với tỉnh Điện Biên. Ngoài ra còn là nơi bắt đầu của con đường đi huyện Mường Tè
Sau khi thủy điện Sơn La được đưa và sử dụng, một đoạn dài Quốc lộ 12 thuộc địa phận Sìn Hồ và Mường Chà cùng cây cầu Hang Tôm đã bị nhấn chìm trong nước. Hiện đoạn tránh ngập dài 35 km cho Quốc lộ 12 và cầu Hang Tôm mới đã được xây dựng vào năm 2009.
Cầu Hang Tôm bắc qua đầu nguồn sông Đà do các công ty cầu 11 Thăng Long và công ty cổ phần cầu 12 ( Cienco1 ) xây dựng và do Ban QLDA1 bộ GTVT làm chủ đầu tư, để thay thế cây cầu cáp treo được xây dựng vào những năm 1960. Toàn cầu dài 362,4m rộng 9m gồm 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đặt trên 4 trụ và 2 mố, trong đó có 2 nhịp dầm thông thuyền giữa sông dài 120m, 2 nhịp biên 73m và 2 nhịp 42m thi công theo công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục khẩu độ lớn. Do tính chất đặc biệt của cây cầu, nên trụ cầu Hang Tôm cũng được xây cao và độ cao chỉ sau cầu PáUôn – trụ cầu cao nhất ViệtNam ở thời điểm hiện tại. Được hoàn thành vào cuối năm 2010, phuc vụ cho việc tích nước sông Đà để nhà máy Thủy điiện sông Đà phát điện.
Cầu Hang Tôm bắc qua đầu nguồn sông Đà do các công ty cầu 11 Thăng Long và công ty cổ phần cầu 12 ( Cienco1 ) xây dựng và do Ban QLDA1 bộ GTVT làm chủ đầu tư, để thay thế cây cầu cáp treo được xây dựng vào những năm 1960. Toàn cầu dài 362,4m rộng 9m gồm 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đặt trên 4 trụ và 2 mố, trong đó có 2 nhịp dầm thông thuyền giữa sông dài 120m, 2 nhịp biên 73m và 2 nhịp 42m thi công theo công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục khẩu độ lớn. Do tính chất đặc biệt của cây cầu, nên trụ cầu Hang Tôm cũng được xây cao và độ cao chỉ sau cầu PáUôn – trụ cầu cao nhất Việt
Từ Mường Lay đi tiếp đến Phiềng Ban, Mường Tùng, Mường Chà, Mường Pồn, Mường Thanh, đường Nguyễn Hữu Thọ, thuộc thành phố Điện Biên giao với đường 279. từ hướng Tuần Giáo qua Tây Trang sang nước bạn Lào.
Điện Biên trở nên nổi tiếng, bới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Đó là một trận chiến giữa quân đội nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, trận chiến đó được coi là "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến.
Điện Biên Phủ ngày xưa vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Xứ Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành của dân tộc Thái ở Đông Nam Á.
Trong lòng chảo Điện Biên với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp lên. Đây là đồng bằng giữa miệng núi lửa đã tắt, là một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam gồm: Nhất Thanh ( Mường Thanh - Điện Biên), nhì Lò ( Mường Lò, huyện Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái) , tam Than ( Mường Than, huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu) và tứ Tấc ( Mường Tấc, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La).
Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và quốc lộ 6.
Trước đây Điên Biên là một huyện của tỉnh Lai Châu, từ năm 2003 thành phố Điện Biên được thành lập và sau đó tỉnh Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh: Điện Biên và Lai Châu.
Bây giờ thành phố Điện Biên vẫn còn những chứng tích lịch sử với sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tương Đơ Cat, cầu Mường Thanh, đồi A1, và khu chi huy chiến dịch Điện Biên của quân đội nhân dân Việt Nam Mường Phăng và hầm chỉ huy của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp…trở thành một nơi du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Khác với quốc lộ 12, quốc lộ 12A là tuyến giao thông đường bộ quốc gia nối các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trên thực tế, quốc lộ này gồm 2 tuyến, mới và cũ, chỉ trùng nhau ở một số đoạn. Quốc lộ 12A sau này có đoạn trùng với đường bộ Xuyên Á.
2. Quốc lộ 12A cũ
Điểm đầu tuyến là ngã ba giao cắt với quốc lộ 1A ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch phía đông Quảng Bình.
Đây là một thị trấn nằm ở phái Bắc sông Gianh cách quốc lộ 1A chừng 10 km. Ba Đồn có từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Nơi đây quân Trịnh có đóng đồn Lưu Đồn, chính là thị trấn Ba Đồn hiện nay. Thị trấn Ba Đồn còn có chợ phiên nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Với nghề làm nón lá. Thường gọi là nón Ba Đồn.
Quốc lộ 12A cũ chạy qua các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, qua các thị trấn Ba Đồn, Đồng Lê, Quy Đạt, dọc theo sông Gianh.
Điểm cuối tuyến là cửa khẩu quốc tế Cha Lo trên biên giới Việt - Lào, thuộc huyện Minh Hóa phía tây Quảng Bình. Toàn tuyến dài khoảng 145,5 km, chạy qua các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa đều trong Quảng Bình.
Cửa khẩu quốc tế Cha Lo trên biên giới Việt Nam - Lào giữa hai tỉnh: Quảng Bình (Việt Nam ) và Khăm Muộn (Lào).
Nơi đây có Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo này rộng 538 km2bao trùm 5 xã Dân Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến,Hóa Phúc và Hồng Hóa
Phía Lào có khu kinh tế cửa khẩu Lằng Khằng (gắn với cửa khẩu Naphao) thuộc tỉnh Khăm Muộn.
Ngày xưa trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam , tuyến đường lên Cha Lo do lực lượng Thanh niên xung phong và bộ đội Trường Sơn khai phá mở đường. Hầu như toàn bộ tuyến đường đều quanh co, đèo cao, suối sâu có nhiều vực thẳm, đây là tuyến vận tải đường bộ và đường ống dẫn xăng dầu quan trọng ở phía Tây Trường Sơn của bộ đội Trường Sơn, cung cấp cho chiến trường miền Nam.
3. Quốc lộ 12A mới
Có điểm đầu tuyến là cảng Vũng Áng (Xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh).
Đây là một cảng biển nằm trong chiến lược phát triển hệ thống cảng biển nước sâu ở Việt Nam thuộc nhóm các cảng biển Bắc Trung Bộ phục vụ cho phát triển kinh tế 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và thu hút hàng quá cảnh Thái Lan, Lào qua đường 7, đường 8. Với điều kiện tự nhiên khá lý tưởng, Vũng Áng là nơi hội đủ các yếu tố của một cảng nước sâu. Những dãy núi đá cao bao bọc 3 phía tạo thành những bức tường chắn gió khá tốt cho cảng. Vì vậy việc kéo dài tuyến quốc lộ12 có tác động lớn đến việc giao lưu kinh tế xã hội trong vùng và với các nước Lào và Thái Lan.
Quốc lộ 12A mới được xây dựng trên cơ sở đường tỉnh lộ 24 chạy qua thị trấn Kỳ Anh,
Một thị trấn ven biển trên quốc lộ 1A phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây vốn là huyện đường cũ của huyện Kỳ Anh. Ngày xưa nơi này là trục đường Thiên Lý đi qua, nơi có địa danh nổi tiếng đó là Đèo Ngang, nơi xuất xứ của bài thơ nổi tiếng Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan:” Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa….” Một nơi có cảnh đẹp với núi ca và biển cả, nên bất cứ ai qua đây trên đường Thiên Lý Bắc – Nam cũng phải “dừng chân đứng lại (để ngắm) trời, ( ngắm núi) non, (và ngắm biển) nước’ mêng mông,
Quốc lộ 12A mới tiếp tục đi qua các xã Kỳ Hợp, Kỳ Lâm,Kỳ Tân, Kỳ Sơn ( huyện Kỳ Anh), tuyến đường tiếp tục qua Đức Hóa, Thạch Hóa, thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình).
Từ thị trấn Đồng Lê đến xã Hồng Hóa của huyện Minh Hóa, 12A cũ và 12A mới trùng nhau. Sau đó 2 tuyến cũ và mới lại tách ra. Quốc lộ 12A mới chạy thẳng từ Hồng Hóa qua phía Nam hồ Kẻ Gỗ tới Hóa Tiến, nhập vào quốc lộ 12 cũ.để đến cửa khẩu Cha Lo và điểm cuối quốc lộ 12A phía Việt Nam là đèo Mụ Dạ.
Một số địa danh lịch sử trên quốc lộ 12A như:
Ngã ba Khe Ve thuộc huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, là nơi quốc lộ 12A có một đoạn đường trùng với đường Hồ Chí Minh, nới được tách ra để từ đây đi lên cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Trong chiến tranh chống Mỹ, ngã ba Khe Ve chính là điểm đầu của tuyến đường ống dẫn xăng dầu, đường dây thông tin của bộ đội Trường Sơn và cùng với tuyến đường 20 Phong Nha Kẻ Bảng, nơi đây cũng là đầu tuyến đường Tây Trường Sơn, vì thế, nó là một trong những trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Tiếp đó trên quốc lộ 12A còn có đèo Mụ Dạ, gần biên giới Việt Nam – Lào, hay Cổng trời quanh co với núi cao vực sâu, hay khe Ca Tang…một thời là tuyến đường chở hàng đánh Mỹ , bây giờ đã trở thành con đường chiến lược từ biển Vũng Áng Hà Tĩnh qua vùng núi cao Quảng Bình tới nước bạn Lào.
4.Quốc lộ 12B.
Quốc lộ 12B là tuyến giao thông đường bộ quốc gia được bắt đầu thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình). Thị xã nằm ở phía Nam thành phố Ninh Bình trên trục Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc-Nam, là nơi tiếp giáp giữa vùng Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Quốc lộ 12B đi Nho Quan và Hòa Bình. Tam Điệp là nới có trục đường Thiên Lý Bắc – Nam đia qua và còn là địa danh lịch sử gắn liền với chiến thắng lịch sử của nghĩa quân nhà Tây Sơn trong sự nghiệp giải phóng Thăng Long. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử văn hóa.như đào Ba Dọi, Kém Đó, Lũy Quèn…
Quốc lộ 12B đi theo hướng tây bắc qua huyện Nho Quan (Ninh Bình), một vùng đất cổ, có rừng Cúc Phương là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học minh chứng cho sự xuất hiện của người Việt cổ tại đây. Vùng đất Phụng Hóa - Nho Quan xưa gắn với các truyền thuyết về thần Cao Sơn, vị thần trấn vùng núi Nam Lĩnh - Thiên Dưỡng được thờ phụng ở vùng đất này như đền Sơn thần, đền Cao Sơn... và nhiều nơi khác rước về thờ phụng trong tín ngưỡng Hoa Lư tứ trấn, sau này dân làng Kim Liên cũng rước thần về thờ ở đình Kim Liên trong Thăng Long tứ trấn.
. . Quốc lộ này gặp đầu quốc lộ 45 tại ngã ba Rịa, Nho Quan và giao với đường Hồ Chí Minh tại huyện Yên Thủy ( Hòa Bình ), tiếp đến là thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn, phố Chùa huyện và nối vào quốc lộ 6 tại thị trấn Mường Khiên, hay còn gọi là ngã ba Mạn Đức thuộc huyện Tân Lạc ( Hòa Bình ) Tổng chiều dài toàn tuyến 95 km. Đây là tuyến đường chính nối các tỉnh miền Tây Bắc với các vùng duyên hải Bắc Bộ để thông ra biển theo hành trình ngắn nhất.
Tổng chiều dài toàn tuyến 95 km. Đây là tuyến đường chính nối các tỉnh miền Tây bắc gồm Sơn La Lai châu và Điện Biên.
Để nâng cấp tuyến đường trên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của các huyện miền núi Hòa Bình và Ninh Bình, phát huy hiệu quả khai thác đường Hồ Chí Minh, dự án xây dựng Quốc lộ 12B đoạn Tam Điệp-Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) đã được triển khai với tổng chiều dài 27,5 km theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/giờ, nền đường rộng 12 mét, mặt đường 11 mét.
Đoạn qua khu dân cư, thị tứ, thị trấn, nền đường 18 mét, mặt đường 14 mét. Tại khu dân cư, đoạn giao với Quốc lộ 38B có nền đường 16 mét, mặt đường 12 mét , xây dựng mới 7 cầu trên tuyến có tên Vĩnh Khương, Điếm Tổng, Rịa, Láo, Mí, Sui và Lập Cập.
Chủ đầu tư dự án là Sở Giao thông vận tải Ninh Bình. Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường chịu trách nhiệm thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 1.178 tỷ đồng.
Sau khi đi nâng cấp mở rộng, quốc lộ này không chỉ phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương mà còn phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi sông Hồng xả lũ, phòng chống cháy rừng quốc gia Cúc Phương, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A, đồng thời giảm tải ùn tắc giao thông nhất là trong mùa du lịch, lễ hội hàng năm.
Sau khi đi nâng cấp mở rộng, quốc lộ này không chỉ phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương mà còn phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi sông Hồng xả lũ, phòng chống cháy rừng quốc gia Cúc Phương, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A, đồng thời giảm tải ùn tắc giao thông nhất là trong mùa du lịch, lễ hội hàng năm.
Như vậy quốc lộ 12 có 3 đoạn tuyến khác nhau. Quốc lộ 12 nằm ở phía Tây Tây Bắc ,nối Lai Châu với Điện Biên giáp biên giới.Việt - Trung; Quốc lộ 12B thì nằm ở phía Bắc miền Trung, nối vùng phía Nam Ninh Bình với phía Nam tỉnh Hòa Bình; Còn quốc lộ 12A cũ và mới đều có điểm xuất phát từ ven biển miền Trung sang nước bạn Lào./.
Tổng hợp và nâng cao
0 comments:
Post a Comment