Tuesday, April 3, 2012

Trước những tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, trong đó có vấn đề về đa dạng sinh học (ĐDSH), Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của Chương trình SEMLA, đã tiến hành xây dựng dự án Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tới các khu bảo tồn của Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng.
(Ảnh: Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi BĐKH)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi, nhiệt độ Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, dân số gia tăng, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày cà ng nhiều, tốc độ suy thoái các loài ngày càng tăng... Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Tác động của BĐKH đối với các khu bảo tồn
Theo các nhà khoa học, hàng trăm loà i thực vật và động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố và thời gian của chu kỳ số ng của chúng để thích ứng với sự BĐKH, cụ thể vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên vùng cao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu; san hô bị chế t trắng ngày càng nhiều.
Việt Nam được xem là một nước có tính ĐDSH cao, chủ yếu tập trung ở hệ thống khu bảo tồn. Việt Nam cũng được xác định là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do BĐKH toàn cầu. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn cũ ng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Khi mức nước biển dâng lên cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng mức quốc gia, sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái và ảnh hưởng đế n nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập.
Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra.
Các nhà khoa học Việt Nam đã chứng minh được cùng với sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây trên dãy Hoàng Liên Sơn đang phải lên phân bố ở vùng cao hơn để tồn tại. Đây thực sự là một thử thách lớn với Vườn Quốc gia Hoàng Liênnơi được công nhận là di sản ASEAN - đang lưu trữ nguồn gen hệ động, thực vậ t bậc nhất Việ t Nam với gần 2850 loài, trong đó có 149 loài thuộc quý hiếm, nguy cấp. Theo kết quả điều tra sơ bộ (từ năm 2003-2007) của Ban quản lý Vườn quốc gia Hoàng Liên cho thấy, hiện đang có sự dịch chuyển lên cao của một số loài cây đặc trưng thuộc các đai thực vật khác nhau. Giới khoa họ c gọi đây là hiện tượng “dịch chuyển vành đai nhiệt lên cao”. Đặc trưng trong số đó có thông Vân San Hoàng Liên (một loài chỉ tìm thấy duy nhất tại đây), trước đây chỉ sinh trưởng ở độ cao 2200m- 2400m, thì nay chỉ có thể gặp ở độ cao 2400m -2700m. Cùng với nó, Thông thích Xi-Pan, Thông thích SaPa và một số loài khác cũng đang “leo” dần lên cao.

 
Quản lý rừng bền vững là một trong những biện pháp hạn chế tác hại của BĐKH
Các chuyên gia cảnh báo rằng sự BĐKH, biến đổi của các hệ sinh thái làm suy thoái rừng sẽ gây thêm bệnh tật cho con người như bệnh sốt rét, bệnh tả và cả nguy cơ bùng nổ của nhiều bệnh mớ i. Bên cạnh đó, sự khủng hoảng về ĐDSH còn làm 10-30% số loài chim, thú và bò sát đang có nguy cơ tuyệt chủng. Sự mất đi tính ĐDSH đồng nghĩa với sự mất đi những nguồn gen bản địa và tạo cơ hội cho những loài ngoại lai phát triển mạnh như cây trinh nữ đầm lầy - Mimosa pigra, hoa ngũ sắc hay ốc bươu vàng... các nhóm vi trùng gây bệnh, các gen gây bệnh có khả năng chọn đối tượng để gây hại hoặc tiêu diệt. Những lĩnh vực, đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp, an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suấ t. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiể u số ở miền nú i, người già, phụ nữ, trẻ em và cá c tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.
Đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH
Quản lý thích ứng ĐDSH trong bối cảnh BĐKH là vấn đề môi trường bức xúc, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển củ a con người trên phạ m vi toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã sớm phê duyệt và cam kết thực hiện các công ước nà y (1994) và Chương trình nghị sự 21 cũng được Chính phủ Việt Nam phê duyệt (2004), trong đó nhất mạnh các mục tiêu thực hiện về môi trường, xây dựng và triể n khai các đề á n giảm nhẹ BĐKH và hạn chế những ảnh hưởng có hại của BĐKH đến tài nguyên ĐDSH.
Thích ứng là một trong những khái niệm tương đối mới đã được đề cập nhiều trong nghiên cứu BĐKH. Do vậy, việc lồng ghép các vấn đề biến đổi khi hậu trong quản lý ĐDSH, đặc biệt là tăng cường khả năng giám sát và quản lý thích ứng cho hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên là rất quan trọng. Dưới đây là một số hoạt động đã được đề xuất trong khuôn khổ dự án, bao gồm:
Các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học. Điều tra nhậ n thức và đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Khu bảo tồn (KBT) ứng phó với BĐKH cho cán bộ BQL KBT, cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng.
- Xây dựng và thực hiệ n chương trình nâng cao nhậ n thức cho cán bộ làm chính sách, BQL KBT, chính quyền địa phương và cộ ng đồng về tác động của BĐKH đối với ĐDSH và nhu cầu cần phải có các biện pháp quản lý thích ứng đối với KBT.
- Đánh giá quốc gia về tác động của BĐKH đối với ĐDSH và KBT ở Việt Nam trên cơ sở thực hiện các hoạt động khả o sát, nghiên cứu ở các khu vực bảo tồn ưu tiên cao, các hệ sinh thái dễ bị tổ n thương và nhạ y cảm trên toàn quốc.
- Nghiên cứu phát triển các giải pháp về lập kế hoạch quản lý thích ứng KBT nhằm ứng phó với BĐKH
- Tăng cường năng lực cho các KBT thông qua thiết lập và vậ n hành thí điểm các hệ thống giám sát ĐDSH phục vụ cho lập kế hoạ ch quản lý thích ứng nhằm ứng phó với BĐKH ở một số khu vực bả o tồn lựa chọn.
- Vận động chính sách và sự ủng hộ cấp cao về lồng ghép và thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam.
- Tích hợp yếu tố BĐKH và o cá c chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương
Nguyễn Hằng - http://vea.gov.vn

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts