Friday, April 13, 2012


 http://www.baobinhdinh.com.vn/chinhtri-xahoi/2008/10/66808/images/images72336_32.JPG
Các loại đất ô nhiễm kim loại nhẹ có thể được làm sạch bằng cách trồng các cây trồng có năng suất cao cho tới khi chúng đạt được tiêu chuẩn quốc gia về đất sạch. Tuy nhiên qúa trình đó sẽ dẫn đến rất nhiều sinh khối bị ô nhiễm nhẹ. Những sinh khối này thì không được trộn lẫn với các chất không bị ô nhiễm để cung cấp cho động vật và con người. Sinh khối ô nhiễm này có thể giảm về số lượng và dung lượng bằng cách phân huỷ có kiểm soát. Trong qúa trình làm sạch cần chú ý giữ lại các kim loại bay hơi.
Các loại đất ô nhiễm nặng có thể làm sạch bằng cách trồng cây có khả năng chống chịu kim loại ở vùng đất đó, chuyển các sinh khối sau mỗi vụ mùa và chiết tách kim loại một cách cẩn thận từ sinh khối này và tái chế kim loại lấy được cho các mục đích công nghiệp. Quá trình này chỉ có hiệu quả lâu dài thường là hàng trăm, hàng triệu năm. Quá trình này có thể được phát triển dần khi các yếu tố hạn chế tăng trưởng  khác thường có trong các loại đất bị ô nhiễm KLN được cải thiện. Độ chua của đất có thể được giảm bớt nếu dùng đá phấn nhưng cùng lúc đó thì khả năng dễ tiêu của kim loại với cây trồng cũng giảm đi do đó kéo dài thời gian làm sạch ô nhiễm. Có thể dùng các vòi phun cho các loại đất thiếu nước nhưng cần phải chú ý tới việc di chuyển kim loại  tới các lớp đất sâu hơn hoặc chảy vào các hệ sinh thái khác. Nếu đất thiếu các loại chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng có thể bón phân nhưng sự bổ sung photpho có thể làm mất khả năng dễ tiêu của kim loại tới cây trồng và do đó làm giảm hiệu quả của quá trình làm sạch.
Thế oxy hoá khử và các loài cây trồng có ảnh hưởng đến sự hấp thụ KLN. Nhìn chung đối với Ni người ta đã chứng minh rằng tỷ lệ hấp thu của cây trồng mà điển hình là cây Avena sativa, lại liên quan tới nồng độ của cacbon hữu cơ hoà tan trong dung dịch đất. Đối với cỏ, điều quan trọng là phải nhận thấy các loại cỏ giải phóng ra các hợp chất có chứa sắt không chỉ ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt mà còn ảnh hưởng tới việc hấp thu các KLN khác nữa.
Quá trình làm sạch đất nhờ các vi sinh vật, đặc biệt là Thiobacillus ferrooxidans là một kỹ thuật nổi tiếng từ việc tách các kim loại vì mục đích khai khoáng. Đối với việc làm giảm ô nhiễm đất, người ta chưa phát triển được quy trình hoàn thiện. Cải tạo đất bằng cách xử  lý nhiệt hoặc theo phương pháp tách hoá học các kim loại là một kỹ thuật dẫn tới các vật liệu làm sạch từng phần. Sử dụng giun đất (Eisenia foetida), rau diếp (Lactuica sativa) và của cải (Raphanus satius)  như các sinh vật để làm sạch, đất có hoặc không có thêm phân trộn và ủ trong vài tháng dẫn tới sự tăng trưởng của thực vật không chấp nhận được. Mặc dù bất chấp sự tách chiết các kim loại, khả năng dễ tiêu sinh học kim loại của đất được làm sạch tăng một cách đáng kể so với nồng độ tổng số. Kết quả cuối cùng, nồng độ Cd của rau diếp và củ cải vượt quá nồng độ cho phép. Tóm lại, sự lưu giữ lại của các loại đất bị ô nhiễm bởi cây trồng thì bị cản trở mạnh mẽ do các yếu tố chưa xác định. Ngoài ra thì người ta không biết gì thêm về các kim loại được tách  ra từ đất.

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts