Hầu hết các bước trong quá trình tiến hành đánh giá ĐMC đều có thể ứng dụng GIS. GIS là phương pháp chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồ địa lý khu vực được lập bằng kỹ thuật số để rút ra lớp thông tin tổng hợp có thể định lượng
Hầu hết các bước trong quá trình tiến hành đánh giá ĐMC đều có thể ứng dụng GIS. GIS là phương pháp chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồ địa lý khu vực được lập bằng kỹ thuật số để rút ra lớp thông tin tổng hợp có thể định lượng. Hiển thị các vấn đề MT, có thể tính toán định lượng nhiều thông số, có chiều thời gian
Việc áp dụng GIS trong quá trình tiến hành đánh giá ĐMC được xác định với các bước psau là phù hợp nhất, đó là các bước: Xác định phạm vi ĐMC cho CQK; Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu môi trường có liên quan đến CQK; Phân tích các xu hướng môi trường khi không có CQK; Đánh giá các xu hướng môi trường trong tương lai khi triển khai các hoạt động đề xuất trong CQK. Với mỗi bước, việc ứng dụng GIS sẽ mạng lại những lợi ích riêng của nó. Để đảm bảo rằng các kết quả phân tích được đưa lên bản đồ thông qua kỹ thuật GIS vừa mang tính chính xác, vừa minh tính trực quan, người sử dụng GIS phải thành thạo các kỹ năng lập một bản đồ chuyên đề và kết hợp với các kết quả phân tích về ĐMC.
Với mỗi bước, các kết quả được thể hiện trên bản đồ là khác nhau, chính vì vậy cần phân lớp một các chính xác, dễ nhớ, dễ hiểu đối với mỗi cá nhân. Các lớp bản đồ cần được làm nhanh chóng sau khi kết thúc các bước, việc lưu lại kết quả một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho nhóm đánh giá ĐMC có đầy đủ tư liệu để đưa ra những đánh giá chính xác. Một vấn đề, đó là sự thiếu dữ liệu cần thiết để có thể đưa vào bản đồ một cách chính xác. Để giải quyết việc này, cần có sự tư vấn của các chuyên gia chuyên ngành để có thể đưa ra một sự phỏng đoán tạm thời.
Cụ thể việc ứng dụng GIS trong các bước phân tích ĐMC được trình bày chi tiết dưới đây:
+ Nội dung phương pháp
Chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồ địa lý khu vực được lập bằng kỹ thuật số để rút ra lớp thông tin tổng hợp có thể định lượng.
+ Ưu điểm
Hiển thị các vấn đề môi trường, có thể tính toán định lượng nhiều thông số, có chiều thời gian.
+ Nhược điểm
Đòi hỏi kỹ năng GIS của chuyên gia, tốn thời gian và kinh phí, vấn đề “chất lượng thông tin đầu ra phụ thuộc vào chất lượng thông tin đầu vào” nhiều khi bị bỏ qua.
Một số ví dụ:
Xác định rõ đâu là khu công nghiệp hiện có, các khu dân cư, khu đô thị:
Xác định đâu là vùng mặt nước phục vụ cho sinh hoạt hay tưới tiêu:
Xác định các diện tích có độ dốc lớn, có nguy cơ sảy ra xói mòn, lũ ống, lũ quét:
Việc xác định phạm vi của các vùng trên cần được đưa vào thành những vùng khác biệt về màu sắc và có ghi chú rõ ràng để có thể dễ truy suất dữ liệu khi cần.
Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu môi trường có liên quan đến CQK
Việc xác định các vấn đề cốt lõi và xem xét xem nó sảy ra tại vùng nào là điều quan trọng. Đây chính là tiền đề để tiến hành cho các bước tiếp theo. Sau khi các vấn đề môi trường và các mục tiêu môi trường đã được xác định, việc cần tiến hành đối với kỹ thuật GIS là thể hiện các vấn đề môi trường đó lên bản đồ một cách trực quan nhất.
Xác định rõ đâu là vùng thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét...:
Phân tích các xu hướng môi trường khi không có CQK
Việc phân tích xu hướng môi trường khi không thực hiện CQK là một các để so sánh những tác động đến môi trường của các hoạt động được CQK đề xuất. Việc phân tích này thường dựa và dữ liệu nền nhiều năm trước đó đề xây dựng một đường cong. Trong toán học, đường cong này có thể tăng lên như đối với các thông số môi trường tại một dòng sông, tại một khu đất… và cũng có thể giảm xuống như diện tích rừng phòng hộ, số lượng các loài động thực vật…
Nhưng khi ứng dụng GIS, toàn bộ các thông tin đó được thể hiện bằng màu sác và không gian. Việc đưa lên bản đồ này xu hướng các vấn đề cần cập đến các bản đồ có trong bước trước đây, đó là bước xác định các vấn đề môi trường cốt lõi. Nên lấy các thông tin từ bước này làm nền tảng, sau đó tùy theo sự phân tích các xu hướng đó trong tương lai mà ta có thể dùng màu khác đi để phân biệt
Kim Van Chinh
0 comments:
Post a Comment