Ảnh IKONOS
Ảnh IKONOS được thu từ vệ tinh tạo ảnh vũ trụ phân giải siêu cao IKONOS được phóng lên quỹ đạo cân cực vào ngày 24 tháng 9 năm 1999 tại độ cao 682 km, cắt xích đạo vào 10:30 phút sáng. Độ lặp lại quỹ đạo tại một điểm trên trái đất là sau 11 ngày, độ rộng của ảnh trên mặt đất là 11km, và độ phủ là 11 x 11 km. Ảnh có trên 4 kênh đa phổ với độ phân giải là 4 m và kênh toàn sắc độ phân giải là 1m. Các kênh đa phổ và kênh toàn sắc kết hợp cho phép tạo ảnh có độ phân giải 1m giả mầu. Dữ liệu số có cấu trúc là 11 bit
(2048 mức xám). IKONOS có thể nhìn vào vật, vào đối tượng và cố định vài giây và có thể hướng theo đối tượng khảo sát. Các thông số kỹ thuật của IKONOS được nêu trong bảng.
Ảnh QuickBird
Ảnh QuickBird là ảnh có độ phân giải không gian cao nhất hiện nay cho ra kênh toàn sắc có độ phân giải là 0.61 m và độ phân giải của các kênh đa phổ là 2.44 m, trường phủ mặt đất của ảnh là 16.5km x 16.5km. QuickBird cho ảnh độ phân giải 0,7 m ghép kênh toàn sắc tổ hợp với kênh hồng ngoại. Với độ phân giải cao ảnh QuickBird được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cần độ chính xác lớn, như quy hoạch sử dụng đất, xác định chính xác các đối tượng, thành lập bản đồ giao thông,… Hiện nay ảnh QuickBird được sử dụng phổ biến vào các lĩnh vực dân sự, an ninh, quản lý môi trường.
(2048 mức xám). IKONOS có thể nhìn vào vật, vào đối tượng và cố định vài giây và có thể hướng theo đối tượng khảo sát. Các thông số kỹ thuật của IKONOS được nêu trong bảng.
Ảnh QuickBird
Ảnh QuickBird là ảnh có độ phân giải không gian cao nhất hiện nay cho ra kênh toàn sắc có độ phân giải là 0.61 m và độ phân giải của các kênh đa phổ là 2.44 m, trường phủ mặt đất của ảnh là 16.5km x 16.5km. QuickBird cho ảnh độ phân giải 0,7 m ghép kênh toàn sắc tổ hợp với kênh hồng ngoại. Với độ phân giải cao ảnh QuickBird được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cần độ chính xác lớn, như quy hoạch sử dụng đất, xác định chính xác các đối tượng, thành lập bản đồ giao thông,… Hiện nay ảnh QuickBird được sử dụng phổ biến vào các lĩnh vực dân sự, an ninh, quản lý môi trường.
Ảnh SPIN
Ảnh SPIN-2 được thu từ vệ tinh SPIN (Space Information Meter) của Nga, ảnh được thu từ độ cao 220km, các bức ảnh chụp có tỷ lệ 1:200.000 với từng cảnh chụp phủ một diện tích có kích thước là 40km x 160km, kích thước trung bình của pixel ảnh trên mặt đất là 1,56m. Ảnh SPIN chủ yếu được dùng vào mục đích quân sự.
Ảnh SPIN-2 được thu từ vệ tinh SPIN (Space Information Meter) của Nga, ảnh được thu từ độ cao 220km, các bức ảnh chụp có tỷ lệ 1:200.000 với từng cảnh chụp phủ một diện tích có kích thước là 40km x 160km, kích thước trung bình của pixel ảnh trên mặt đất là 1,56m. Ảnh SPIN chủ yếu được dùng vào mục đích quân sự.
Ảnh OrbView
Ảnh OrbView thuộc thế hệ vệ tinh OrbView-4 có 200 kênh phổ, với độ phân giải không gian là 8m, độ lặp lại của một điểm trên mặt đất là 3 ngày, được ứng dụng để nghiên cứu các kiểu vật chất trên mặt đất. Dữ liệu của ảnh OrbView chủ yếu phục vụ cho quân đội Mỹ trong việc giám sát thông tin trên mặt đất.
Ảnh OrbView thuộc thế hệ vệ tinh OrbView-4 có 200 kênh phổ, với độ phân giải không gian là 8m, độ lặp lại của một điểm trên mặt đất là 3 ngày, được ứng dụng để nghiên cứu các kiểu vật chất trên mặt đất. Dữ liệu của ảnh OrbView chủ yếu phục vụ cho quân đội Mỹ trong việc giám sát thông tin trên mặt đất.
Ảnh ARIES
Ảnh ARIES (Australia Resource Information and Environmental Satellite) là loại ảnh siêu phổ với số kênh phổ là 105 kênh trên dải sóng từ 0,49 đến 0,25km, cho độ phân giải là 30m với độ phủ mặt đất là 15km x 15km, độ nhìn lặp một điểm là 7 ngày, kênh toàn sắc có độ phân giải là 10m. Mục đích của ảnh này là dùng vào việc khai khoáng, ngoài ra còn được dùng vào mục đích nghiên cứu nông nghiệp, rừng, đất ẩm và điều tra môi trường.
Ảnh ARIES (Australia Resource Information and Environmental Satellite) là loại ảnh siêu phổ với số kênh phổ là 105 kênh trên dải sóng từ 0,49 đến 0,25km, cho độ phân giải là 30m với độ phủ mặt đất là 15km x 15km, độ nhìn lặp một điểm là 7 ngày, kênh toàn sắc có độ phân giải là 10m. Mục đích của ảnh này là dùng vào việc khai khoáng, ngoài ra còn được dùng vào mục đích nghiên cứu nông nghiệp, rừng, đất ẩm và điều tra môi trường.
0 comments:
Post a Comment