Ngày nay đánh giá đất đai hết sức quan trọng trong quá trình trồng trọt, giúp cải thiện được năng suất giảm thiểu các khu vực không thích nghi. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ GIS sẽ giúp cho quá trình đánh giá đất diễn ra nhanh chóng hơn với một phạm vi rộng lớn.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá cây cao su tại huyện Tân Uyên, Bình Dương nhằm phân vùng thích nghi cho cây cao su và đề xuất các giải pháp trồng cao su trên khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: GIS, thích nghi.
1. Mở đầu
Hiện nay, đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp bách nhằm kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không làm hủy diệt đất đai, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế cao. Do đó, việc đánh giá thích nghi cho cây cao su là yêu cầu cần thiết và đúng đắn trước khi trồng sẽ giúp tránh đầu tư lãng phí và không hiệu quả.
Thời gian qua, một số công trình nghiên cứu ứng dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) cũng như sử dụng công cụ GIS vào việc chồng xếp bản đồ, phân tích dữ liệu đã mang lại nhiều kết quả khả quan và mở ra một xu thế mới trong nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đánh giá đất ở tầm vĩ mô, vùng miền mà chưa đi sâu vào đánh giá đất ở cấp cơ sở – nơi mà các chính sách nông nghiệp được triển khai trực tiếp, do đó việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhiều nơi chưa đạt hiệu quả tốt nhất do thiếu những thông tin về tính chất đất đai. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, cụ thể là phát triển ngành trồng trọt phải tiến hành đánh giá đất ở cấp cơ sở để phục vụ công tác quy hoạch vùng thích nghi cây trồng.
Trong bài báo này chúng tôi chọn địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương làm khu vực nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Yêu cầu đặc ra là cần tìm hiểu đặc tính tự nhiên và yêu cầu thích choc ho cây cao su. Các đặc tính này bào gồm loại đất, độ dày tầng đất, lượng mưa, độ dốc, độ cao,… Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện các mục tiêu sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất phục vụ cho mục đích tra cứu, sử dụng, quản lý và cập nhật thông tin của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý.
- Đánh giá sự thích hợp của đất cho trồng cây cao su ở huyện Tân Uyên trên cơ sở ứng dụng phần mềm ARCGIS để tính toán các thông số kinh tế giúp cho việc quy hoạch và phát triển cây cao su trên địa bàn huyện có khoa học và hiệu quả.
3. Nội dung và quy trình thực hiện
a. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới việc sử dụng đất cho mục đích phát triển cây cao su.
- Nghiên cứu các đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây cao su như các yêu cầu về đất (loại hình thổ nhưỡng, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới…) và khí hậu;
- Đánh giá tiềm năng đất đai, đối chiếu yêu cầu sử dụng đất của cây cao su với tiềm năng đất đai để định rõ vị trí phân bố cây cao su trên cơ sở phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
b. Các bước thực hiện đánh giá đất đai
Nguồn: http://vietan-enviro.com
0 comments:
Post a Comment