Những ngày không mưa, nước sông Tô Lịch (Hà Nội) hoàn toàn chỉ là nước thải, không có sự lưu thông nên không thể tự làm sạch, khiến sông ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Đây là thông tin được ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ tại hội thảo: Biến đổi khí hậu và hệ thống nước đô thị, các giải pháp quản lý và thích ứng thích hợp” tổ chức ngày 6/3 tại Hà Nội.
Sự ô nhiễm trầm trọng của sông Tô Lịch ảnh hưởng không nhỏ tới mạch nước ngầm của Hà Nội, trong khí đó hiện 80-85% nguồn nước cấp cho sinh hoạt là nước ngầm, chỉ một phần nhỏ là nước mặt từ Nhà máy nước láy nước từ sông Đà.
Theo Công ty nước sạch Hà Nội, các kết quả quan trắc tại nhà máy và kết quả quan trắc của Đoàn quan trắc tài nguyên nước miền Bắc cho thấy, khu vực phía nam sông Hồng, mực nước tại các bãi giếng đang ngày càng suy giảm. Phễu hạ thấp mực nước bao trùm các quận nội thành, các huyện ngoại thành. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Quy hoạch điều tra tài nguyên nước miền Bắc, do lượng khai thác vượt quá lượng bổ cập nên đã làm mất cân bằng. Cần phải giảm lưu lượng khai thác ở khu vực nội thành – nơi có lượng bổ cập ít.
Theo các nhà khoa học, Hà Nội cần phải có giải pháp kịp thời can thiệp đối với các dòng sông đang bị áp lực mạnh từ hoạt động của con người, điển hình như sông Tô Lịch. Nếu sông Tô Lịch được làm sạch, lưu thông sẽ góp phần rất lớn vào việc cải thiện nguồn nước.
Theo Công ty nước sạch Hà Nội, các kết quả quan trắc tại nhà máy và kết quả quan trắc của Đoàn quan trắc tài nguyên nước miền Bắc cho thấy, khu vực phía nam sông Hồng, mực nước tại các bãi giếng đang ngày càng suy giảm. Phễu hạ thấp mực nước bao trùm các quận nội thành, các huyện ngoại thành. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Quy hoạch điều tra tài nguyên nước miền Bắc, do lượng khai thác vượt quá lượng bổ cập nên đã làm mất cân bằng. Cần phải giảm lưu lượng khai thác ở khu vực nội thành – nơi có lượng bổ cập ít.
Theo các nhà khoa học, Hà Nội cần phải có giải pháp kịp thời can thiệp đối với các dòng sông đang bị áp lực mạnh từ hoạt động của con người, điển hình như sông Tô Lịch. Nếu sông Tô Lịch được làm sạch, lưu thông sẽ góp phần rất lớn vào việc cải thiện nguồn nước.
Làm sạch nước sông Tô Lịch bằng hóa chất
Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn (IRARD) hôm 24/8 kiến nghị UBND TP Hà Nội cho thực hiện thí điểm việc dùng hóa chất làm sạch nước sông Tô Lịch.
Tuổi trẻ (ngày 25/8) dẫn lời ông Phạm Văn Tường, phòng nghiên cứu vật liệu và môi trường thuộc IRARD, cho biết nếu được TP chấp thuận, trong giai đoạn trước đại lễ 1.000 năm Thăng Long, viện sẽ dùng dung dịch phun tại sáu tuyến mương hở gồm Thụy Khuê, Cống Vị, Nghĩa Đô, Láng Trung, Thái Hà, Yên Lãng và trên toàn tuyến sông Tô Lịch từ đoạn Bưởi tới Ngã Tư Sở.
Sau khi phun loại dung dịch này, mùi hôi sẽ giảm ngay, còn làm nước trong lại phải mất 1-2 ngày và màu nước trong đó duy trì được một tháng. Sau đó sẽ xây đập chắn giữ nước ở vị trí trước khi đổ ra sông nhằm tạo dòng chảy.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đề nghị đơn vị thực hiện cần làm rõ đơn giá chi phí xử lý tính theo mét khối nước thải; chứng minh sản phẩm sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.
Mặc dù sông Tô Lịch được nạo vét khá thường xuyên nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng ô nhiễm. Ảnh: Báo Công thương |
Hồi tháng 9/2009, Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cũng đã trình kế hoạch triển khai đề án những giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường từ nay đến năm 2010 với tổng mức đầu tư khoảng 1.329 tỉ đồng. Trong đó có kế hoạch dự kiến lấy nước sông Hồng qua trạm Liên Mạc để đưa về giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch.
Ông Phạm Văn Khánh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cho hay, nguồn nước phù sa này sẽ qua hệ thống đường dẫn, trạm bơm, bể lắng để trước khi đưa vào sông Tô Lịch thì nguồn nước này không còn phù sa.
Theo đề án, với sông Tô Lịch sẽ đầu tư dự án cải tạo thí điểm 1km đầu nguồn với mục tiêu đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Dự án này sẽ theo nguyên tắc tách và thu gom nước thải hai bên bờ sông, xây dựng trạm xử lý quy mô nhỏ và nước sau khi qua xử lý mới được xả xuống sông.
Ông Phạm Văn Khánh, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội cho hay, nguồn nước phù sa này sẽ qua hệ thống đường dẫn, trạm bơm, bể lắng để trước khi đưa vào sông Tô Lịch thì nguồn nước này không còn phù sa.
Theo đề án, với sông Tô Lịch sẽ đầu tư dự án cải tạo thí điểm 1km đầu nguồn với mục tiêu đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Dự án này sẽ theo nguyên tắc tách và thu gom nước thải hai bên bờ sông, xây dựng trạm xử lý quy mô nhỏ và nước sau khi qua xử lý mới được xả xuống sông.
“Rửa” sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng
Đề án định hướng cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, thí điểm biện pháp thu gom nước thải vừa được UBND Tp Hà Nội thảo luận và cho ý kiến. Theo đó, nước sông Hồng sẽ được dẫn vào sông Tô Lịch nhằm giảm nồng độ ô nhiễm, làm sống lại dòng sông này.
Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện nghị quyết của HĐND TP tại Kỳ họp thứ 18 về xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn.
Ô nhiễm sông Tô Lịch là vấn đề "đau đầu" của Hà Nội nhiều năm qua.
Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết, việc bổ sung nước cho sông Tô Lịch nhằm duy trì cân bằng nước cho dòng sông và trước mắt là pha loãng nước sông, giảm nồng độ ô nhiễm. Cũng theo sở TN - MT, hiện Bộ NN & PTNT đang thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng mới cống Liên Mạc nhằm tăng lưu lượng nước từ sông Hồng chảy vào sông Nhuệ, trong đó, bao gồm cả kế hoạch bổ sung nước cho sông Tô Lịch với lưu lượng 5m3/s theo yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội.
Cùng với phương án dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, sở TN - MT cũng đã đề xuất thí điểm xây dựng 2 trạm xử lí nước thải tại khu vực cống Bưởi (công suất 25.000m3/ngày đêm) và cửa xả Cống Vị (12.000 - 15.000m3/ngày đêm) và dự kiến hai công trình này có thể được khởi công ngay trong 2010. |
Theo Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, để có thể đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, phía đầu sông Nhuệ phải thiết kế các hồ lắng để để giảm lượng phù sa. Thêm nữa, thực tế hiện nay các kênh mương đã bị ngắt quãng hoặc không còn trong qui hoạch nên cần phải có nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch để dùy trì hệ thống kênh mương.
Cùng đó, phải tính toán kĩ lưu lượng nước bổ sung phù hợp với công suất tiếp nhận của khu vực Yên Sở và điều tiết của trạm bơm Yên Sở.
Việc nối thông sông Hồng với sông Tô Lịch bằng việc khai thông dòng chảy cũ hoặc đấu nối thông qua sông Nhuệ nhằm cung cấp đủ nước cho Tô Lịch vào mùa khô, tạo thành dòng chảy như hơn 100 năm trước đã được đề cập từ nhiều năm. Năm 2007, khi ông Nguyễn Quốc Triệu làm Chủ tịch UBND TP, một đề án theo hướng này đã được trình lên và đã được thống nhất, nhưng sau đó chưa được triển khai trong thực tế.
Nước sông Tô Lịch vào mùa khô, hàm lượng oxi hòa tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu oxi sinh học (BOD5) vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu oxi hóa học (COD) vượt 9,86 lần, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,11 lần, hàm lượng nitơrat (NO3 ) vượt 1,64 lần. Trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch phải phải tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải, trong đó có 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lí. Nước sông Tô Lịch màu đen ngòm và bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống hai bên ven bờ. Nghị quyết của HDND Tp Hà Nội về Đề án “ Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010” đã nhấn mạnh, từ nay đến 2010 tập trung ưu tiên xử lý một bước ô nhiễm nước sông Tô Lịch đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Xây dựng dự án xử lý thí điểm 1 đoạn sông (dài khoảng 1km tại khu vực đầu nguồn sông Tô Lịch) theo nguyên tắc tách và thu gom nước thải hai bên sông và xây dựng trạm xử lý quy mô nhỏ, nước sau xử lý được bổ cập lại. Trên cơ sở thí điểm, rút kinh nghiệm việc xử lý nước thải, Thành phố sẽ triển khai ở các đoạn sông tiếp theo. |
Trần Toàn - Tổng hợp từ nhiều nguồn
0 comments:
Post a Comment