Monday, March 19, 2012

Sở KHCN Quảng Trị đã áp dụng công nghệ GIS để lập cơ sở dữ liệu mức độ ô nhiễm, tồn lưu và tác hại của chát độc hoá học tại Quảng Trị. Đây cũng là gợi ý về một mảng công việc lớn mang ý nghĩa xã hội cao, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp phần mềm. (Ảnh: Bản đồ vùng bị rải chất độc hoá học ở Quảng Trị, xây dựng bằng kỹ thuật GIS).


Lời BBT: Chiến tranh đã lùi xa 30 năm, nhưng hậu quả mà quân đội Mỹ reo rắc cho đất nước, con người VN còn hết sức nặng nề. Sở KHCNMT Quảng Trị đã áp dụng công nghệ GIS để lập CSDL mức độ ô nhiễm, tồn lưu và tác hại của chất độc hóa học tại Quảng Trị, nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan giúp các cấp chính quyền xây dựng giải pháp hợp lý xử lý hậu quả chiến tranh cho Quảng Trị. Thiết nghĩ, đây cũng là gợi ý về một mảng công việc lớn liên quan đến các tỉnh phía Nam, mang ý nghĩa xã hội cao, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp PM.
Chất độc hóa học mà Quảng Trị gánh chịu
Trong cuộc chiến tại Việt Nam, quân đội Mỹ đã dùng các loại chất độc hoá học (CĐHH) - thường là các chất diệt cỏ và làm rụng lá để tiêu diệt thực vật - phá hủy mùa màng và các khu vực sản xuất nông nghiệp, hủy diệt các cánh rừng. Các loại CĐHH được sử dụng: chất màu da cam, trắng, xanh lơ, tía, hồng, xanh lục và da cam II (agent orange, agent white, agent blue, agent purple, agent pink, agent green và agent orange II), với các dẫn xuất 2,3,7,8-TCDD (2,3,7,8-tetrachloro - dibenzo - para - dioxin), PCDD (Poly chlorin - dibenzo - dioxin), PCDF (Polychlorin - furan)... rất độc hại, trong đó 2,3,7,8-TCDD độc hại nhất. Đặc biệt thành tố dioxin đã được chứng minh gây tác hại vô cùng nguy hiểm với con người, qua việc phá hủy gen di truyền.
Quảng Trị nằm trong vùng Chiến Thuật I, là một trong 10 tỉnh chịu ảnh hưởng CĐHH nặng nhất. Có 17-20% diện tích bị phun CĐHH, trong đó nhiều vùng bị phun lặp lại 2-3 lần trở lên.
Nhiều số liệu cho thấy mức độ hủy diệt đối với vùng Quảng Trị không nhỏ.Tài nguyên rừng Quảng Trị trước đây rất phong phú, sườn đông Trường Sơn thuộc Trị -Thiên có 150.000 - 200.000 ha rừng nguyên sinh, nhưng đã bị tàn phá vì chất độc khá nhiều, sau chiến tranh nhiều năm độ che phủ chỉ còn 22% (tính cả rừng trồng) - đến thời điểm hiện tại đạt 30% (tất nhiên ở đây có cả tác động của con người, của bom đạn). Theo FIPI (Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng) đến 22% rừng tự nhiên và 31% đất trống là thuộc vùng bị rải CĐHH. Lưu vực sông Thạch Hãn - sông lớn ở Quảng Trị - có 33% diện tích lưu vực bị rải CĐHH. CĐHH đã làm thay đổi các thành phần loài trong hệ động và thực vật. 
Về dư lượng dioxin: Theo các số liệu của Westing A.H (giáo sư Windham Vermont - Mỹ, chuyên gia của SIPRI) và viện sĩ Fokin (Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô trước đây) thì, với lượng dioxin  rải ở Quảng Trị là 6,8 - 22 kg (chiếm 4% của toàn miền Nam) và chu kỳ bán hủy trong đất là 5 -10 năm, đến năm 2000 ở Quảng Trị còn khoảng 0,4 -1,3 kg dioxin; 2030: còn khoảng 0,04 - 0,13 kg. Dĩ nhiên đó mới là giả thiết. Cần phải có những nghiên cứu, khảo sát phân tích mẫu tại Quảng Trị mới có thể kết luận chính xác được.
Ứng dụng kỹ thuật GIS và những kết luận ban đầu
Việc tìm hiểu tác động lâu dài của chất độc hóa học là vấn đề thời sự và cấp bách. Do đó nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu:
-  Góp phần đánh giá tác hại lâu dài của CĐHH dùng trong chiến tranh môi trường.
-  Khoanh các vùng bị rải CĐHH, từ dó dựng bản đồ vùng bị rải CĐHH tại Quảng Trị. Số hóa các bản đồ này và đưa vào quản lý thuộc đề tài 'Quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát ô nhiễm môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS)'.
Dữ liệu cơ sở cho việc ứng dụng kỹ thuật GIS ban đầu gồm:

                   BẢNG TƯ LIÊU: LƯỢNG CĐHH DO MỸ RẢI TẠI VN

Khu vực                Diện tích (ha)(*)  CĐHH (lít)   Trong đó Dioxin (kg)

Nam Việt Nam
    17.326.000 
    70.720
        170÷550

Vùng chiến thuật I     2.812.000         12.022              28,9÷93,5

Quảng Trị 
    459.200 
    7.333,42  
        6,8÷22
- Số liệu trong The Vietnam Mapbook.
- Số liệu thu thập dựa trên bản đồ UTM (bản đồ lưới chiếu của quân đội Mỹ).
- Hồ sơ bay vùng YDB (UTM), cho biết thời gian từng phi vụ, toạ độ, loại CĐHH, lượng rải...
- Các kết quả mà GS. Hoàng Trọng Quỳnh đã dùng để tiến hành xây dựng bản đồ các vùng bị rải CĐ ở Nam Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000.
Từ đó, chúng tôi tạo các lưới ô vuông để xác định lại tọa độ, khoanh vùng các khu vực, rồi số hóa và thiết lập bản đồ vùng bị rải CĐHH Quảng Trị. Phần mềm GIS được dùng là MapInfo, cho phép theo dõi, khai thác, xử lý các thông tin cần thiết (CSDL này có thể chuyển sang sử dụng trên các phần mềm GIS khác, thí dụ ArcView). Bản đồ nghiên cứu đã thể hiện vùng ô nhiễm CĐHH theo 3 mức:
- Độ 1 (Nhẹ): Vùng bị rải 1 lần (<28 lít/ha, màu vàng) .
- Độ 2 (Trung bình): Vùng bị rải 2 - 3 lần (28-84 lít/ha, màu da cam).
- Độ 3 (Nặng): Vùng bị rải 4 lần trở lên (> 85 lít/ha, màu tím).
Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu cho việc xây dựng một CSDL GIS ở các vùng bị rải CĐHH tại Quảng Trị, do chỗ  mới chỉ có các dữ liệu về vùng rải và mức độ rải (phân 3 cấp, theo lưới ô vuông). Để có một CSDL hoàn chỉnh, cần ứng dụng bổ sung các công nghệ về viễn thám (như việc sử dụng tư liệu hàng không, vệ tinh từ trước những năm 60 đến nay), chồng ghép các lớp thông tin về che phủ thực vật, so sánh các dấu tích và di chứng đối chứng; các thông tin về kinh tế - xã hội dân cư, mật độ dân cư hay thông tin về tài nguyên thiên nhiên để có những giải pháp hợp lý tại những vùng bị ảnh hưởng.
Dù sao, những nghiên cứu ban đầu này sẽ là căn cứ để tập trung xem xét mức độ ô nhiễm tồn lưu và tác hại, để từ đó có một cái nhìn tổng quan về một vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh.   ÿ
Phan Tuấn Anh
Sở KHCNMT Quảng Trị
qista@dng.vnn.vn

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts