Trong khuôn khổ hợp tác giữa Hội Địa Tin Học Nhật Việt và Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á CSEAS thuộc trường Tổng Hợp Kyoto, Phòng Nghiên Cứu và Xử Lý Thông Tin Môi Trường, Viện Địa Lý đã tiến hành số hóa một số bản đồ từ năm 1873 đến 1942. Trên cơ sở các bản đồ đã được hiệu chỉnh hình học sơ bộ, các tác giả đã xây dựng được mối liên hệ giữa hệ thống các tuyến phố qua các thời kỳ, đặc biệt bước đầu hình thành một số giả thiết về dấu vết Hoàng Thành Thăng Long thời Nguyễn, dựa trên việc chồng các bản đồ lên nhau. Những thành công bước đầu này đã mở ra một hướng mới trong ứng dụng CNTT để nghiên cứu lịch sử.
Số Hóa Bản Đồ Cổ
Bản đồ giấy các năm 1873, 1898, 1902, 1915, 1922, 1925, 1936 và 1942 đã được chuyển từ nguyên bản sang dạng số bằng công nghệ quét ảnh, sử dụng máy quét khổ lớn CalComp ScanPlus III 810c. Các bản đồ được quét ở chế độ màu thực với độ phân giải 300 dpi. Bản đồ được lưu ở khuôn dạng BMP nhằm bảo toàn các thông tin một cách tốt nhất. Hệ thống bản đồ từ những năm 1898 được xây dựng theo các nguyên lý của bản đồ học hiện đại và có thể dễ dàng xác định được mối quan hệ hình học giữa chúng với nhau theo các phương pháp toán học truyền thống. Tuy nhiên khi xem xét bản đồ 1873 cho thấy bản đồ này được thể hiện không theo những nguyên tắc của bản đồ học hiện đại và không có các thông tin về cơ sở toán học như lưới chiếu, hệ tọa độ... Các bản đồ đã bị đổi màu theo thời gian do chất lượng giấy cũng như mực in thay đổi. Tuy nhiên bằng các phương pháp tăng cường chất lượng ảnh các bản đồ đã được cải thiện chất lượng nên đã trở nên sắc nét với nhiều màu sắc hơn.
Chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh hình học bản đồ 1873 về bản đồ năm 1942. Như trên hình chúng ta thấy việc nhận diện các cặp điểm tương ứng trên hai bản đồ là rất khó. Các hướng đông, tây, nam và bắc của hai bản đồ cũng khác nhau. Không có thông tin gì về cơ sở toán học của bản đồ 1873.
Nhiều địa vật trên bản đồ 1873 được thể hiện mang tính cách điệu nhấn mạnh tới nội dung nhiều hơn là độ chính xác thể hiện. Chúng tôi chia công đoạn hiệu chỉnh thành hai bước. Bước 1 hiệu chỉnh sơ bộ nhằm đưa hai bản đồ xấp xỉ về cùng tỷ lệ và hình dạng tương đồng. Sau bước này chúng ta có thể nhận diện các cặp điểm khống chế dễ dàng hơn. Bước 2 sẽ tiến hành hiệu chỉnh hình học với các điểm khống chế được chọn đồng thời trên hai bản đồ. Do các phương pháp hiệu chỉnh hình học truyền thống dựa trên việc sử dụng một hàm hiệu chỉnh duy nhất cho toàn bộ tờ bản đồ nên phương pháp này chỉ sử dụng tốt cho các loại bản đồ có định nghĩa cơ sở toán học rõ ràng và chính xác. Trong trường hợp bản đồ Hà Nội 1873 không biết rõ ràng cơ sở toán học do vậy độ chính xác chỉ đạt được với mức độ hạn chế. Mặc dù chỉ được hiệu chỉnh sơ bộ như vậy, chúng ta vẫn có thể xác định được mối liên quan của các đối tượng trên hai bản đồ 1873 và 1942.
Để có thể hiệu chỉnh hình học tốt nhất các bản đồ cổ mà trên đó các đối tượng được thể hiện bằng các cơ sở toán học không rõ ràng, các tác giả đề xuất phương pháp hiệu chỉnh từng phần. Toàn bộ bản đồ được chia thành nhiều phần khác nhau có hình chữ nhật hoặc tam giác. Chất lượng các điểm khống chế không nhất thiết phải đồng nhất và bản đồ sau hiệu chỉnh cũng có độ chính xác biển đổi theo từng tam giác. Phương pháp hiệu chỉnh này sẽ được nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới. Sau khi xác định được mối tương quan không gian giữa bản đồ 1873 và 1942 chúng ta có thể xác định một số tên các con đường cũng như tuyến phố.
Số Hóa Bản Đồ Cổ
Bản đồ giấy các năm 1873, 1898, 1902, 1915, 1922, 1925, 1936 và 1942 đã được chuyển từ nguyên bản sang dạng số bằng công nghệ quét ảnh, sử dụng máy quét khổ lớn CalComp ScanPlus III 810c. Các bản đồ được quét ở chế độ màu thực với độ phân giải 300 dpi. Bản đồ được lưu ở khuôn dạng BMP nhằm bảo toàn các thông tin một cách tốt nhất. Hệ thống bản đồ từ những năm 1898 được xây dựng theo các nguyên lý của bản đồ học hiện đại và có thể dễ dàng xác định được mối quan hệ hình học giữa chúng với nhau theo các phương pháp toán học truyền thống. Tuy nhiên khi xem xét bản đồ 1873 cho thấy bản đồ này được thể hiện không theo những nguyên tắc của bản đồ học hiện đại và không có các thông tin về cơ sở toán học như lưới chiếu, hệ tọa độ... Các bản đồ đã bị đổi màu theo thời gian do chất lượng giấy cũng như mực in thay đổi. Tuy nhiên bằng các phương pháp tăng cường chất lượng ảnh các bản đồ đã được cải thiện chất lượng nên đã trở nên sắc nét với nhiều màu sắc hơn.
Chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh hình học bản đồ 1873 về bản đồ năm 1942. Như trên hình chúng ta thấy việc nhận diện các cặp điểm tương ứng trên hai bản đồ là rất khó. Các hướng đông, tây, nam và bắc của hai bản đồ cũng khác nhau. Không có thông tin gì về cơ sở toán học của bản đồ 1873.
Nhiều địa vật trên bản đồ 1873 được thể hiện mang tính cách điệu nhấn mạnh tới nội dung nhiều hơn là độ chính xác thể hiện. Chúng tôi chia công đoạn hiệu chỉnh thành hai bước. Bước 1 hiệu chỉnh sơ bộ nhằm đưa hai bản đồ xấp xỉ về cùng tỷ lệ và hình dạng tương đồng. Sau bước này chúng ta có thể nhận diện các cặp điểm khống chế dễ dàng hơn. Bước 2 sẽ tiến hành hiệu chỉnh hình học với các điểm khống chế được chọn đồng thời trên hai bản đồ. Do các phương pháp hiệu chỉnh hình học truyền thống dựa trên việc sử dụng một hàm hiệu chỉnh duy nhất cho toàn bộ tờ bản đồ nên phương pháp này chỉ sử dụng tốt cho các loại bản đồ có định nghĩa cơ sở toán học rõ ràng và chính xác. Trong trường hợp bản đồ Hà Nội 1873 không biết rõ ràng cơ sở toán học do vậy độ chính xác chỉ đạt được với mức độ hạn chế. Mặc dù chỉ được hiệu chỉnh sơ bộ như vậy, chúng ta vẫn có thể xác định được mối liên quan của các đối tượng trên hai bản đồ 1873 và 1942.
Để có thể hiệu chỉnh hình học tốt nhất các bản đồ cổ mà trên đó các đối tượng được thể hiện bằng các cơ sở toán học không rõ ràng, các tác giả đề xuất phương pháp hiệu chỉnh từng phần. Toàn bộ bản đồ được chia thành nhiều phần khác nhau có hình chữ nhật hoặc tam giác. Chất lượng các điểm khống chế không nhất thiết phải đồng nhất và bản đồ sau hiệu chỉnh cũng có độ chính xác biển đổi theo từng tam giác. Phương pháp hiệu chỉnh này sẽ được nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới. Sau khi xác định được mối tương quan không gian giữa bản đồ 1873 và 1942 chúng ta có thể xác định một số tên các con đường cũng như tuyến phố.
|
Những Kết quả bước đầu
Đây mới chỉ là những kết quả đầu tiên dựa trên hiệu chỉnh hình học sơ bộ, tuy nhiên với những thông tin này chúng ta có thể sáng tỏ ra nhiều điều về vị trí Hoàng Thành thời Nguyễn như sau:
- Phía bắc, phố Phan Đình Phùng đi xuyên qua mép trong của tường thành. Đặc biệt với hệ thống sông hồ như thời đó đã giải thích được việc tồn tại bến thuyền tại khu vực Hàng Than thời bấy giờ.
- Phía đông, phố Lý Nam Đế hiện nay được xây dựng trên nền đường cũ và chạy phía bên trong bờ thành. Tường thành đã được sử dụng để xây dựng đường xe lửa. Cầu Cửa Đông chính là vị trí Cửa Đông ngày xưa. Phố Phùng Hưng là con đường chạy bên ngoài bờ thành. Như vậy tường thành sẽ nằm đâu đó trong khoảng giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế. Đặc biệt có thể thấy được cắt ngang phố Cầu Gỗ có một con sông thông Hồ Gươm với các hồ nằm phía trên.
- Phía nam, thành có hai cửa đó là cửa Đông Nam và Tây Nam. Đường Trần Phú được xây dựng dựa trên con đường cũ trong thành chạy song song với tường thành. Đường Nguyễn Thái Học chạy bên ngoài tường thành. Phố Cao Bá Quát được xây dựng trên nền tường thành cũ. Cửa Đông Nam nằm trên Phố Tôn Thất Thiệp ngay sát ngã ba Trần Phú - Tôn Thất Thiệp. Cửa Tây Nam nằm đâu đó trên đường thẳng kéo dài từ Phố Bà Huyện Thanh Quan cắt với bệnh viện Xanh Pôn. Nếu chúng ta kéo dài nữa sau khi đi xuyên qua đường Nguyễn Thái Học nó sẽ cắt phố Hàng Cháo, khẳng định phố Hàng Cháo là một phần của cạnh Mang Cá Tây Nam.
- Phía bắc, phố Phan Đình Phùng đi xuyên qua mép trong của tường thành. Đặc biệt với hệ thống sông hồ như thời đó đã giải thích được việc tồn tại bến thuyền tại khu vực Hàng Than thời bấy giờ.
- Phía đông, phố Lý Nam Đế hiện nay được xây dựng trên nền đường cũ và chạy phía bên trong bờ thành. Tường thành đã được sử dụng để xây dựng đường xe lửa. Cầu Cửa Đông chính là vị trí Cửa Đông ngày xưa. Phố Phùng Hưng là con đường chạy bên ngoài bờ thành. Như vậy tường thành sẽ nằm đâu đó trong khoảng giữa phố Phùng Hưng và phố Lý Nam Đế. Đặc biệt có thể thấy được cắt ngang phố Cầu Gỗ có một con sông thông Hồ Gươm với các hồ nằm phía trên.
- Phía nam, thành có hai cửa đó là cửa Đông Nam và Tây Nam. Đường Trần Phú được xây dựng dựa trên con đường cũ trong thành chạy song song với tường thành. Đường Nguyễn Thái Học chạy bên ngoài tường thành. Phố Cao Bá Quát được xây dựng trên nền tường thành cũ. Cửa Đông Nam nằm trên Phố Tôn Thất Thiệp ngay sát ngã ba Trần Phú - Tôn Thất Thiệp. Cửa Tây Nam nằm đâu đó trên đường thẳng kéo dài từ Phố Bà Huyện Thanh Quan cắt với bệnh viện Xanh Pôn. Nếu chúng ta kéo dài nữa sau khi đi xuyên qua đường Nguyễn Thái Học nó sẽ cắt phố Hàng Cháo, khẳng định phố Hàng Cháo là một phần của cạnh Mang Cá Tây Nam.
|
- Phía tây, đường Hùng Vương được xây dựng dựa trên nền đường cũ chạy song song với tường thành. Cửa Tây chính là vị trí của lăng Hồ Chủ Tịch hiện nay gần ngay giao điểm giữa đường Hùng Vương và phố Bắc Sơn kéo dài. Toàn bộ khu vực phía tây thành hiện nay nằm trong quần thể lăng Hồ Chủ tịch do vậy không thể khảo sát thực địa được. Tuy nhiên ta có thể thấy Phố Ông Ích Khiêm dẫn đến chùa Một Cột là một phần con đường đã có thời đó dẫn đến Cửa Tây.
- Bên trong thành, hệ thống phố xá thành Thăng Long đời Nguyễn được cơ bản sử dụng làm nền cho các con đường hiện nay. Chúng ta có thể thấy đường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Bắc Sơn, Bà Huyện Thanh Quan... Chúng ta có thể xác định tương đối chính xác vị trí điểm khảo cổ Hoàng Thành nằm sau nhà Quốc Hội và tiếp giáp với đường Hoàng Diệu. Phía tây phố Nguyễn Tri Phương có thể khảo sát thực địa được dễ dàng. Phần phía đông tiếp cận tương đối khó vì thuộc khu vực Bộ Quốc Phòng quản lý.
Để kiểm chứng những nhận xét trên, các tác giả đã khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy nghiên cứu lịch sử dựa trên chuỗi bản đồ đa thời gian là một công việc hết sức có ý nghĩa cần được đầu tư và đẩy mạnh nghiên cứu. Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu, tuy nhiên đã chỉ ra một số điểm mới về phạm vi cũng như vị trí của Hoàng Thành thời Nguyễn.
Nghiên cứu lịch sử không thể không sử dụng các bản đồ cổ. Các bản đồ cổ là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu những biến động lịch sử về mặt không gian và thời gian. Nhờ sự trợ giúp của CNTT vào việc số hóa bản đồ cổ vùng Hà Nội và lân cận từ năm 1873 đến 1942, các tác giả đã xây dựng thành công hệ thống địa danh các tuyến phố chính trên cơ sở so sánh với bản đồ đương thời nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu lịch sử. Các tác giả cho rằng cần nghiên cứu và phát triển các phương pháp hiệu chỉnh hình học chuỗi bản đồ cổ có tính đến những đặc thù về sự không rõ bản chất toán học của hệ thống bản đồ cũ, cũng như quy tắc thể hiện của các bản đồ này rất khác biệt với ngày nay. Các tác giả hy vọng nội dung nghiên cứu này sẽ được chấp nhận như một vấn đề nghiên cứu của dự án trong những năm tiếp theo.
Để kiểm chứng những nhận xét trên, các tác giả đã khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy nghiên cứu lịch sử dựa trên chuỗi bản đồ đa thời gian là một công việc hết sức có ý nghĩa cần được đầu tư và đẩy mạnh nghiên cứu. Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu, tuy nhiên đã chỉ ra một số điểm mới về phạm vi cũng như vị trí của Hoàng Thành thời Nguyễn.
Nghiên cứu lịch sử không thể không sử dụng các bản đồ cổ. Các bản đồ cổ là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu những biến động lịch sử về mặt không gian và thời gian. Nhờ sự trợ giúp của CNTT vào việc số hóa bản đồ cổ vùng Hà Nội và lân cận từ năm 1873 đến 1942, các tác giả đã xây dựng thành công hệ thống địa danh các tuyến phố chính trên cơ sở so sánh với bản đồ đương thời nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu lịch sử. Các tác giả cho rằng cần nghiên cứu và phát triển các phương pháp hiệu chỉnh hình học chuỗi bản đồ cổ có tính đến những đặc thù về sự không rõ bản chất toán học của hệ thống bản đồ cũ, cũng như quy tắc thể hiện của các bản đồ này rất khác biệt với ngày nay. Các tác giả hy vọng nội dung nghiên cứu này sẽ được chấp nhận như một vấn đề nghiên cứu của dự án trong những năm tiếp theo.
Nguyễn Đình Dương - Viện Địa Lý, Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam
Nguyễn Mai Phương - Trường Đại Học Mỏ Địa Chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
0 comments:
Post a Comment