Saturday, March 10, 2012

Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Tài nguyên nước (UN Water), lượng nước ảo của một sản phẩm là khối lượng nước được dùng để sản xuất ra sản phẩm, được đo đạc tại nơi sản xuất thực tế. Lượng nước ảo cũng có thể định nghĩa là khối lượng nước cần thiết đối với sản phẩm tại vị trí nơi sản phẩm đó tiêu thụ nước. Tính từ "ảo" muốn chỉ thực tế là hầu hết nước dùng để sản xuất ra sản phẩm, nó không chứa trong sản phẩm.
Dấu chân nước được định nghĩa là tổng lượng nước dùng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi một cá nhân, cộng đồng hay được tạo ra bởi một doanh nghiệp. Dấu chân nước của một quôc gia là tổng lượng nước dùng trong sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ được cư dân của quốc gia đó tiêu thụ.
Có thể nhận biết sự khác biệt giữa khái niệm nước ảo và dấu chân nước qua đơn vị tính của chúng. Trong khi đơn vị tính của nước ảo là m nước/tấn sản phẩm thì đơn vị tính của dấu chân nước là m3 nước/đầu người/năm hay m3 nước/năm. Lấy ví dụ: Làng A có 1.000 ha lúa nước, canh tác 2 vụ lúa/năm, năng suất lúa cả năm là 8 tấn/ha, nhu cầu dùng nước của lúa nước là 10.000 m3/ha/năm. Như vậy, lượng nước ảo sản xuất lúa của làng A sẽ là 10.000 m3/ha: 8 tấn/ha = Ì .250 m3/tấn. Dấu chân nước của sản xuất lúa tại làng A là 10.000 m3/ha X 1.000 ha = 10.000.000 m3 nước.
Khái niệm về nước ảo và dấu chân nước được sử dụng để mô tả các mối quan hệ trong quản lý tài nguyên nước (TNN), ngoại thương và các vấn đề chính trị, chính sách và sử dụng tài nguyên nước khi nó gắn với việc tiêu thụ nước của con người. Chúng được dùng để minh họa cho ảnh hưởng thực tế của hoạt động kinh tế đến nước.
Lượng nước ảo của các thức ăn dao động mạnh tùy theo sản phẩm và tùy theo quốc gia hay vùng. Trong số các nông sản, lúa cần nhiều nước nhất: đến 2.291m3 cho một tấn so với 1.334 m3 cho lúa mì. Chăn nuôi cũng cần rất nhiều nước để cho gia súc an, uống và để chăm sóc chúng. Chẳng hạn, trong 3 năm nuôi một con bò cho được 200 kg thịt, nó đã ăn đến Ì .300 kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch...) và 7*200 kg cỏ. Để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến 3 triệu lít nước. Lại còn cần thêm 24.Ỏ00 lít nước cho con bò uống và 7.000 lít cho các hoạt động chăm sóc khác dành cho con bò. Tóm lại, để có Ì kg thịt bò, phải cần đến 15.340 lít nước. Đối với các sản phẩm công nghiệp cũng thế. Trên thế giới, bình quân cần đến 80 lít nước cho mỗi USD sản phẩm. Nhưng ở Mỹ phải cần đến 100 lít, so với khoảng 50 lít ở Đức và Hà Lan, 20 hay 25 lít ở Trung Quốc và Ân Độ.
 Xét theo quan điểm khai thác sử dụng nước trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia khan hiếm nước có thể nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cần nhiều nước, và các nước có tài nguyên nước phong phú có thể tận dụng lọi thế của mình thông qua việc xuất khẩu các hàng hóa hay dịch vụ này. Trong khi việc buôn bằn mang lại lợi ích to lớn này đã được thực hiện trên nhiều vùng trên thế giói, nhưng nhiều nước lại không khuyến khích hoặc không có lợi từ loại hình thương mại đó.
Các sản phẩm cần nhiều nước để sản xuất ra đang được giao dịcĩ qua một khoảng cách rất lớn giữ các quốc gia nhập khẩu và xuấ khẩu dưới dạng nước ảo như hàn hóa nông nghiệp và công nghiệp Khối lượng toàn cầu của các đòn nước ảo trong các mặt hàng Ì 1.625 tỷ m3/một năm, chiế khoảng 40% tổng lượng nước tiê thụ. Khoảng 80% những dòng mí' ảo liên quan đến thương mại sản phẩm nông nghiệp và phần còn 1ại liên quan đến các sản phẩm côn nghiệp.
Xét trên phạm vi toàn cầu, nưy có thể tiết kiệm nếu sản phẩm dư. mua bán từ những nước có hiệu su sử dụng nước cao cho các nước c hiệu suất sử dụng nước thấp. Ví d
Mêhicô nhập khẩu lúa mì, ngô và lúa từ Hoa Kỳ, nước này chỉ cần 7, Ì tỷ m3 nước cho một năm để sản xuất ra lượng nông sản xuất khẩu này, nhưng nếu Mêhicô sản xuất thì phải cần tới 15 tỷ m3 nước trong một năm. Từ góc độ toàn cầu đoi với thương mại ngũ cốc này sẽ tiết kiệm được 8,5 tỷ m3 nước/năm. Mặc dù có một số nước có hiệu suất sử dụng nước thấp xuất khẩu sản phẩm sang các nước có hiệu suất sử dụng nước cao nhưng lượng nước tiết kiệm toàn cầu thông qua thương mại quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp đã được ước tính khoảng 350 tỷ m3 nước/năm, tương đương với 6% khối lượng nước toàn cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bẩn, Mêhicô và hầu hết các nước ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi có nước nhập khẩu ròng ảo. Như thế, an ninh tài nguyên nước của nhiều nước phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước của các nước khác.
Theo nhận định của Viện quốc tế nghiên cứu về các chính sách lương thực (IFPRI), các nước đang phát triển sẽ phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nông sản, từ con số 107 triệu tấn nhập khẩu năm 1995 lên 245 triệu tấn năm 2025. Sự gia tăng này (lên tới 138 triệu tan) tương đương với mức tiết kiệm 147 km3 nước trong những điều kiện về năng suất đã dự kiến, tức 8% tổng lượng nước tiêu thụ và 12% mức tiêu thụ nước để tưới cho đất tại các nước đang phát triển năm 2025. Sự tiết kiệm nước và đất từ việc gia tăng nhập khẩu, như vậy tại các nước đang phát triển đặc biệt có lợi nêu việc nhập khẩu này bắt nguồn tò sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cỷ vi?c thu được số ngoại tệ cần thiết để thanh toán số hàng nhập khẩu. Ngược lại, khi sản phẩm Ịư^g thực được nhập khẩu với số lượng lớn bởi vì sự phát triển và kinh tế không đáp ứng nổi nhu cầu ve các mặt hàng cơ ban thì những yâ" đề nghiêm trọng về an ninh lương thực sẽ xuất hiện. Một số nước lúc đó có nguy cơ không thể Gài thọ nổi theo cách thường xuyên các nhu cầu nhập khẩu cần
nỉ* ù Điều này có nêuy cơ trô uiành thực tế tại các nước châu Phi
và Trung Đông .
Lấy một phép tính đơn giản minh họa sự ảnh hưởng của việc . thay đổi thói quen ăn uống đến nguồn tài nguyên nước. Người ta ước tính rằng, người Trung Quốc đã ăn 20 kg thịt trong năm 1985 nhưng ăn hơn 50 kg trong năm 2009. Điều này làm cho nhu cầu ngày càng tăng đối với thức ăn chăn nuôi. Gia sử có Ì kg hạt ngũ cốc cần Ì .000 lít nước để sản xuất, do sự thay đổi chế độ ăn cho của 1,3 tỷ người dân Trung Quốc, dấu chân nước của Trung Quốc ước tính gia tăng vào khoảng 390 km3 nước. Tinh hình này cũng tương tự xảy ra ở các nước khác có nền kinh tế đang phát triển. Đối với những nước rất nghèo, thậm chí ăn hai bữa một ngày dấu chân nước của các nước nay cũng gia tăng một cách đáng kể.
Khái niệm về một dấu chân nước giúp chỉ ra mức độ và nơi sử dụng nước liên quan đến loại hình tiêu dùng... Mỹ có dấu chân nước 2.480 m3 / người/ năm, Trung Quốc có dấu chân là 700 m 7người/năm. Dấu chân nước trung bình toàn cầu là Ì .240 m3/người/năm.
Xét về TNN, Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các con song quốc tế. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của việt Nam là khoảng 830 tỷ m và hơn 60% lượng nước này phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ. 6 lưu vực phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước khác là sông Cửu Long, có gần 95% tổng lượng nước đến trung bình năm là từ các nước thượng lưu sông Mê Công; sông Hồng - Thái Bình có gần 40% lượng nước mặt đến từ phần lưu vực nằm trong tanh thổ Trung Quốc; LVS
Mã và Cả có gần 30% và 22% tương ứng, lượng nước đến từ Lào; LVS Đồng Nai có gần 17% lượng nước đến từ Campuchia. Sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cũng chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam và sau đó lại chảy về Trung Quốc. Dòng chảy mặt trên LVS Sê San và Srê Pốk trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 75% và 50% tổng lượng nước toàn lưu vực. Gần 57% tổng lượng nước của Việt Nam là cua LVS Cửu Long, hơn 16% trên sông Hồng -Thái Bình và hơn 4% trên LVS Đồng Nai.
Có thể sử dụng hai chỉ số chính để phản ánh thực trạng về lượng nước hiện có và áp lực lên nguồn nước của LVS Viẹt Nam. Chỉ số thứ nhất là lượng nước tính trên đầu người. Tổng lượng nước mặt của Việt Nam tính trên đầu người là 9.856 m3/năm, nhưng tỉ lệ này khác nhau nhiều giữa các lưu vực. Theo tiêu chuẩn quốc tế tổng lượng nước trên đầu người khoảng Ì .700 m3/năm được xem là đáp ứng đủ nhu cầu, với lượng nước bình quân đầu người từ 1.700 m3/năm đến 4.000 m3/năm được xem là thiếu nước không thường xuyên hoặc thiếu nước cục bộ. Với dân số và mức độ phát triển hiện tại, theo tiêu chuẩn này, LVS Đồng Nai và các LVS Đông Nam bộ đều đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước không thường xuyên và cục bộ, trong khi các sông Hồng, Mã và sông Côn đang tiệm cận mức độ thiếu nước này.
Chỉ số thứ 2 là đánh giá về phần trăm lượng nước bị khai thác so tổng lượng nước trung bình năm của một LVS. Tiêu chuẩn quốc tế về "căng thẳng do khai thác nguồn nước" đề ra, mức độ căng thẳng trung bình bắt đầu với ngưỡng khai thác là 20%, và mức căng thẳng cao là trên 40%. Với mức độ sử dụng hiện tại, các LVS Mã, Hương ở trong tình trạng căng thẳng trung bình về nguồn nước (giữa 20% và 40%), và sông Đồng Nai cũng đang ở giới hạn này. Tất cả các sông khác đều đang có mức căng thẳng thấp. Tuy nhiên, vào mùa khô, 6 trong số 16 lưu vực được xếp loại là "căng thẳng trung bình" và 4 lưu vực khác được xếp loại "căng thẳng mức độ cao" (sông Mã, Hương và Đồng Nai). Mức độ căng thẳng cao nhất chính là các LVS thuộc Đông Nam bộ, với hơn 75% lượng nước mùa khô bị khai thác, và sông Mã với gần 80%. Các tỉ lệ trên cho thấy các hoạt động khai thác nước quá mức đã và sẽ tạo nên mức độ rất không bền vững cho các lưu vực.
Trên phạm vi cả nước, gần 82% tổng lượng khai thác nước mặt hiện tại là dùng cho tưới, 11% cho thủy sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho đô thị. Trong đó có 3 lưu vực, lượng nước tưới chiếm hơn 90% lượng nước sử dụng. Lưu ý là thủy điện không được tính là đối tượng sử dụng nước vì thủy điện nhìn chung không "tiêu hao" nguồn nước, mặc dù no có thể làm thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy và đôi khi còn chuyển nước từ sông này sang sông khác. Hiện tại, lượng nước đang được sử dụng hàng năm cho tất cả các mục đích khoảng 80,6 tỷ m3. Đến năm 2020, tổng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên khoảng 120 tỷ m3, tức tăng thêm 48%. Trong đó, nước cho tưới tăng 30%, công nghiệp tăng gần 190%, đô thị 150% và nước cho nuôi trồng thủy sản là 90%. EĨự báo nhu cầu nước sẽ tăng đáng^ kể trên các LVS Trà Khúc, Côn, Ba, các LVS Đông Nam bộ, Sê San và Srê Pốk. '
Dân số gia tăng đì cùng với sự gia tăng sử dụng nước sẽ làm thay đổi lượng nước hiện tại và làm thay đổi mức "căng thẳng" ở các LVS. Dự báo dân số tới năm 2020 cho thấy, LVS Đồng Nai sẽ tiến gần tới mức thiếu nước nghiêm trọng nếu xét về tổng lượng nước hàng năm. Các LVS Đông Nam bộ, Hồng, Mã và Côn sẽ ở ngang hoác dưới mức thiếu nước. Các lưu vực còn lại sẽ có đủ nước cho nhu cầu cộng đồng trên cơ sở lượng nước trung bình năm. Tính cả dự báo sử dụng nước trong tương lai vào mùa khô tới năm 2020 trong chỉ số khai thác nguồn nước cho thấy lưu vực Đông Nam bộ trên ngưỡng 100%. Điều này có nghĩa là sử dụng nước dự báo sẽ vượt xa tổng lượng nước sẵn có trên lưu vực trong mùa khô. LVS Mã sẽ ở mức 100% và sông Côn đang tiến đến mức này. Các sông Hồng, Ba, Đồng Nai, Hương và Trà Khúc sẽ nằm trong khu vực chịu căng thẳng cao về nước. Các lưu vực khác sẽ nằm trong khu vực căng thẳng trung bình về nước, trong khi chỉ có LVS Sê San và Thạch Hãn sẽ không chịu áp lực về nước, mặc dù các lưu vực này cũng có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước cục bộ.
Biến đổi khí hậu được xem là yếu tố làm thay đổi dòng chảy mặt hiện tại và chế độ mưa. Mô phỏng mô hình khí hậu Bộ TN&MT đang sử dụng cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm sẽ tăng khoảng 5%, trong đó lượng mưa sẽ tăng nhiều ở miền Bắc hơn so với miền Nam. Hầu hết các mô hình cho thấy, trung bình lượng mưa tăng cao hơn lượng bốc hơi do nhiệt độ tăng, kết quả người ta dự đoán lượng dòng chảy trung bình sẽ tăng, khoảng 50 mm/năm (xấp xỉ lượng tăng 5%). Hầu hết lượng mưa tăng trung bình hàng năm được dự đoán sẽ diễn ra vào các tháng mùa mưa, chỉ có lượng nhỏ mưa tăng thêm trong mùa khô.
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu lúa và là một trong những nước có lượng xuất khẩu chè, cà phê, hạt điều... lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNN tình hình sản xuất của một số loại cây trồng như sau:
Như vậy, ước tính trong năm 2008, lượng nước ảo của lúa vào khoảng 1.400 m3/tấn và dấu chân nước sản xuất lúa vào khoảng 50 tỷ m3 (Diện tích canh tác lúa vụ Đông Xuân là 3 triệu ha, diện tích canh tác vụ hè thu là 2 triệu ha, nhu cầu dùng nước của lúa nước trong hai vụ khoảng 10.000 m3/ha). Dấu chân nước của sản xuất lúa chiếm khoảng 6% tổng lượng dòng chảy mặt (50/830 ty nẠ Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tất cả các hồ chứa của Việt Nam mới chỉ trữ được khoảng 5% tổng lượng dòng chảy mặt.
Năm
Là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, chúng ta đã xuất đi một lượng nước rất lớn mỗi năm. Trong khi chúng ta lại đang phải đối đầu với những thách thức lớn đã nói ở trên. sử dụng khái niệm nước ảo và dấu chân nước, tính toán ị lượng nước ảo và dấu chân nước ỉ trong công tác quy hoạch khai thác ị sử dụng nước, công tác hoạch định ị chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ giúp chúng ta có cơ sở khoa học và thực tế hơn nhằm đạt tới việc khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.
PGS.TS Bùi Công Quang
Đại học Thủy lợi – Hà Nội

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts