Thursday, March 29, 2012

Quốc lộ 2 có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội đối với nhiều tỉnh trung du và đặc biệt đối với các tỉnh miền núi ở phía tây tây bắc nước ta. Nếu các bạn muốn lên Tuyên Quang hay Hà Giang, chỉ có một tuyến đường thuận tiện nhất và ngắn nhất, đó là đi theo quốc lộ 2.

( đường lên Hà Giang vừa hẹp vừa quanh co hiểm trở )

Quốc lộ 2 có điểm đầu tại ngã ba Phù Lỗ (giao với km18 quốc lộ 3) huyện Sóc Sơn, Hà Nội qua địa bàn năm tỉnh và thành phố các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và điểm cuối tại cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tổng chiều dài toàn tuyến là 313 km. Toàn tuyến có 89 cầu đường bộ, các cầu lớn là các cầu: Việt Trì…Trong đó cầu dài nhất là cầu Đoan Hùng ở km111+300, cầu có chiều dài 450 m và rộng 12 m. Cùng có tên quốc lộ 2 còn có:
- Quốc lộ 2A: Từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đến thị xã Vĩnh Yên.
- Quốc lộ 2B: TQuốc lộ 2 tại Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc,  đến thành phố Tuyên Quang và một ngả rẽ lên thị trấn Tam Đảo.
- Quốc lộ 2C: TXã Vĩnh Thịnh Huyện Vĩnh Tường Vĩnh Yên Cắt qua đường 37 tại Sơn Dương Tuyên Quang, đến Thành phố Hà Giang, đi tiếp qua ngã ba Nguyễn Trãi đầu quốc lộc 4C để  đến cửa khẩu Thanh Thủy.
Cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên quốc lộ 2C, nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã được khởi công.
Đây là cây cầu chính trên tuyến đường vành đai 5, là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng,trong tổ số 7 cầu vượt sông Hồng đoạn qua Thành phố Hà Nội, sau các cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân (đang xây dựng), và Thăng Long, cầu và đường đã kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. là tuyến giao thông quan trọng kết nối các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang với các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và ngược lại.


( Sân bay Quốc tế Nội Bài điểm đến thủ đô Hà Nội )

Quốc lộ 2 chính từ Km0 (Phù Lỗ) đến Km thứ 109 (Đoan Hùng) còn là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh. trong các Hiệp định đường bộ GMS và ASEAN.
Hiện nay dự án xây dựng và mở rộng Quốc lộ 2 từ Hà Nội đến Hà Giang đang được xây dựng tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Trong đó đoạn từ Hà Nội đến Phú Thọ thành đường cao tốc đang được xây dựng, cuối năm 2010 đã hoàn thành 10,5km đoạn tránh Thành phố Vĩnh Yên. Công trình do Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 chiếm 86,26% tổng mức đầu tư Dự án, còn lại là phần vốn hỗ trợ của Nhà nước. Dự án đã hoàn thành đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo Quyết định đầu tư của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam với vận tốc thiết kế 80km/h.
Quốc lộ 2 từ Hà Nội lên Hà Giang qua trung tâm hành chính của các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Tho, Tuyên Quang. Ở Mỗi địa phương đều có những nét lịch sử văn hóa đặc trưng:
Tỉnh Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô  Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay.
Tỉnh Vĩnh Phúc là tên ghép của 2 tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên. Vùng đất này cũng là một miền đất thuộc Nhà nước Cổ đại đầu tiên của Việt Nam - nước Văn Lang của các Vua Hùng.  Từ thế kỷ thứ III trở đi còn nhiều lần thay đổi địa danh: Năm 1890 thành lập Tỉnh Vĩnh Yên, năm1903, tỉnh Phủ Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên, năm 1950 hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên với Phúc Yên, thành tỉnh Vĩnh Phúc.
Vùng đất Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 trở đi đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam.  dưới đời nhà Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang rồi đổi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc. Đời vua Lê Thánh Tông trở thành tỉnh Minh Quang. Thời Nguyễn,vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh Tuyên Quang dưới triều Minh Mạng.
Đất Hà Giang thời các Vua Hùng dựng nước, vùng đất này là địa bàn cư trú của cư dân bộ Tây Vu; đến Thế kỷ XI mang tên Châu Bình Nguyên; thời Lý thuộc phủ Phú Lương; thời Trần là trường Phú Linh; thời Lê đổi thành châu Vị Xuyên.
Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến Sông Lô.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại loại chim thú khác.
Với 23 tộc người cư trú, có những dân tộc ít người chỉ ở Hà Giang mới có hoặc có nhiều hơn các tỉnh khác như dân tộc Pà Thẻn, Lô Lô, La Chí, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá... Mỗi dân tộc dù ít hay nhiều người đều có nét văn hoá truyền thống hết sức độc đáo,
Ngoài các danh thắng ở Hà Giang còn có một phiên chợ nổi tiếng mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, đó là chợ tình Khâu Vai ( Khâu Vai, huyện Mèo Vạc) Ngày xưa chợ tình Khâu Vai là nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ không có người mua, không có người bán, gần đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ.
Trên tuyến quốc lộ 2 từ Hà Nội đến Hà Giang có một điều đặc biệt là:
     Tuyến đường gần như chạy song song với dòng sông Lô, từ biên giới Việt Trung tại cửa khẩu Thanh Thủy và đến điểm cuối tại Việt Trì đổ vào sông Hồng. Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km. Đoạn từ thị xã Tuyên Quang đến thị xã Hà Giang, các tàu thuyền có tải trọng nhỏ có thể tham gia vận tải được vào mùa mưa.
Bắc qua dòng sông Lô thơ mộng có 6 cầu gồm: Tân Quang (huyện Bắc Quang- cầu lớn nhất bắc qua sông Lô trên địa phận Việt Nam), Tân Hà (thành phố Tuyên Quang), Bình Ca (huyện Sơn Dương), Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang), Việt Trì (thành phố Việt Trì) , Yên Biên (thị xã Hà Giang).  
     Sông Lô nơi xuất xứ của trường ca ‘’Sông Lô’’nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao ca ngợi cảnh đẹp dòng sông với những chiên công trong kháng chiến chống Pháp.
Trục đường Quốc lộ 2 đi qua một số nơi nổi tiếng như:
     Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tại Đông Anh Hà Nội. Cảng Nội Bài là cảng hàng không lớn thứ 3 của Việt Namsau các cảng hàng không: Tân Sơn Nhất ( Thành phố Hồ Chí Minh ) và Cam Ranh ( Khánh Hòa ). Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài có 15 tuyến đường bay đi đến các địa phương của Việt Namvà có tới 33 tuyến đường bay tới thủ đô, thành phố của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có các đường bay thẳng tới Pháp, Anh , Nga, Đức… không qua Đu Bai. Nhà ga hàng không T1 Nội Bài được đưa vào sử dựng năm 2000 theo một phong cách kiến trúc độc đáo, do các kiến túc sư Việt Nam thiết kế, với 5 cánh hoa sen. Sau hơn một thập kỷ hoạt động bay giờ nhà ga T1 đã quá tải và nhà ga T2 đang được xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng đường không từ Thủ Đô Hà Nội và là điểm đến của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
    Cầu Việt Trì được coi là một địa danh ngã ba sông, nơi hợp lưu của ba dòng sông là: Sông Hồng, sông Lô sông Đà, đó là vùng ngã ba sông Bạch HạcTại ngã ba sông này có một loài cá quý hiếm , nghe nói giống cá này chỉ có ở nơi đây mới có, ngày xưa thường để tiến vua, đó là cá Anh Vũ. 
Cá Anh Vũ thường sống nơi nước trong và có nhiều hang đá. Con cá trông dài và na ná như con trôi to nhưng bộ vảy thì óng ánh, sặc sỡ rất đẹp. Chỉ có điều đầu cá trong khác thường  với cái môi cá bằng sụn rất to và dày như mõm lợn. Thịt cá hấp với gừng và gia vị vàng óng, vừa dai vừa ròn. thường được dùng kèm với chuối, khế xanh, mùi tàu, tía tô, dấp cá cuốn với bánh đa.

( Cầu Việt Trì mới, móng trụ được khoan cọn nhồi bê tông đường kính lớn )

Tại khu vực ngã ba này còn có một cây cầu nổi tiếng, đó là cầu Việt Trì. Cầu cũ ngày xưa có tới 4 nhịp cong cong như vầng trăng khuyết, được xây dựng trước cả cầu Long Biên, cầu Việt Trì dành cho đường sắt và đường bộ đi chung, Cầu cũ đã bị bom của không quân Mỹ đánh sập, cầu Việt Trì hiện nay được xây mới với móng trụ cầu bằng công nghệ khoan cọc nhồi bê tông lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Thi công cầu Việt Trì mới là: Trung tâm công nghệ  và công tuy cầu 7 thuộc TCT xây dựng Thăng Long. Cầu có 3 làn: Làn giữa dành cho tàu hỏa, 2 làn hai bên dành cho ô tô. Điều đặc biệt là tiền thân công ty cầu 7 là đội cầu Trần Quốc Bình thi công cầu Việt trì vào cuối năm 1954 cùng với các chuyên gia Trung Quốc. Cầu Việt Trì là một trong 2 cây cầu được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc tết vào mùa xuân những năm 1955 và 1956.


( Thành nhà Mạc ngày xưa,  giờ không còn nữa )

     Trên tuyến quốc lộ 2, trong thành phố Tuyên Quang có một di tích nổi tiếng đó là thành nhà Mạc. Thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Đây là một trong tổng số 4 thành vẫn còn được lưu giữ bảo tồn tại:  Thành phố Lạng Sơn,  xã Cao Bình, tỉnh Cao Bằng, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Thành nhà Mạc tại Tuyên Quang được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.  Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia.  Năm 2010 thành cũ được trùng tu xây mới. Một di tịch 400 năm tuổi  bây giờ bỗng trỏ thành “ một ngày tuổi”. 
Cách thành phố Tuyên Quang không xa, còn còn có suối nước khoáng nóng Mỹ Lâm, tại huyện Yên Sơn. Đây là nơi thích hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh, bởi hàm lượng Sulfuahydro trong nước khá cao, được bơm trực tiếp từ mạch nước ngầm sâu trên 100 mét tới các bồn tắm. Nguồn nước khoáng nóng này được các nhà địa chất người Pháp phát hiện ra từ năm 1923.


(Thành phố Hà Giang nằm giữa 2 sườn núi )

     Tại thị xã Hà Giang đi tiếp quốc lộ 2, rất thuận tiện cho mọi người lên cửa khẩu Thanh Thủy, nơi đầu nguồn của sông Lô từ Vân Nam Trung Quốc chảy vào Việt Nam. Được biết ngày xưa còn được gọi là cửa ải Phú Lệnh. Theo sách sử còn ghi lại, nơi đây quân nhà Minh đã từng đưa 40 vạn quân theo đường bộ và đường thủy tại thượng nguồn sông Lô tiến về Tuyên Quang, theo đường bộ xưa mà bây giờ gọi là quốc lộ 2 hội quân tại Bạch Hạc Việt Trì vây hãm kinh thànhThăng Long đánh chiếm nước Đại Việt.
Tại thành phố Hà Giang, nếu đi theo trục đường quốc lộ 4C với nhiều đường đèo dốc quanh co, ta sẽ lên cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng, đã được UNESCO đánh giá rất cao về bản sắc văn hoá của các dân tộc sống trên cao nguyên ( đón đọc bài giới thiệu về quốc lộ 4)..
Chu Đức Soàn
Tổng hợp và nâng cao

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts