Lời mở đầu:
Qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, sử học và nội dung cuốn Lịch sử Giao thông vận tải Việt Nam, tổng quan về đường thiên lý Bắc Nam hay còn gọi là đường cái quan, đường hạ đạo là sự khởi đầu tạo thành tuyến đường quốc lộ 1A xuyên Việt hiện nay. ( Mời đọc :Quốc lộ 1A- Đường xuyên Việt ).
Để quản lý lãnh thổ, nhà nước vẫn phải có đường để nối liền các địa phương. Cho nên từ buổi đầu mới dựng nền độc lập, do yêu cầu quân sự, đường bộ Việt Nam đã ra đời. Một trong những trục đường đó là
Đường Thiên Lý Bắc Nam Đây là con đường giao thông chính của nước ta, xuyên suốt từ Bắc xuống Nam . Lâu nay người ta vẫn tin rằng điểm khởi đầu là cửa ải Mục Nam quan (Lạng Sơn. ) và kết thúc là Năm Căn (Cà Mau), Tuy nhiên có một thông tin cho rằng điểm khởi đầu là Lũng Cú Đồng Văn (Hà Giang). Sau đây là khái quát các đoạn đường Thiên Lý hay còn gọi là đường hạ đạo thời xưa:
Chu Đức Soàn
Đường Thiên lý đoạn từ Sài Gòn – Gia Định đến Mỹ Tho
Năm 1835, vua Minh Mạng cho đắp các đường bộ ở các tỉnh Nam Kỳ dùng vào việc quan báo, khắc phục việc đi lại chủ yếu bằng đường thủy trước đây. Từ thành Định Tường còn có thêm 3 tuyến đường quan trọng khác: đường từ bắc thành Gia Định đến Định Tường, dài 10.800 trượng (từ Sài Gòn đi Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, Chợ Gạo đến Mỹ Tho); đường từ cửa tây thành Định Tường đến địa giới tỉnh Vĩnh Long, dài 6.600 trượng (từ Mỹ Tho cặp sông Tiền đến Cái Thia); đường từ đông nam thành Vĩnh Long đến địa giới Định Tường (từ Vĩnh Long đến bến đò sang Cái Thia).
Lúc bấy giờ, con đường cũng được chia thành nhiều cung, mỗi cung trung bình dài khoảng 25-30 dặm (15km-20km). Để có chỗ canh phòng, vận chuyển công văn giấy tờ, và làm nơi đón đưa quan lại trú đêm trên đường.
Sau đó, đường Cái quan được nối dài theo sự nghiệp mở nước về phương Nam của dân tộc Việt, và vào khoảng 1757 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, con đường vào đến đất Hà Tiên.
Năm 1792, chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau này là vua Gia Long) đã cho đắp đường từ Mỹ Tho qua giồng Kiến Định và bắc cầu Quỳ Tông. Trong năm này, ông đã huy động dân binh đắp đường thiên lý phía nam từ Gia Định dọc theo giồng cát xuống Trấn Định, qua Thủ Đoàn, giồng Cai Yến, giồng Tha La, giồng Kỳ Lân, giồng Cai Lữ, giồng Trà Luộc, giồng Cai Lễ, giồng Thủ Triệu, Cái Thia... Hai bên đường thiên lý đặt nhiều quán trạm.
Đường thiên lý các đoạn từ Sài Gòn - Gia Định ra Thừa Thiên Huế và vùng đất Quảng.
Lúc Nam Bộ mới mở mang, đường Thiên lý đi từ phía bắc Cầu Sơn (quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) đến Bình Giang. Bến Bình Đông khi đó ruộng chằm lầy bùn, đường bộ chưa mở, ai muốn đi Biên Hòa hoặc lên Băng Bột đều phải đi đò.
Cho đến năm Mậu Thìn (1748), nhà Nguyễn bắt đầu cho mở đường từ thành bát quái qua bến đò Bình Đông sông Sài Gòn, đến Đồng Môn bây giờ là Long Thành, rồi đến Mỗi Xoài ( Bà Rịa ) để từ đó đi men theo đường bờ biển đi Phan Thiết..
Theo trang tin điện tử Phan Thiết:: Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân của Chúa Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến sâu vào vùng đất cực Nam, vượt qua sông Mai Nương của xứ Pan Ran (Phan Rang) băng theo vùng gió cát ven biển Đông, tiến vào cửa biển Paric (Phan Rí) rồi đến cửa Ba-Giai (Phố Hài). Cuộc hành quân đường bộ dài khoảng 150 kilômét ấy là đường cái quan hay còn gọi là đường thiên lý.
Đến cuối thế kỷ XVIII, một cây cầu gỗ dài 41 trượng (khoảng 164 mét) bắc qua sông Phan Thiết, cách biển trên một dặm (khoảng nửa kilômét), nối liền con đường cái quan từ bên này sông sang bên kia sông. Cầu có tên Thắng Kiều Từ năm 1809 vào thời Gia Long, đường cái quan này được tu bổ, mở rộng có quân xá và trạm dịch chuyển công văn từ trong ra ngoài. Đoạn ngang qua Phan Thiết dài tới 40 - 50 km, trong đó có gần 6 km qua ruộng muối rồi đếnPhố Hài. Đây là khu vực sầm uất nằm giữa hai trạm trên đường thiên lý đó là Thuận Lý và Thuận Phan. Phía tả ngạn sông lúc đó có phủ lỵ Hàm Thuận. Dọc trên hai bờ sông nhìn đâu đâu cũng người qua kẻ lại dập dìu, trên bờ cửa nhà chen chúc còn dưới bến thì tấp nập ghe thuyền. Đi xa trên 15 kilômét nữa, gặp trạm Thuận Tỉnh (nằm trong khu vực Rạng - Mũi Né) đóng giữa một làng đánh cá trù phú có tới 400 nóc nhà ngói. Đường Thiên lý đoạn qua Phan Thiết được nhìn nhận như vậy, gần như nhận định của ông Nguyễn Đình Đầu.
Tại Phú Yên, theo ông Phan Thanh thì ngày xưa đường Thiên Lý đi từ Cù Mông đến đèo Cả qua 7 trạm chính, mỗi trạm cách nhau khoảng 30 dặmđược xây dựng từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19
Tổng cộng chiều dài đường Thiên Lý thuộc tỉnh Phú Yên từ năm 1808 đến 1832 là 173 dặm. từ trạm Phú Khê ở thôn Bình Thạnh (nay thuộc xã Xuân Lộc - Sông Cầu), qua đèo Cù Mông, đến trạm Phú Thường.
Vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, trong phạm vi tỉnh Phú Yên, đại bộ phận quốc lộ 1 được xây dựng trên con đường Thiên Lý ngoại trừ đoạn từ Lệ Uyên đến Bình Thạnh và từ Xuân Thọ đến An Cư.
Tại vùng Quảng Ngãi, khi đất Cổ Lũy Động thuộc Vương quốc Chămpa trở thành các châu Tư, Nghĩa thuộc lộ Thăng Hoa của nhà nước phong kiến Đại Ngu. Thì trục đường chính từ miền Bắc vào gọi là đường Thiên Lý xuất hiện, chắc chắn là dựa vào nền đường đã hình thành từ trước và có tu sửa, nâng cấp thêm, để xứng với tầm quan trọng của nó.
"Năm thứ hai niên hiệu Thuận Thành Hồ Hán Thương ( 1402), tháng ba, con đường từ Tây Đô (tức Thanh Hóa) đến Hóa Châu được sửa sang xây đắp lại, dọc đường cho đến phố xá có thể truyền thư tín, nên gọi là đường Thiên Lý.
Trên bản đồ Lê Hoàng triều kỷ vẽ từ đời Lê cũng có đường Thiên Lý vắt ngang, có vẽ rõ Cầu Cháy, đò sông Trà Khúc, cầu Bàu Giang, đò Sông Vệ, cầu xã Thanh Hiếu, các cửa biển Sa Cần, Sa Kỳ, Đại Cổ Luỹ, Cảnh Dương (có lẽ là cửa Lở sau này), Mỹ Á, Thanh Hiếu, Sa Huỳnh...
Theo Lê Quý Đôn đường thiên lý ở Quảng Ngãi qua: " Bến Bản, Thạch Xuy, Quán Trì Bình (đường nơi đây gần núi), đến Cầu Cháy đều thuộc phủ Quảng Nghĩa, cầu quán Lâm Đồ, qua sông Trà Khúc, dinh Chương Nghĩa, qua Sông Vệ, qua quán Nghĩa, quán Hoa Sơn, quán Hoa Sơn, quán Cát, cộng lại một ngày đường, đến quán Đỉnh Thiều) cộng hai ngày đường. Đây là nơi mà phủ Quảng Nghĩa và phủ Quy Nhơn giáp giới với nhau, trên đường Thiên Lý địa phận Quảng Ngãi, đi bộ mất khoảng 6 ngày đường.
Thời nhà Minh (Trung Quốc) đô hộ nước ta vùng đất Cổ Lũy ( Quảng Ngãi) bị Vương quốc Chămpa chiếm lại. Khi Lê Lợi kháng chiến thắng lợi và khôi phục lại chủ quyền đất nước, mấy lần quân Đại Việt tiến quân vào đánh Chiêm Thành, đều bằng đường Thiên Lý, trong đó có đoạn băng qua dọc đồng bằng ven biển Quảng Ngãi.
Một trong những điểm xung yếu trên trục đường thiên lý từ Sài Gong – Gia Định đến kinh thành Thăng Long là đéo Hải Vân. Đường đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, nối Thừa tuyên Quảng Nam với vùng Thuận Hóa. Thừa Tuyên Quảng Nam là vùng đất mới có từ thời nhà Lê, được tình từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. ( Vùng đất Thuận Hóa ( bao gồm Thừa thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, nguyên là đất thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri của Chiêm Thành xưa, được vua Chiêm dâng cho nước Đại Việt thời nhà Trần.)
Quân đội nhà Lê khi đó còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, vua Lê Thánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bì (đá bia), ghi công mở đất và phân định ranh giới, chữ ấy nay vẫn còn.
Như vậy Hải Vân là con đèo nằm trên đường thiên lý được hình thành từ thời nhà Lý và nhà Trần, có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các đoạn đường đèo xuyên nước Việt với chiều dài 21km,. Vào thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đã qua đây và đã đặt danh hiệu"Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Cửa ải Hải Vân quan được xây dựng từ thời nhà Nguyễn. Ngay xưa khi phải qua đường đèo Hải Vân ai cũng sợ bởi đường đèo hoang vu hiểm trở, có nhiều dốc cao nguy hiểm. Có câu ca rằng:
Đường bộ thì sợ Hải Vân
Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước (1802), ông thấy đường sá giao thông là vấn đề khẩn yếu cho việc chính trị nên sai quan trấn nhậm các doanh trấn phải sửa chữa, bắc cầu ván qua sông suối và uốn thẳng lại con đường Thiên lý. Đó là vào các năm: 1809 sửa đắp đường quan từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào đến Đình Hòa (Bình Thuận, Khánh Hòa). Năm 1810, sửa cầu cống đường sá ở các địa phương Quảng Đức (Thừa Thiên Huế), Quảng Trị, Quảng Bình. sửa cầu Lý Hòa ở Quảng Bình. Cầu cũ 138 nhịp, đến này do bờ sông bồi lấp, chỉ còn rộng 71 trượng, cho bớt đi 82 nhịp chỉ còn sửa chữa 56 nhịp.
Các nhà nghiên cứu lịch sử tại Quảng Bình đã nêu: Quảng Bình Quan (mới phục chế lại) hiện đang ở trung tâm phường Hải Đình giữa bốn ngả đường: phía Bắc là đường đi Hà Nội, phía Nam là đường đi Huế. Vị trí mà cả hai con đường: Thiên Lý và Thượng Đạo các đời Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn phải đi qua, phải gặp nhau để đi tiếp vào Đàng Trong.
Thời bấy giờ, từ Bắc vào Nam đến đây phải qua sông Động Hải tức qua sông Cầu Dài. Khi chưa có cầu, người ta gọi đó là bến đò Quảng Bình, hay đò Động Hải. Quảng Bình Quan ở phía bắc Cầu Dài chỉ vài trăm mét, muốn đến cầu đó, con đường phải qua Quảng Bình Quan, nơi gặp gỡ của hai con đường Thượng đạo và Thiên Lý mà Lê Quý Đôn đã nói.
Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc TrungNam . Đường đựoc chia thành nhiều trạm, có phu trạm lo việc truyền công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm. Để phục vụ cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua Minh Mạng cấp cho mỗi trạm 3 con ngựa.
Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc Trung
Để tiện việc đón đưa các vị quan lại trú đêm trên đường Thiên lý, từ thời vua Gia Long, đường Thiên Lý đã được chia thành nhiều cung, mỗi cung trung bình dài khoảng 15km, ở giữa hai cung có một nhà trạm lợp ngói, có hào và tường bao bọc chung quanh, lại có chòi. Từ cửa Nam Quan vào đến tỉnh Bình Thuận có tất cả 98 nhà trạm. Đường Thiên lý chủ yếu dành cho quan lại sử dụng nên nó cũng có tên là Con đường Cái quan.
Năm 992 vua Lê Hoàn đã cho làm con đường từ cửa biển Nam Giới ( cửa Sót huyện Thạch Hà Hà Tính ) vào đến châu Địa Lý ( vùng đất Quảng Bình ) để di dân và điều chuyển binh lính tiếp nhận vùng đất mới.
Từ thời nhà Lý đóng đô ở Thăng Long đã mở đường hạ đạo, hay còn gọi là đường cái quan, đường thiên lý. Đường hạ đạo có nhiều đoạn gần trùng với tuyến quốc lộ 1A hiện nay. Quyển Sử học bị khảo của Nhà sử học Đặng Xuân Bảng thế kỷ 19 có chép: Nhà Lý về sau đóng đô ở Thăng Long muốn vào Thanh Hóa thì theo một đường qua các huyên Thượng Phúc ( Thường Tín ), Thanh Liêm ( Hà Nam ) mà vào Gia Viễn..’’
Nhìn chung, con đường Cái quan ngày trước cũng chỉ là con đường đất, chạy qua các làng mạc hoang vu, dân cư còn rất thưa thớt, qua những đèo dốc và rừng hoang. Khó khăn chính trên tuyến đường này là chưa bắc được nhiều cầu qua các sông suối nhất là vào mùa mưa lũ. Và phương tiện đi lại, ngoài ngựa, võng, kiệu, cáng dành cho quan lại với một số xe bò, xe trâu chuyên chở hàng hóa, lương thực, còn hầu hết nhân công đi bộ mang vác.
Tháng 7.1885 thực dân Pháp tiến hành mở rộng con đường đi qua đèo Hải Vân để nối liền cửa biển Đà Nẵng – nơi các chiến hạm của Pháp đậu – với Kinh đô Huế. Công trình do Đại úy công binh Besson đảm trách.
Như vậy đầu thế kỷ XX, để khai thác thuộc địa, song song với việc duy trì tuyến đường bộ xuyên Việt, người Pháp chú tâm vào việc xây dựng và khai thác các tuyến đường sắt, còn đường bộ chúng bỏ lửng. Mãi cho đến sau năm 1912 thì toàn quyền Sarraut mới chú ý vào việc mở mang tuyến đường bộ song hành với đường sắt. Năm 1918, thực dân Pháp ký nghị định chia đường bộ Việt Nam thành hai loại: đường thuộc địa ( đường quốc lộ ) và đường địa phương ( đường tỉnh lộ). Đường thuộc địa (21 đường) Đường thuộc địa số 1 được vạch theo con đường Cái quan của nhà Nguyễn nối Hà Nội với Sài Gòn. Con đường Cái quan được điều chỉnh lại và mở rộng, lát đá, rải nhựa, xây cầu cống và bến phà, trở thành đường Quốc lộ IA.
Nối đường thuộc địa số 1 với các địa phương, ở Bắc Kỳ có những đường số 2, số 3, số 4 nối Hà Nội với các miền thượng du, đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng. Ở Trung Kỳ có 6 hoành lộ chính xuyên dãy Trường Sơn băng qua Lào và Campuchia. Ở Nam kỳ có 3 đường thuộc địa nối Sài Gòn đi Đà Lạt, Sài Gòn đi Vũng Tàu, Sài Gòn đi Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Cà Mau.Ngày nay không những chúng ta có Quốc lộ số 1A – hậu thân của đường Thiên lý/ con đường Cái quan/ đường Quốc lộ số 1.
Trục đường Thiên Lý Bắc - Nam được thực dân Pháp củng cố, đổ cấp phối đất sét nện và gọi một là Đường Thuộc địa số 1 (Route Coloniale N01), hay quen gọi là "Đường Thiên Lý số 1. Như vậy, về đại thể Đường Thuộc địa số 1 thực chất là sự kế thừa các trục đường bộ xuyên Việt đã có từ trước đó, sau này trở thành trục đường 1A.
( Đường xuyên Việt qua ải Chi Lăng Lạng Sơn )
Trục đường từ kinh thành lên biên giới phía bắc Việt Nam được khái quát như sau:
Theo quyển lịch sử GTVT Việt Nam, căn cứ truyền thuyết và thư tịch cổ và sách Thủy Kinh chú, quyển 37 có ghi: Mã Viện có làm tờ tâu với vua Hán Quang Vũ rằng: Con đường từ Mê Linh ( Phong Châu ) ra Bồn Cổ ( Mạn Hảo) mà tới Ích Châu ( Trung
Quốc ) là đường binh xa vận tải hành quân mau chóng. Qua đó người ta đại khái biết thời đó còn có những con đường lớn là:
- Đường từ Cổ Loa đến Vũ Ninh ( Quế Võ Bắc Ninh ).
- Đường từ Văn Lang ( Mê Linh ) Bạch Hạc ( Việt Trì ) đến Cổ Loa.
Từ kinh thành Thăng Long từ thời Lý, ngoài trục phía Nam , đã hình thành thêm những trục đường được tỏa ra như:
Đường đi Châu Phong ( Sơn Tây),
Châu Đăng ( Hưng Hóa ),
Tiền Châu, Long Châu ( Bắc Ninh, Bắc Giang ),
Hồng Châu ( Nam Sách Hải Dương ),
Trường châu ( Nam Định, Ninh Bình
Thôn Gia Quất nằm ven Quốc lộ 1 A, phía bắc sông Hồng, đây chính là con đường Thiên lý từ Thăng Long qua trấn (tỉnh) Bắc Ninh lên Lạng Sơn để sang Trung Quốc. Rất có thể sau này trở thành trục đường thuận tiện để sang đất Trung giao thương hòa hiếu và cũng trở thành một trục đường thuận lợi để quân phương Bắc đánh chiếm nước Đại Việt.
Những tên xưa của bờ bắc sông Cầu ( Bắc Ninh ) đến phần đất phía nam Lạng Sơn ngày nay có tên là Châu Lang hay còn gọi là Lang Châu. Trong các châu thời ấy thì Lang Châu là lớn mạnh hơn cả lại ở gần kinh thành Thăng Long và nằm trên trục đường thiên lý lên biên giới sang Trung Quốc. Quân Tống xâm lược nước Việt đã theo lối này để vào Thăng Long nhưng phòng tuyến sông Cầu do Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy đã ngăn cản bước tiến quân của chúng.
Thời kỳ Đại Việt có:
Đường từ thành Đại La tới biên giới Lạng Sơn, qua một vùng đồng bằng, dọc theo thung lũng sông Thương, là tuyến đường hành quân và chở cống phẩm suốt trong thời kỳ Bắc thuộc. Đây là đoạn đường đầu của con đường Thiên Lý được bắt đầu từ thời Lý và được mở rộng về sau để lên tới ải Mục Nam Quan, biên giới Việt - Hoa tại Đồng Đăng Lạng Sơn.
Ngoài trục đường trên để lên biên giới phía Bắc có nhiều trục đường khác như:
Đường theo dọc sông Hồng từ Mê Linh ngược lê tới Côn Minh Trung Quốc và được kéo dài tới Miến Điện.
Đường từ Bắc Ninh qua Phả Lại ( Lục Đầu Giang ) tới Quảng Ninh sang Trung Quốc trên cơ sỏ đường 18 hiện nay.
Trên đây là vài nét về trục đường thiên lý, hay còn gọi là đường hạ đạo, được coi là khởi đầu của truyến quốc lộ 1A. Tuy nhiên còn có một tuyến đường nữa được gọi là đường thượng đạo từ kinh thành Thăng Long xuối xuống phía Nam sẽ được nêu sau.
Tổng hợp và nâng cao.
0 comments:
Post a Comment