Phát triển hệ thống rừng ngập mặn chính là tạo ra dải đê thiên nhiên, ngăn chặn và bảo vệ rất hiệu quả miền duyên hải trước sự dâng cao của nước biển cũng như tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Đó là khẳng định của giới chuyên gia tại các cuộc hội thảo về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam. Nhận thức được điều này, cùng với nỗ lực của nhà nước, hiện nay tại nhiều địa phương trên cả nước, những người dân cũng đang tích cực chung tay gìn giữ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những người nông dân giữ rừng ngập mặn.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ấp Âu Thọ B, tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có một cách làm độc đáo: người dân liên kết với nhau thành từng nhóm để giữ rừng. Ai muốn vào rừng khai thác, phải được sự đồng ý của cả nhóm. Cách làm này đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng ngập mặn phòng hộ do chính những người dân trong ấp Âu Thọ B giữ gìn, ông Thạch Soal, Trưởng nhóm “đồng quản lý bảo vệ rừng” vui vẻ nói: “Phải giữ lấy rừng ngập mặn mới ứng phó được với biến đổi khí hậu”. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn khi được tham gia buổi họp tổ định kỳ trong tháng của nhóm đồng quản lý, những nông dân người dân tộc Khmer chân lấm tay bùn lại rất quan tâm về biến đổi khí hậu, một hiện tượng đang khiến cả thế giới lo lắng, nhất là Việt Nam. Có được điều này không thể không nhắc đến công tác tuyên truyền của cán bộ Sở Tài nguyên môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng và các cán bộ dự án GTZ của CHLB Đức - dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Sóc Trăng. Những người nông dân ở ấp Âu Thọ B cho biết: "Năm 1995, cơn bão số 5 tràn qua, quét sạch nhà cửa, tài sản... lại còn xuất hiện cả sóng thần. Những năm gần đây thời tiết thất thường, mưa trái mùa gây thiệt hại hoa màu làm cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn… Những cán bộ kiểm lâm, môi trường luôn luôn vận động và tuyên truyền cho chúng tôi, nói cho chúng tôi biết tại sao thời tiết bất thường, đó là do môi trường ô nhiễm, là do phá rừng ngập mặn... chính vì vậy chúng tôi phải cùng nhà nước quản lý rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu”. Hiện ấp Âu Thọ B có hơn 700 hộ thì có tới 320 hộ tham gia nhóm đồng quản lý bảo vệ rừng. Nhóm được chia thành 6 tổ. Hiện nhóm đồng quản lý một cánh rừng phòng hộ dài 2.400m, rộng 600m. Từ ngày thành lập đến nay (9/2009), nhóm đã trồng xen được 20 ha rừng đước và mắm. Ông Trịnh Hiệp, Phó trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: Rừng được chia thành bốn khu: phòng hộ; bền vững; phục hồi bên trong; phục hồi bên ngoài. Trước khi quyết định khai thác tài nguyên rừng, thậm chí là đi nhặt củi, nhóm phải họp với nhau để lấy quyết định chung. Chỉ có thành viên trong nhóm mới được vào khai thác tài nguyên trong rừng. Ngay ở các lối đi vào rừng, tấm biển màu xanh chữ trắng với các dòng chữ: “Khu rừng đồng quản lý ấp Âu Thọ B – Khu rừng này được quản lý và bảo vệ một cách bền vững bởi nhóm đồng quản lý ấp Âu Thọ B. Chỉ thành viên của nhóm mới được vào rừng. Người không phải thành viên nhóm chỉ được sử dụng lối đi này để ra bãi bồi. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy chế đồng quản lý”.
Quy chế đồng quản lý được xây dựng có 7 chương, 20 điều về các quy định chung; phạm vi và đối tượng áp dụng; quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; khen thưởng và xử lý vi phạm… và do chính người dân tham gia nhóm tự thực hiện, kiểm tra và quản lý. Quy chế này được áp dụng cho khu vực rừng ngập mặn ven biển và bãi bồi rộng 500m về phía biển Đông để trồng rừng lấn biển thuộc ấp Âu Thọ B. Các nguồn lợi được quy định trong quy chế này bao gồm: củi, các loài thủy sản (tôm, cua, cá, tép, nghêu, sò huyết, ba khía và các loài hải sản khác) có từ rừng, đất bãi bồi ven biển và biển trong khu vực ấp Âu Thọ B. Những thành viên của nhóm đồng quản lý đủ 16 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ chính (màu xanh dương) và trẻ từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi được cấp thẻ phụ (màu xanh lá) để vào rừng. Ngoài việc được phép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định, các thành viên của nhóm còn có trách nhiệm giám sát thường xuyên các hoạt động diễn ra bên trong khu vực quản lý và phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Việc thực hiện quy chế này nhằm mục tiêu: “Rừng và nguồn lợi thuỷ sản được quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý theo quy định của pháp luật; không còn hộ nghèo, người dân có thu nhập ổn định, trẻ em được học cao hơn, môi trường sạch đẹp, tác hại do thiên tai ít hơn”. Việc chính người dân quản lý rừng tốt sẽ giúp quá trình bồi lắng nhanh, tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi, phát triển giúp người dân có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình.
Rừng ngập mặn: giữ sự bình yên
Đề cập đến mô hình đồng quản lý đang được người dân tham gia tại ấp Âu Thọ B, ông Lý Hoà Khương, Điều phối viên, Ban quản lý dự án quản lý nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên tỉnh Sóc Trăng cho biết, đây là một cách duy trì và tăng cường hiệu quả chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn. Ngoài ra, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào việc khôi phục rừng ngập mặn sử dụng các cách tiếp cận mới làm tăng khả năng phục hồi của rừng ngập mặn trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tăng cường chức năng phòng hộ và các dịch vụ hệ sinh thái khác do rừng ngập mặn cung cấp. Sau khi mô hình đồng quản lý đi vào hoạt động, tình trạng phá rừng phòng hộ đã giảm đi rất đáng kể. Thay vì đốn rừng làm củi, người dân được khai thác củi khô và các loại thủy sản khác. Ông Thái Sà Rươl, thành viên tổ 4 tâm sự: Bà con ở đây nghèo lắm, chủ yếu sống bằng nghề mò cua, bắt ốc, nhặt củi, trồng hoa màu… tham gia giữ rừng chúng tôi vừa khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng vừa chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Phan Văn Xê, Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: nhằm nâng cao ý thức người dân đối với công tác bảo vệ rừng và tự trồng rừng, trong năm 2010 sẽ đề xuất dự án xây dựng mô hình trồng rừng bằng cách thuê chính những người dân sống dựa vào rừng. Đây là một cách tiếp cận tốt, từng bước giáo dục và làm cho người dân yêu thích việc trồng rừng, khi đó không những rừng không bị tàn phá mà còn được trồng thêm. Giữ rừng, giữ sự bình yên. Đó là giải pháp tốt nhất để ứng phó trước những tác động của biến đổi khí hậu./.
Những người nông dân giữ rừng ngập mặn.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ấp Âu Thọ B, tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có một cách làm độc đáo: người dân liên kết với nhau thành từng nhóm để giữ rừng. Ai muốn vào rừng khai thác, phải được sự đồng ý của cả nhóm. Cách làm này đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng ngập mặn phòng hộ do chính những người dân trong ấp Âu Thọ B giữ gìn, ông Thạch Soal, Trưởng nhóm “đồng quản lý bảo vệ rừng” vui vẻ nói: “Phải giữ lấy rừng ngập mặn mới ứng phó được với biến đổi khí hậu”. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn khi được tham gia buổi họp tổ định kỳ trong tháng của nhóm đồng quản lý, những nông dân người dân tộc Khmer chân lấm tay bùn lại rất quan tâm về biến đổi khí hậu, một hiện tượng đang khiến cả thế giới lo lắng, nhất là Việt Nam. Có được điều này không thể không nhắc đến công tác tuyên truyền của cán bộ Sở Tài nguyên môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng và các cán bộ dự án GTZ của CHLB Đức - dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Sóc Trăng. Những người nông dân ở ấp Âu Thọ B cho biết: "Năm 1995, cơn bão số 5 tràn qua, quét sạch nhà cửa, tài sản... lại còn xuất hiện cả sóng thần. Những năm gần đây thời tiết thất thường, mưa trái mùa gây thiệt hại hoa màu làm cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn… Những cán bộ kiểm lâm, môi trường luôn luôn vận động và tuyên truyền cho chúng tôi, nói cho chúng tôi biết tại sao thời tiết bất thường, đó là do môi trường ô nhiễm, là do phá rừng ngập mặn... chính vì vậy chúng tôi phải cùng nhà nước quản lý rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu”. Hiện ấp Âu Thọ B có hơn 700 hộ thì có tới 320 hộ tham gia nhóm đồng quản lý bảo vệ rừng. Nhóm được chia thành 6 tổ. Hiện nhóm đồng quản lý một cánh rừng phòng hộ dài 2.400m, rộng 600m. Từ ngày thành lập đến nay (9/2009), nhóm đã trồng xen được 20 ha rừng đước và mắm. Ông Trịnh Hiệp, Phó trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: Rừng được chia thành bốn khu: phòng hộ; bền vững; phục hồi bên trong; phục hồi bên ngoài. Trước khi quyết định khai thác tài nguyên rừng, thậm chí là đi nhặt củi, nhóm phải họp với nhau để lấy quyết định chung. Chỉ có thành viên trong nhóm mới được vào khai thác tài nguyên trong rừng. Ngay ở các lối đi vào rừng, tấm biển màu xanh chữ trắng với các dòng chữ: “Khu rừng đồng quản lý ấp Âu Thọ B – Khu rừng này được quản lý và bảo vệ một cách bền vững bởi nhóm đồng quản lý ấp Âu Thọ B. Chỉ thành viên của nhóm mới được vào rừng. Người không phải thành viên nhóm chỉ được sử dụng lối đi này để ra bãi bồi. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy chế đồng quản lý”.
Quy chế đồng quản lý được xây dựng có 7 chương, 20 điều về các quy định chung; phạm vi và đối tượng áp dụng; quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; khen thưởng và xử lý vi phạm… và do chính người dân tham gia nhóm tự thực hiện, kiểm tra và quản lý. Quy chế này được áp dụng cho khu vực rừng ngập mặn ven biển và bãi bồi rộng 500m về phía biển Đông để trồng rừng lấn biển thuộc ấp Âu Thọ B. Các nguồn lợi được quy định trong quy chế này bao gồm: củi, các loài thủy sản (tôm, cua, cá, tép, nghêu, sò huyết, ba khía và các loài hải sản khác) có từ rừng, đất bãi bồi ven biển và biển trong khu vực ấp Âu Thọ B. Những thành viên của nhóm đồng quản lý đủ 16 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ chính (màu xanh dương) và trẻ từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi được cấp thẻ phụ (màu xanh lá) để vào rừng. Ngoài việc được phép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định, các thành viên của nhóm còn có trách nhiệm giám sát thường xuyên các hoạt động diễn ra bên trong khu vực quản lý và phối hợp cùng chính quyền địa phương tiến hành tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Việc thực hiện quy chế này nhằm mục tiêu: “Rừng và nguồn lợi thuỷ sản được quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý theo quy định của pháp luật; không còn hộ nghèo, người dân có thu nhập ổn định, trẻ em được học cao hơn, môi trường sạch đẹp, tác hại do thiên tai ít hơn”. Việc chính người dân quản lý rừng tốt sẽ giúp quá trình bồi lắng nhanh, tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi, phát triển giúp người dân có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình.
Rừng ngập mặn: giữ sự bình yên
Đề cập đến mô hình đồng quản lý đang được người dân tham gia tại ấp Âu Thọ B, ông Lý Hoà Khương, Điều phối viên, Ban quản lý dự án quản lý nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên tỉnh Sóc Trăng cho biết, đây là một cách duy trì và tăng cường hiệu quả chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn. Ngoài ra, việc tham gia của cộng đồng địa phương vào việc khôi phục rừng ngập mặn sử dụng các cách tiếp cận mới làm tăng khả năng phục hồi của rừng ngập mặn trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tăng cường chức năng phòng hộ và các dịch vụ hệ sinh thái khác do rừng ngập mặn cung cấp. Sau khi mô hình đồng quản lý đi vào hoạt động, tình trạng phá rừng phòng hộ đã giảm đi rất đáng kể. Thay vì đốn rừng làm củi, người dân được khai thác củi khô và các loại thủy sản khác. Ông Thái Sà Rươl, thành viên tổ 4 tâm sự: Bà con ở đây nghèo lắm, chủ yếu sống bằng nghề mò cua, bắt ốc, nhặt củi, trồng hoa màu… tham gia giữ rừng chúng tôi vừa khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng vừa chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Phan Văn Xê, Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: nhằm nâng cao ý thức người dân đối với công tác bảo vệ rừng và tự trồng rừng, trong năm 2010 sẽ đề xuất dự án xây dựng mô hình trồng rừng bằng cách thuê chính những người dân sống dựa vào rừng. Đây là một cách tiếp cận tốt, từng bước giáo dục và làm cho người dân yêu thích việc trồng rừng, khi đó không những rừng không bị tàn phá mà còn được trồng thêm. Giữ rừng, giữ sự bình yên. Đó là giải pháp tốt nhất để ứng phó trước những tác động của biến đổi khí hậu./.
Thu Lan
0 comments:
Post a Comment