Công tác quản lý du lịch thường mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp, cập nhật thông tin thường xuyên và với một khối lượng lớn từ nhiều nguồn, lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong công tác quản lý về lãnh thổ thì yếu tố không gian của dữ liệu có một ý nghĩa rất quan trọng. Với thế mạnh phân tích, quản lý và thể hiện dữ liệu không gian, ứng dụng GIS là một giải pháp phù hợp trong vấn đề hỗ trợ cho công tác này.
Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc tỉnh Lâm Đồng có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng – lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; đa dạng về loài (1.468 loài thực vật với 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm; 382 loài động vật với 36 loài Sách đỏ Việt Nam, 26 loài Sách đỏ IUCN) là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do chủ yếu dựa vào các công cụ truyền thống (các văn bản, báo cáo, tài liệu và bản đồ giấy đã được xuất in trên những tỷ lệ nhất định) nên hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những tồn tại trên, đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà”đã được thực hiện.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và giao diện công cụ hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà dành cho đối tượng không chuyên về GIS.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
- Xây dựng giao diện công cụ ứng dụng với ngôn ngữ lập trình Avenue;
- Thể hiện cơ sở dữ liệu GIS lên giao diện công cụ, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và đề xuất hướng sử dụng công cụ trong công tác quản lý lãnh thổ du lịch.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và giao diện công cụ hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà dành cho đối tượng không chuyên về GIS.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà;
- Xây dựng giao diện công cụ ứng dụng với ngôn ngữ lập trình Avenue;
- Thể hiện cơ sở dữ liệu GIS lên giao diện công cụ, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và đề xuất hướng sử dụng công cụ trong công tác quản lý lãnh thổ du lịch.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phân tích – thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình GIS được sử dụng để phân tích các
yêu cầu, điều kiện đặt ra đối với hệ cơ sở dữ liệu GIS về du lịch cho địa bàn nghiên cứu và thực hiện xây dựng hệ cơ sở dữ liệu. Vì dữ liệu GIS gồm phần không gian và thuộc tính nên các lớp bao gồm 2 mối quan hệ: theo không gian và theo thuộc tính. Do đó, phần thuộc tính một số lớp (thủy văn, địa hình, …) không nhất thiết phải có quan hệ với các thuộc tính khác. Tuy nhiên, để truy xuất nhanh hơn, chúng tôi đã thiết kế cho tất cả các lớp trong hệ cơ sở dữ liệu có quan hệ thuộc tính với nhau như Hình 1.
2.3.1. Phân tích – thiết kế cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình GIS được sử dụng để phân tích các
yêu cầu, điều kiện đặt ra đối với hệ cơ sở dữ liệu GIS về du lịch cho địa bàn nghiên cứu và thực hiện xây dựng hệ cơ sở dữ liệu. Vì dữ liệu GIS gồm phần không gian và thuộc tính nên các lớp bao gồm 2 mối quan hệ: theo không gian và theo thuộc tính. Do đó, phần thuộc tính một số lớp (thủy văn, địa hình, …) không nhất thiết phải có quan hệ với các thuộc tính khác. Tuy nhiên, để truy xuất nhanh hơn, chúng tôi đã thiết kế cho tất cả các lớp trong hệ cơ sở dữ liệu có quan hệ thuộc tính với nhau như Hình 1.
2.3.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua việc liên hệ Ban Quản lý và các cơ quan, ban ngành tại Lâm Đồng, từ mạng truyền thông, luận văn, công trình nghiên cứu, …
Dữ liệu không gian: các dữ liệu số hành chính (tỉnh, huyện, xã), thủy văn Việt Nam từ Chi nhánh MapInfo Việt Nam (1999), hệ tọa độ lat – long; các dữ liệu số do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2004), hệ tọa độ UTM, ellipsoid WGS 84; các mảnh bản đồ địa hình 1:25.000 địa bàn khu vực của Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt (1960), hệ tọa độ UTM; Bản đồ các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam 1:2.750.000 của Cục Môi trường (2001), hệ tọa độ UTM, ellipsoid WGS 84. Dữ liệu thuộc tính: thống kê đơn vị quản lý rừng (phân khu, tiểu khu), thông tin về Vườn tại “Diễn đàn Truyền thông Bảo tồn Đa dạng Sinh học Khu vực phía Nam Việt Nam” tổ chức ngày 02/8/2008, “Luận chứng khoa học về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup – Núi Bà thành Vườn Quốc gia” do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện, nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” do Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt thực hiện, thông tin từ các bản đồ giấy do Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt xuất bản.
Dữ liệu không gian: các dữ liệu số hành chính (tỉnh, huyện, xã), thủy văn Việt Nam từ Chi nhánh MapInfo Việt Nam (1999), hệ tọa độ lat – long; các dữ liệu số do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2004), hệ tọa độ UTM, ellipsoid WGS 84; các mảnh bản đồ địa hình 1:25.000 địa bàn khu vực của Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt (1960), hệ tọa độ UTM; Bản đồ các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam 1:2.750.000 của Cục Môi trường (2001), hệ tọa độ UTM, ellipsoid WGS 84. Dữ liệu thuộc tính: thống kê đơn vị quản lý rừng (phân khu, tiểu khu), thông tin về Vườn tại “Diễn đàn Truyền thông Bảo tồn Đa dạng Sinh học Khu vực phía Nam Việt Nam” tổ chức ngày 02/8/2008, “Luận chứng khoa học về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup – Núi Bà thành Vườn Quốc gia” do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện, nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà” do Khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt thực hiện, thông tin từ các bản đồ giấy do Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt xuất bản.
2.3.3. Thu thập các dữ liệu sơ cấp với các công cụ chính: máy định vị GPS, la bàn, thước dây, bút, sổ ghi chép, … Đồng thời chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát và sử dụng nhật ký ghi chép để ghi lại các thông tin quan sát được trong quá trình ngoại nghiệp.
2.3.4. Phân tích thiết kế giao diện và lập trình GIS dựa trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Avenue
- ngôn ngữ lập trình đã được hãng ESRI tích hợp bên trong chương trình ArcView GIS 3.x, cho phép người khai thác có thể thiết kế các chức năng của chương trình để xây dựng nên các công cụ phù hợp với nhu cầu.
2.3.5. Trực quan hóa dữ liệu nhằm thể hiện cơ sở dữ liệu GIS lên giao diện.
3. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỤ THỂ
3.1. Kết quả
3.1.1. Cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà gồm 23 lớp: 11 lớp dạng vùng (hành chính thế giới, Việt Nam, Lâm Đồng, Lạc Dương – Đam Rông, các khu bảo tồn Việt Nam, các phân khu, các tiểu khu, địa hình, thủy văn, thảm rừng, vùng quản lý lãnh thổ), 3 lớp dạng đường (giao thông, thủy văn, tuyến du lịch) và 9 lớp dạng điểm (điểm độ cao, điểm du lịch tự nhiên, thực vật, động vật quý hiếm, điểm du lịch nhân văn, quán ăn, mua sắm, trạm kiểm lâm, điểm kinh tế – xã hội khác). Việc lựa chọn các lớp hành chính, khu bảo tồn từ tổng quát đến cụ thể thể hiện mối quan hệ lãnh thổ giữa địa bàn với các đối tượng khác trong tổng thể. Các lớp nền như: địa hình, thủy văn, giao thông,… đóng vai trò hỗ trợ định vị các đối tượng chuyên đề.
2.3.4. Phân tích thiết kế giao diện và lập trình GIS dựa trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Avenue
- ngôn ngữ lập trình đã được hãng ESRI tích hợp bên trong chương trình ArcView GIS 3.x, cho phép người khai thác có thể thiết kế các chức năng của chương trình để xây dựng nên các công cụ phù hợp với nhu cầu.
2.3.5. Trực quan hóa dữ liệu nhằm thể hiện cơ sở dữ liệu GIS lên giao diện.
3. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỤ THỂ
3.1. Kết quả
3.1.1. Cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà gồm 23 lớp: 11 lớp dạng vùng (hành chính thế giới, Việt Nam, Lâm Đồng, Lạc Dương – Đam Rông, các khu bảo tồn Việt Nam, các phân khu, các tiểu khu, địa hình, thủy văn, thảm rừng, vùng quản lý lãnh thổ), 3 lớp dạng đường (giao thông, thủy văn, tuyến du lịch) và 9 lớp dạng điểm (điểm độ cao, điểm du lịch tự nhiên, thực vật, động vật quý hiếm, điểm du lịch nhân văn, quán ăn, mua sắm, trạm kiểm lâm, điểm kinh tế – xã hội khác). Việc lựa chọn các lớp hành chính, khu bảo tồn từ tổng quát đến cụ thể thể hiện mối quan hệ lãnh thổ giữa địa bàn với các đối tượng khác trong tổng thể. Các lớp nền như: địa hình, thủy văn, giao thông,… đóng vai trò hỗ trợ định vị các đối tượng chuyên đề.
3.1.2. Giao diện công cụ quản lý lãnh thổ du lịch với ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Việt có dấu, giúp các đối tượng không có kiến thức về GIS vẫn có thể sử dụng được công cụ; các nút lệnh, các công cụ với màu sắc, cấu trúc, đường nét gần gũi, gợi nhớ, sinh động. Đối tượng “User” chỉ được sử dụng giới hạn các chức năng về hiển thị, truy xuất thông tin. Đối tượng “Administrator” có toàn quyền sử dụng công cụ, cả quyền cập nhật, thay đổi, tạo mới, xóa các đối tượng trên cơ sở dữ liệu khi cần thiết.các lớp dữ liệu với các bảng thuộc tính đi kèm đã được sắp xếp, trình bày, ghi chú sẵn trên các cửa sổ tương ứng. Giao diện của công cụ gồm 3 cửa sổ: cửa sổ chương trình, cửa sổ không gian và cửa sổ thuộc tính: Cửa sổ chương trình gồm: Thanh tiêu đề; Thanh Menu: “Tập tin”, “Cửa sổ”, “Trợ giúp”; Thanh nút lệnh: lưu, thoát, trợ giúp. Phần bảng nội dung: nằm bên dưới thanh nút lệnh, bên trái màn hình là nơi thể hiện tên của cửa sổ không gian và cửa sổ thuộc tính. Phần còn lại là nơi hiển phần không gian và các bảng dữ liệu.
Cửa sổ không gian gồm: Thanh tiêu đề; Thanh Menu: “Tập tin”, “Hiển thị”, “Thông tin quản lý”, “Bản đồ”, “Văn bản liên quan”, “Cửa sổ”, “Trợ giúp”; Thanh nút lệnh: lưu, thoát, đổi mật khẩu, hiển thị – tắt lớp dữ liệu, zoom, truy vấn, tìm kiếm, trợ giúp; Thanh công cụ: zoom, đo đạc, hiển thị tọa độ, thuộc tính, cập nhật. Phần bảng nội dung nằm dưới thanh công cụ, bên trái màn hình là nơi thể hiện tên và chú giải cho các lớp dữ liệu. Phần còn lại là nơi hiển thị dữ liệu.
Cửa sổ thuộc tính gồm: Thanh tiêu đề; Thanh Menu: “Tập tin”, “Bảng dữ liệu”, “Trường dữ liệu”, “Cửa sổ”, “Trợ giúp”; Thanh nút lệnh: lưu, chọn và bỏ chọn tất cả mẫu tin, đảo vùng chọn, truy vấn, tìm kiếm, dồn mẫu tin về đầu, kết nối và bỏ kết nối bảng dữ liệu, sắp xếp, thống kê và trợ giúp; Thanh công cụ: hiển thị thuộc tính của mẫu tin được chọn, chọn mẫu tin thủ công. Phần còn lại là nơi hiển thị nội dung bảng dữ liệu.
Cửa sổ không gian gồm: Thanh tiêu đề; Thanh Menu: “Tập tin”, “Hiển thị”, “Thông tin quản lý”, “Bản đồ”, “Văn bản liên quan”, “Cửa sổ”, “Trợ giúp”; Thanh nút lệnh: lưu, thoát, đổi mật khẩu, hiển thị – tắt lớp dữ liệu, zoom, truy vấn, tìm kiếm, trợ giúp; Thanh công cụ: zoom, đo đạc, hiển thị tọa độ, thuộc tính, cập nhật. Phần bảng nội dung nằm dưới thanh công cụ, bên trái màn hình là nơi thể hiện tên và chú giải cho các lớp dữ liệu. Phần còn lại là nơi hiển thị dữ liệu.
Cửa sổ thuộc tính gồm: Thanh tiêu đề; Thanh Menu: “Tập tin”, “Bảng dữ liệu”, “Trường dữ liệu”, “Cửa sổ”, “Trợ giúp”; Thanh nút lệnh: lưu, chọn và bỏ chọn tất cả mẫu tin, đảo vùng chọn, truy vấn, tìm kiếm, dồn mẫu tin về đầu, kết nối và bỏ kết nối bảng dữ liệu, sắp xếp, thống kê và trợ giúp; Thanh công cụ: hiển thị thuộc tính của mẫu tin được chọn, chọn mẫu tin thủ công. Phần còn lại là nơi hiển thị nội dung bảng dữ liệu.
3.2. Một số ứng dụng cụ thể
3.2.1. Hiển thị thông tin du lịch
Hệ cơ sở dữ liệu GIS lưu trữ cả phần thuộc tính và không gian của đối tượng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tương ứng với nhau. Chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ các đối tượng nên thông tin về các đối tượng sẽ được hiển thị đầy đủ, chi tiết và không bị giới hạn về không gian như các bản đồ giấy.
3.2.1. Hiển thị thông tin du lịch
Hệ cơ sở dữ liệu GIS lưu trữ cả phần thuộc tính và không gian của đối tượng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tương ứng với nhau. Chúng ta có thể phóng to, thu nhỏ các đối tượng nên thông tin về các đối tượng sẽ được hiển thị đầy đủ, chi tiết và không bị giới hạn về không gian như các bản đồ giấy.
Với thư viện ký hiệu phong phú, đa dạng của chương trình, mỗi đối tượng hoặc nhóm đối tượng được gán cho một ký hiệu phân biệt riêng. Người sử dụng sẽ dễ dàng có thể quan sát và phân biệt được các đối tượng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Chức năng tắt/mở hiển thị lớp dữ liệu cũng đem lại hiệu quả nhất định trong việc hiển thị dữ liệu. Khi thể hiện các lớp dữ liệu trên một khung nhìn, GIS cho phép ta có thể tắt/mở các lớp dữ liệu theo yêu cầu. Do đó, người sử dụng có thể cho hiển thị toàn bộ các lớp để thấy được mối liên hệ giữa các đối tượng nằm trên các lớp hoặc có thể tắt bớt các lớp không cần thiết và giữ lại các lớp có chứa thông tin mình cần hiển thị để quan sát. Hơn nữa, thông qua một số liên kết, người sử dụng có thể xem được các hình ảnh minh họa về đối tượng đó.
3.2.2. Đo khoảng cách và xác định tọa độ không gian đối tượng
Thông qua công cụ đo lường , nhà quản lý có thể đo đạc khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ. Giả sử, nhà quản lý đang muốn xác định khoảng cách từ trạm kiểm lâm Hòn Giao đến trạm Klong Klanh. Để thực hiện yêu cầu, nhà quản lý chỉ cần cho hiển thị lớp “Trạm kiểm lâm”, sau đó sử dụng công cụ đo lường, nhấp chọn vào trạm Hòn Giao và kéo một đường đến vị trí trạm Klong Klanh. Kết quả sẽ được hiển thị trên thanh tác vụ. Thông qua công cụ xác định tọa độ và tỷ lệ , ta có thể xác định được tọa độ không gian của một vị trí cụ thể trên bản đồ và tỷ lệ thu nhỏ của khung nhìn so với thực tế. Nội dung được thể hiện như Hình 5.
Thông qua công cụ đo lường , nhà quản lý có thể đo đạc khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ. Giả sử, nhà quản lý đang muốn xác định khoảng cách từ trạm kiểm lâm Hòn Giao đến trạm Klong Klanh. Để thực hiện yêu cầu, nhà quản lý chỉ cần cho hiển thị lớp “Trạm kiểm lâm”, sau đó sử dụng công cụ đo lường, nhấp chọn vào trạm Hòn Giao và kéo một đường đến vị trí trạm Klong Klanh. Kết quả sẽ được hiển thị trên thanh tác vụ. Thông qua công cụ xác định tọa độ và tỷ lệ , ta có thể xác định được tọa độ không gian của một vị trí cụ thể trên bản đồ và tỷ lệ thu nhỏ của khung nhìn so với thực tế. Nội dung được thể hiện như Hình 5.
3.2.3. Tìm kiếm các thông tin du lịch
Có thể đặt trường hợp rằng nhà quản lý đang muốn tìm hiểu về nơi phân bố của loài động vật quý hiếm là tê tê. Để thỏa mãn yêu cầu đặt ra, trước hết ta vào trình đơn “Thông tin du lịch” và chọn mục“Động vật quý hiếm”. Hộp thoại liệt kê các điểm phân bố động vật quý hiếm xuất hiện. Công việc của nhà quản lý chỉ là một vài thao tác đơn giản để lựa chọn tên loài động vật là “Tê tê” và nhấn“OK” để tìm kiếm. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình một cách nhanh chóng và chính xác.
Có thể đặt trường hợp rằng nhà quản lý đang muốn tìm hiểu về nơi phân bố của loài động vật quý hiếm là tê tê. Để thỏa mãn yêu cầu đặt ra, trước hết ta vào trình đơn “Thông tin du lịch” và chọn mục“Động vật quý hiếm”. Hộp thoại liệt kê các điểm phân bố động vật quý hiếm xuất hiện. Công việc của nhà quản lý chỉ là một vài thao tác đơn giản để lựa chọn tên loài động vật là “Tê tê” và nhấn“OK” để tìm kiếm. Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình một cách nhanh chóng và chính xác.
Đối với trường hợp người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin theo điều kiện phức thì có thể sử dụng đến công cụ truy vấn theo biểu thức điều kiện để thực hiện. Chẳng hạn, nhà quản lý du lịch đang chuẩn bị cho một chuyến công tác đột xuất để kiểm tra tình hình tổ chức hoạt động tại các thác nước nằm trên địa bàn tiểu khu 90. Để thỏa mãn yêu cầu, ta thực hiện kết nối thông tin giữa bảng “Điểm du lịch tự nhiên” và “Tiểu khu” bằng công cụ “Kết nối” nằm trên cửa sổ của bảng thuộc tính. Sau đó, tiến hành truy vấn trên lớp “Điểm du lịch tự nhiên”: ([Loại hình] = “Thác nước”) and ([Tên tiểu khu] = “90”). Các đối tượng thỏa điều kiện sẽ được hiển thị.
3.2.4. Bài toán quản lý
Với cơ sở dữ liệu GIS đã được xây dựng, người sử dụng có thể sử dụng kết hợp các công cụ truy vấn, vùng đệm, chồng lớp để thực hiện một số phân tích cơ bản khi có nhu cầu như: tìm vị trí thích hợp để xây dựng trụ sở hành chính – dịch vụ mới, xác định vị trí phân bố lại các trạm kiểm lâm cho thật sự hợp lý, đảm bảo phạm vi phủ trên các vùng quản lý, kiểm soát, bảo vệ rừng; hoặc xác định vị trí để bố trí lại các điểm dân cư, cơ sở ăn uống, mua sắm, vừa đảm đảm việc phục vụ nhu cầu cho du khách đồng thời lại bảo vệ được môi trường tự nhiên của khu vực này …
Với cơ sở dữ liệu GIS đã được xây dựng, người sử dụng có thể sử dụng kết hợp các công cụ truy vấn, vùng đệm, chồng lớp để thực hiện một số phân tích cơ bản khi có nhu cầu như: tìm vị trí thích hợp để xây dựng trụ sở hành chính – dịch vụ mới, xác định vị trí phân bố lại các trạm kiểm lâm cho thật sự hợp lý, đảm bảo phạm vi phủ trên các vùng quản lý, kiểm soát, bảo vệ rừng; hoặc xác định vị trí để bố trí lại các điểm dân cư, cơ sở ăn uống, mua sắm, vừa đảm đảm việc phục vụ nhu cầu cho du khách đồng thời lại bảo vệ được môi trường tự nhiên của khu vực này …
3.2.5. Hiển thị các bản đồ chuyên đề và các văn bản liên quan
Một số lớp chuyên đề khác nhau đã được thể hiện thành các bản đồ gồm: Bản đồ phân khu, Bản đồ tiểu khu, Bản đồ vùng quản lý lãnh thổ, Bản đồ trạm kiểm lâm, Bản đồ tuyến điểm – du lịch, Bản đồ hệ thống cơ sở dịch vụ du khách,… Người sử dụng có thể nhấn chọn trên trình đơn “Bản đồ” để xem các trang bản đồ đã được dàn sẵn này.
Một số lớp chuyên đề khác nhau đã được thể hiện thành các bản đồ gồm: Bản đồ phân khu, Bản đồ tiểu khu, Bản đồ vùng quản lý lãnh thổ, Bản đồ trạm kiểm lâm, Bản đồ tuyến điểm – du lịch, Bản đồ hệ thống cơ sở dịch vụ du khách,… Người sử dụng có thể nhấn chọn trên trình đơn “Bản đồ” để xem các trang bản đồ đã được dàn sẵn này.
Nhà quản lý lãnh thổ du lịch có thể dễ dàng mở để xem một số văn bản thường gặp như: Luật Du lịch, Quy hoạch tổng thể du lịch, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quản lý thực – động vật quý hiếm, Quy chế quản lý rừng, Hướng dẫn quy chế quản lý rừng, … thông qua các liên kết đường dẫn đã được thiết lập và gán cho menu “Văn bản liên quan”.
3.2.6. Cập nhật các đối tượng trên cơ sở dữ liệu
Vì thông tin du lịch mang tính động, do đó để đảm bảo giá trị, dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên khi có thay đổi. Do đó, chúng tôi đã thiết kế nhóm các công cụ thêm mới, xóa và chỉnh sửa thông tin cho các dữ liệu chuyên đề du lịch: Điểm du lịch tự nhiên, Điểm du lịch nhân văn, Động vật quý hiếm, Cơ sở dịch vụ mua sắm, Cơ sở dịch vụ ăn uống, Trạm kiểm lâm. Tùy lớp dữ liệu mà thông tin thuộc tính sẽ có sự khác nhau. Để cập nhật cho lớp dữ liệu “Điểm du lịch tự nhiên”, ta chọn lớp này. Khi đó trong nhóm công cụ chỉnh sửa chỉ có công cụ bật sáng. Ta chọn vào công cụ này và nhấp chuột lên phần hiển thị bản đồ để thực hiện tạo mới hoặc thay đổi thông tin cho đối tượng cần cập nhật. Nếu ta nhấp vào tâm của đối tượng đã tồn tại, chương trình sẽ hiểu rằng ta cập nhật, ngược lại là tạo mới. Hộp thoại nhập dữ liệu hiện ra, người sử dụng chọn các thông tin để cập nhât và nhấn “OK” để hoàn tất, hoặc “Cancel” để bỏ qua.
Vì thông tin du lịch mang tính động, do đó để đảm bảo giá trị, dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên khi có thay đổi. Do đó, chúng tôi đã thiết kế nhóm các công cụ thêm mới, xóa và chỉnh sửa thông tin cho các dữ liệu chuyên đề du lịch: Điểm du lịch tự nhiên, Điểm du lịch nhân văn, Động vật quý hiếm, Cơ sở dịch vụ mua sắm, Cơ sở dịch vụ ăn uống, Trạm kiểm lâm. Tùy lớp dữ liệu mà thông tin thuộc tính sẽ có sự khác nhau. Để cập nhật cho lớp dữ liệu “Điểm du lịch tự nhiên”, ta chọn lớp này. Khi đó trong nhóm công cụ chỉnh sửa chỉ có công cụ bật sáng. Ta chọn vào công cụ này và nhấp chuột lên phần hiển thị bản đồ để thực hiện tạo mới hoặc thay đổi thông tin cho đối tượng cần cập nhật. Nếu ta nhấp vào tâm của đối tượng đã tồn tại, chương trình sẽ hiểu rằng ta cập nhật, ngược lại là tạo mới. Hộp thoại nhập dữ liệu hiện ra, người sử dụng chọn các thông tin để cập nhât và nhấn “OK” để hoàn tất, hoặc “Cancel” để bỏ qua.
Người sử dụng còn có thể xóa các đối tượng trên các lớp thông qua công cụ . Thao tác tương tự như việc cập nhật. Với cách cập nhật dữ liệu này, người sử dụng có thể tự mình điều chỉnh các thông tin của dữ liệu khi cần thiết.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã khảo sát khu vực nghiên cứu, bám sát yêu cầu quản lý lãnh thổ du lịch kết hợp yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà; thiết kế, xây dựng giao diện công cụ quản lý lãnh thổ du lịch và đưa ra một số ứng dụng trong khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu đã được xây dựng. Với giao diện gần gũi, đối tượng không chuyên GIS vẫn có thể sử dụng được sản phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế: nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu GIS chưa thật sự đầy đủ để có thể đáp ứng hết được nhu cầu của đối tượng sử dụng; việc thực thi sản phẩm vẫn còn phụ thuộc vào chương trình ArcView GIS. Do vậy, cần nghiên cứu thêm về các yêu cầu cụ thể của nhà quản lý để bổ sung dữ liệu và đóng gói sản phẩm để tạo tiện lợi hơn cho đối tượng khai thác.
Tài liệu tham khảo Nghiên cứu đã khảo sát khu vực nghiên cứu, bám sát yêu cầu quản lý lãnh thổ du lịch kết hợp yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà; thiết kế, xây dựng giao diện công cụ quản lý lãnh thổ du lịch và đưa ra một số ứng dụng trong khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu đã được xây dựng. Với giao diện gần gũi, đối tượng không chuyên GIS vẫn có thể sử dụng được sản phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu còn một số hạn chế: nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu GIS chưa thật sự đầy đủ để có thể đáp ứng hết được nhu cầu của đối tượng sử dụng; việc thực thi sản phẩm vẫn còn phụ thuộc vào chương trình ArcView GIS. Do vậy, cần nghiên cứu thêm về các yêu cầu cụ thể của nhà quản lý để bổ sung dữ liệu và đóng gói sản phẩm để tạo tiện lợi hơn cho đối tượng khai thác.
Nguyễn Hiếu Trung. 2004, Ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lý trong công tác quản lý địa phương cấp phường, xã, Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp trường, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
Nguyễn Hữu Duy Viễn (CN), Đồng Nguyên Khôi, Lê Thị Tường Vi, Hà Nguyễn Thùy Đoan. 2008, Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực đèo qua dãy Hòn Giao (Khánh Hòa – Lâm Đồng), Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hữu Duy Viễn. 2009, Ứng dụng GIS hỗ trợ công tác quản lý lãnh thổ du lịch Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm DitaGIS Đại học Bách khoa. Ngôn ngữ lập trình Avenue, Giáo trình điện tử, TP. Hồ Chí Minh.
Tải xuống Bài nghiên cứu: DOWNLOAD
Nguồn: http://moitruonghaiphong.com
0 comments:
Post a Comment