Saturday, March 10, 2012

Khái niệm nước ảo đã nêu ra cách đây khoảng 15 năm. Nó cho phép các quốc gia chú trọng đến việc tiết kiệm nguồn nước sẽ có thể thực hiện được khi nhập khẩu các sản phẩm. Chính nhờ sự buôn bán nước ảo mà các nước giàu về kinh tế nhưng nghèo về nguồn nước, cho đến nay vẫn không bị mất ổn định từ những cuộc chiến tranh vì màu xanh lam.
Nước ảo trên thị trường toàn cầu
Mỗi người cần khoảng 1.000m3 nước mỗi năm cho các nhu cầu của mình. Trong các nền kinh tế công nghiệp hóa, chúng ta uống khoảng một mét khối nước mỗi năm, chúng ta tiêu dùng 100m3 nước cho công việc gia đình. Những nghề nghiệp ở môi trường đô thị nói chung dùng rất ít nước. Nhu cầu nước trong ăn uống là rất lớn, nó chiếm tới 90%. Và trong khoảng 200 nước trên hành tinh, chỉ một số ít quốc gia tự có đủ nước.
Hầu như tất cả các nước phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguồn nước dùng cho ăn uống. Khoảng một phần năm lượng thực phẩm được các nước sản xuất thừa nguồn nước xuất khẩu đến các nước tiêu thụ đang đối mặt với sự thiếu nước.
Như vậy, chính nguồn nước dùng để sản xuất thức ăn là một vấn đề chiến lược. Cần có khoảng 1.000m3 nước (1.000 tấn) để sản xuất một tấn lúa mì. Khi một nước giàu nước như Mỹ hoặc Pháp, bán một tấn lúa mì cho một nước thiếu nước thì người nhập khẩu tiết kiệm được toàn bộ dung tích nước đó. Cái "lợi" còn lớn hơn nữa khi nói về thịt, vì phải tốn một lượng nước tới hơn16 lần để sản xuất ra một tấn thịt bò so với lúa mì. Năm 1992, Tony Allan - giáo sư Trường Đại học Hoàng gia ở Luân Đôn, gọi nguồn nước đó là "nước ảo". ảo ở mức độ chính hàng hóa được trao đổi, chứ không phải lượng nước cần thiết cho sản xuất hàng hóa đó. Khái niệm này cho phép hiểu tại sao hoạt động buôn bán có những hậu quả trực tiếp đến nguồn nước ở các nước xuất khẩu. Nó cũng cho phép chúng ta hiểu tại sao, trong ba mươi năm cuối của thế kỷ XX, các vùng như Trung Đông đã phải đối mặt với sự thiếu nước nghiêm trọng nhưng lại không xảy ra các cuộc chiến vì vàng xanh lam. Đó chính là nhờ sự trợ cấp nông nghiệp của các nước công nghiệp hóa ở Bắc Mỹ và châu âu, với khoảng phân nửa giá thành của ngũ cốc được trao đổi trên thị trường thế giới.
Thực tế thì khái niệm "nước ảo" này vẫn khó được sử dụng công khai. Ví dụ như ở Trung Đông, người ta không nhất thiết nghĩ là phải có một diễn văn để giải thích rằng lo âu về sự thiếu nguồn nước quốc gia là vô ích, vì những sản phẩm ăn uống (trong đó có nước ảo) có thể nhập khẩu được. Tuy vậy, điều đó đã không ngăn cản các chính trị gia lợi dụng sự ảo này để vấn đề gai góc là thiếu nước đó không xuất hiện ở vị trí số 1 trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể kể ra ví dụ của Ai Cập. Nước này tự chủ được nguồn nước đến tận những năm 1970. Rồi, đối mặt với sự bùng nổ nhân khẩu, các nguồn nước ở trong nước không đủ nữa. Ngày nay, nước này rất phụ thuộc vào sự buôn bán nước ảo, đến mức phải nhập khẩu phân nửa các loại thực phẩm. Người ta có thể giả định rằng sự quá độ cực nhanh đó có thể làm cho đất nước mất ổn định, nếu dân số lại như trước kia và lại phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu. Trong chừng mực nào đó, sự ổn định hiện nay của Ai Cập dựa vào sự buôn bán nước ảo không trông thấy và thầm lặng đó.
"Sự không trông thấy" và "sự im lặng chính trị" của nước ảo còn tăng cường vì hơn 80% lượng nước cần thiết cho nông nghiệp là có từ trong đất, trừ mưa (đối lập với sự tưới tiêu). Nhưng các nhà kinh tế học không bao giờ định giá nước của đất: nước không trông thấy được là tuyệt đối không tính đến.
Sự thiếu nước ẩn giấu
Người  ta hiểu  vị  thế nổi trội của sự phát triển xã hội - kinh tế: một quốc gia phải đủ giàu để tự cho phép nhập khẩu thức ăn của mình nếu cần. Có thể nghĩ ngay đến Singapore, đất nước nhập khẩu không phải chỉ hầu hết lượng thực phẩm mà cả phân nửa lượng nước để dùng cho gia đình và công nghiệp. Jordanie thì có thể vừa đủ cung cấp cho nhu cầu về nước trong gia đình và công nghiệp của mình, nhưng phải nhập 80% lượng thức ăn và thực phẩm.
Khi một đất nước dựa trên việc buôn bán nước ảo để đối mặt với sự thiếu nước kéo dài thì nước đó gặp khó khăn trong việc cải cách các chính sách về nước và cải thiện sự quản lý các nguồn nước. Đây là những vấn đề không phô bày nên các phương tiện cần thiết không được đưa ra. Sự nghèo nguồn nước của một đất nước do vậy không được coi như nằm ngoài mọi cái khác: nghèo nước không dẫn nghèo đói, chính sự nghèo đói dẫn đến nghèo nước.
Tương lai dành cho chúng ta cái gì? Một số nhà quan sát bi quan, một số khác lạc quan. Những người bi quan thấy rằng khó thỏa mãn các yêu cầu, kể cả môi trường nước bị tàn phá. Những người lạc quan coi trọng các sự thay đổi xã hội và những biện pháp kỹ thuật làm gia tăng năng suất nông nghiệp, làm giảm áp lực lên các nguồn nước. Nhưng có những yếu tố mới bổ sung vào vấn đề. Ví dụ, cái chất đốt sinh học trong những thập niên tới sẽ chiếm vị trí nào? Phải có nhiều hơn từ 10 đến 200 lần một hỗn hợp những nguồn năng lượng không thể thay mới được, để quản lý năng lượng có từ những nhiên liệu sinh học. Một luận chứng mà người ta sẽ sai nếu không tính đến. 
N.V.T (Theo BCNN)

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts