Lời mở đầu:
Để phát huy hiệu quả quốc lộ 1A thông suốt an toàn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, các dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam đã và đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai và đến năm 2020 về cơ bản sẽ được nối thông tuyến, thông tin sau đây của nhà báo Phương Dung.
Để phát huy hiệu quả quốc lộ 1A thông suốt an toàn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, các dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam đã và đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai và đến năm 2020 về cơ bản sẽ được nối thông tuyến, thông tin sau đây của nhà báo Phương Dung.
(Đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình)
Dự án đường ôtô cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài gần 2000 km, với điểm đầu cửa khẩu Hữu Nghi Đồng Đăng Lạng Sơn, điểm cuối là nút giao Chà Và ở phía Bắc của dự án cầu Cần Thơ. Các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với QL1A hiện tại.
Đường ôtô cao tốc Bắc - Nam bao gồm 17 đoạn tuyến sau:
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn có chiều dài khoảng 158km đi qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang và TP Hà Nội.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.400 triệu USD; trong đó, ADB tài trợ cho giai đoạn đầu khoảng 500 triệu USD, vốn đối ứng Chính phủ khoảng 180 triệu USD, phần còn lại sẽ được tìm kiếm từ nguồn vốn đồng tài trợ hoặc tài trợ ADB theo phân kỳ.
Theo VEC, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ từ Hà Nội đi lên các tỉnh phía Bắc và giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, tạo đà cho quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Bắc bộ.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.400 triệu USD; trong đó, ADB tài trợ cho giai đoạn đầu khoảng 500 triệu USD, vốn đối ứng Chính phủ khoảng 180 triệu USD, phần còn lại sẽ được tìm kiếm từ nguồn vốn đồng tài trợ hoặc tài trợ ADB theo phân kỳ.
Theo VEC, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ từ Hà Nội đi lên các tỉnh phía Bắc và giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, tạo đà cho quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Bắc bộ.
Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của ADB về việc cung cấp khoản vốn vay thông thường (OCR) trong giai đoạn 2011-2013 khoảng 900 triệu USD và đề xuất của ADB với Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc khoản đồng tài trợ 200 triệu USD. Về vốn đối ứng, Bộ GTVT cho biết sẽ đề xuất Chính phủ bố trí cho dự án.
Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ: dài 30km, theo hướng tuyến đã được xây dựng, quy mô 6 làn xe cho 2 giai đoạn.
Đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình: dài 50km, theo hướng tuyến đang được xây dựng với quy mô 6 làn xe cho 2 giai đoạn.
Đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa: dài 121km, bắt đầu từ Km 260 là điểm cuối của đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Cao Bồ tỉnh Nam Định, đến điểm cuối là km 382 là nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Chành thuộc dự án đường HCM, quy mô 6 làn xe.
Đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh: dài 97 km, bắt đầu từ Nghi Sơn đến điểm cuối giao với QL8A thuộc khu vực xã Đức Thịnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, quy mô 4-6 làn xe.
Đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình: dài 145 km, bắt đầu từ điểm giao với QL8A xã Đức Thịnh đến điểm cuối là vị trí nối với đường HCM tại Km 959 thuộc địa phận xã Bố Trạch (Nam cầu Bùng), quy mô 4 làn xe.
Đoạn Quảng Bình - Quảng Trị: dài 117 km, bắt đầu từ Nam cầu Bùng đến Cam Lộ, tương ứng Km11+922 thuộc tỉnh Quảng Trị, quy mô 4 làn xe.
Đoạn Quảng Trị - Đà Nẵng: dài 182km, bắt đầu từ Km11+922 tỉnh Quảng Trị tuyến có điểm cuối nối vào Km24+100 QL14B tại khu vực Túy Loan (trung với Km0 tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), quy mô 4 làn xe.
Đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi: dài 130 km, có điểm đầu giao với QL14B và điểm cuối giao với đường vành đai tại phía Tây TP Quảng Ngãi, quy mô 4-6 làn xe.
Đoạn Quảng Ngãi - Bình Định: dài 170km, bắt đầu từ giao đường vành đai tại phía Tây TP Quảng Ngãi đến điểm cuối tuyến là vị trí giao với QL19 tại địa phận huyện An Nhơn tỉnh Bình Định, quy mô 4 làn xe.
Đoạn Bình Định - Nha Trang: dài 215 km, có điểm đầu là vị trí giao với QL19 tại địa phận huyện An Nhơn tỉnh Bình Định và điểm cuối tuyến là vị trí giao với đường tỉnh 65-22 (ĐT2) tại địa phận xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, quy mô 4 làn xe.
Đoạn Nha Trang - Phan Thiết: dài 226 km, có điểm đầu tuyến là vị trí giao với đường tỉnh 65-22 (ĐT2) địa phận xã Diên Thọ tỉnh Khánh Hòa và điểm cuối tuyến nằm trên QL1 đi ba Bàu (cách QL1A khoảng 2,5km) khu vực phía Nam khu đô thị Ngã Hai và khu công nghiệp Hàm Kiện, tỉnh Bình Thuận, quy mô 4-6 làn xe.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây: dài 98 km, có điển đầu là vị trí nằm trên QL1 đi ba Bàu (cách QL1A khoảng 2,5km) và điểm cuối kết nối với dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (khoảng km41+600 theo lý trình đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Lonh Thành - Dầu Giây), quy mô 4-6 làn xe.
Đoạn Dầu Giây- Long Thành, dài 43km, có điểm đầu tuyến là vị trí km41+600 đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và điểm cuối tuyến là nút giao tại Km29 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quy mô 6-8 làn xe.
Đoạn Long Thành - Bến Lức: dài 58 km, có điểm đầu tuyến là vị trí nút giao tại Km29 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và điểm cuối tuyến giao QL1A tại khoảng Km1923+700 nối vào đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương tại gần khu công nghiệp Mỹ Yên - Tân Bửu, quy mô 6-8 làn xe.
Đoạn Bến Lức - Trung Lương ( ? Sài Gòn - Trung Lương): dài 37km, quy mô 8 làn xe, đang xây dựng giai đoạn 1.
Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận -Cần Thơ: dài 92km, có điểm đầu là vị trí nút giao Thân Cửu Nghĩa khớp nối với khu vực cuối của đoạn cao tốc từ TP Hồ Chí Minh - Trung Lương và điểm cuối là vị trí điểm tiếp nối giữa đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ với cầu Cần Thơ.
Theo Quy hoạch chi tiết, có 4 đoạn tuyến được đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2010 (và sau 2010) là: Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, Lonh Thành - Dầu Giây, Trung Lương - Mĩ Thuận - Cần Thơ, tổng chiều dài 222 km, tổng mức đầu tư khoảng 53.135 tỉ đồng.
Từ năm 2011 - 2020 đầu tư các đoạn: Ninh Bình - Thanh Hóa, Thanh Hóa - Vinh, Vinh - Hà tĩnh, Cam Lộ - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quỉang Ngãi, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Nha Trang - Dầu Giây, Long Thành - Bến Lức, tổng chiều dài 1.082 km, tổng mức đầu tư khoảng 185.046 tỉ đồng.
Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư mở rộng đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ, đầu tư đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị, và Quy Nhơn - Nha Trang, tổng số 507 km, tổng mức đầu tư 312.862 tỉ đồng.
Theo
Phương Dung
Báo GTVT
0 comments:
Post a Comment