Thursday, March 8, 2012

Theo báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, sự biến mất của các khu rừng ngập mặn nhanh hơn gấp 4 lần so với các khu rừng trên cạn.


Chỉ còn khoảng 150,000 km vuông rừng ngập mặn trên thế giới
Một nghiên cứu của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc UNEP báo cáo rằng một phần năm (khoảng 35,500 km vuông) rừng ngập mặn của thế giới đã biến mất kể từ năm 1980.

Mặc dù các báo cáo nghiên cứu rằng tốc độ biến mất của rừng ngập mặn đã chậm lại 0,7% một năm, nhưng các tác giả của " Bản đồ rừng ngập mặn thế giới" cảnh báo rằng nếu tiếp tục phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi tôm sẽ gây ra nhiều thiệt hại về tài chính và sinh thái hơn khả năng thu được.

Nghiên cứu cho thấy rừng ngập mặn tạo ra sản lượng cá khoảng từ 2,000 USD đến 9,000 USD trên hecta mỗi năm, nhiều hơn so với nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và nông nghiệp, đó là những ngành góp phần lớn nhất làm sự giảm diện tích của rừng ngập mặn.

Achim Steiner, tổng thư ký và giám đốc điều hành UNEP mới đây tuyên bố: "Chính bản đồ và tính toán này đã xác định vai trò quan trọng của rừng ngập mặn và đặt chúng lên vị trí quan trọng. Các quốc gia cũng như người dân phải hiểu được tiềm năng kinh tế của rừng ngập mặn, và những thiệt hại cả về kinh tế và môi trường tự nhiên khi phá rừng ngập mặn để chuyển sang một mô hình kinh tế khác."

Rừng ngập mặn trên thế giới còn khoảng 150,000 km vuông và phân bố trên 123 nước trên thế giới. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới 21%, Braxin chiếm khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới.

Mark Spalding, nhà khoa học thuộc hội bảo tồn thiên nhiên phát biểu: "Giá trị của rừng ngập mặn rất khổng lồ nhưng đã bị bỏ qua, nhưng rừng ngập mặn cực kỳ có giá trị và vai trò to lớn cả về kinh tế và bảo vệ môi trường."

Bảo tồn sự đa dạng của rừng ngập mặn là điều cần thiết để duy trì cái Spalding gọi " mặt bên kia của đồng đô la" cho những người sống gần rừng và phụ thuộc vào sự sống còn của rừng.

Ngoài việc là một lá chắn bảo vệ bờ biển cho cộng đồng- nhiều con số cho thấy rừng ngập mặn làm giảm tác động của sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở các địa phương ven biển.

Trong rừng ngập mặn có rất nhiều loại hải sản như cua, hàu, trai.. và rất nhiều loại cá sống phụ thuộc.

Ngành công nghiệp khai thác thuỷ sản hiện đang sử dụng rất nhiều lao động. Liên Hợp Quốc ước tính rằng các loài có liên quan đến rừng ngập mặn chiếm tới 30% sản lượng thuỷ sản và gần như 100% sản lượng tôm ở Đông Nam Á. Rừng ngập mặn và môi trường tự nhiên tại Queensland, Úc chiếm tới 75% sản lượng thuỷ sản thương mại.

Gỗ rừng ngập mặn thường cứng và chống thấm, chống mối mọt là một trong những loại gỗ tốt nhất để làm nhà hoặc làm than sưởi. Gỗ rừng ngập mặn có năng suất cao và có thể liên tục thu hoạch

Mất 5 năm để Splading hoàn thành bản đồ thế giới Rừng ngập mặn và cùng với những phát hiện mới về giá trị của rừng ngập mặn, ông luôn luôn là người tích cực nhất trong chiến dịch bảo tồn rừng ngập mặn trên thế giới.

Splading nói " Theo những hiểu biết của chúng ta bây giờ, rừng ngập mặn có thể phục hồi và giúp chúng ta chống lại sự biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn là những hệ sinh thái cực kỳ kiên cường và hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của nhiệt độ trái đất."

"Rừng ngập mặn rất quan trọng đối với chúng ta, ta chỉ cần chăm sóc nó và các lợi ích kinh tế sẽ tự tích luỹ trong rừng vấn đề còn lại chỉ là khai thác như thế nào. Hiện đã có nhiều chương trình khai thác bền vững rừng ngập mặn tại một số quốc gia châu Á và châu Mỹ và nhiệm vụ của chúng tôi là nhân rộng những chương trình đó ra toàn thế giới"

Splading nói: " Đây là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của chương trình môi trường liên hợp quốc mà còn là nhiệm vụ của tất cả những cư dân sinh sống gần rừng ngập mặn".
Anh Vũ-tamnhin.net

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts