LƯƠNG THỊ VÂN
Đại học Sư phạm Qui Nhơn
Cát Bay |
1. Đặt vấn đề :
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP-1982), sa mạc hoá là quá trình suy thoái đất đai về mặt sinh học, dần dần dẫn đến sự suy giảm sản xuất sinh học và cuối cùng đất đai trở nên vô dụng giống như sa mạc .
Những biểu hiện của sa mạc hoá có thể là sự suy thoái chất lượng đất ở vùng đồi núi làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc hoặc sự suy thoái đất dẫn đến quá trình đá ong hoá ; cũng có thể là sự suy thoái đất do nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc do mất rừng ở vùng bán khô hạn hoặc thoái hoá đất do thiếu nước tưới hoặc thoái hóa do quá trình di động cát .
Hiện nay nạn cát di động dẫn đến tình trạng sa mạc hoá ở vùng duyên hải miền Trung níc ta ®ỵc xếp vào loại kẻ thù số 1, gây nguy hiểm nhất đối với đời sống và phát triển của nhân dân địa phương cũng như gây nên những tác hại lớn lao đến môi trường sinh thái .
2. Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá vùng Duyên hải miền Trung :
Do những đặc điểm địa lí tự nhiên của lãnh thổ (nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến, gió mùa, nóng ẩm quanh năm) tạo điều kiện cho các quá trình phong hoá tự nhiên trên lãnh thổ xảy ra đồng thời, nhanh chóng và triệt để :cả về phong hoá vật lí, phong hoá học và phong hoá sinh học. Trong đó quá trình phong hoá vật lí đã xảy ra mãnh liệt trong một giai đoạn địa chất hết sức lâu dài , phức tạp để hình thành các dạng địa hình – địa mạo khác biệt nhau phân bố trên lãnh thổ nước ta .
Với đường bờ biển dài hơn 3200km vµ với tổng diện tích đất ven biển khoảng 3,2 triệu ha. Trong đó có hơn 0,5 triệu ha đất cát tập trung chủ yếu dọc theo vùng duyên hải miền Trung mà nhất là từ Quảng Bình - Quảng Trị vào đến Ninh Thuận – Bình Thuận. Diện tích đất cát này luôn chứa đựng nhiều “tiềm năng” dẩn đến hiểm hoạ sa mạc hoá cho vùng .
Đặc điểm chung của đất các biển Việt Nam là được hình thành trên các cấu trúc uốn nếp cổ của d¶i Trường Sơn có tuổi Palêzôi (pz). Ở đây phổ biến là các thành tạo bở rời của trầm tích Tân sinh (Kanôzôi-Kz),mà chủ yếu là trầm tích Hôlôxen (QIV) do quá trình phong hoá vật lí, hoá học (gió,sóng biển và nước biển …) phủ lấp đầy lên trên địa hình trũng của nền móng cổ . Do vậy cấu trúc địa chất của vùng Duyên hải thường có hai tầng : tầng dưới là nền móng cổ sinh Palêôzôi, tầng trên là trầm tích trẻ với thành phần thạch học chủ yếu là cát thô, cát nhỏ và cát mịn màu trắng tinh, trắng xám, trắng vàng… có chứa một số quặng sa khoáng (cát Ti tan ở Bình Định, cát thuỷ tinh ở Quảng Bình và Cam Ranh với hàm lượng ocid silic rất cao - SiO2 : 99% . Do tác động trực tiếp của chế độ gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông (gió mùa Đông Bắc ) đã hình thành trên những hệ thống đồi cát di động với qui mô kích thước tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý tự nhiên tại chỗ : có thể đạt đến hàng nghìn, hàng vạn ha và cao đến 40-50m. Tất cả chỉ toàn là hạt cát trắng thô, bở rời, vô sinh và rất dể dàng bốc bay cuốn trôi theo chiều gió thổi, để rồi tích tụ dần dần, dồn cao lên tạo thành những đồi - đụn cát và cũng dể dàng sụt mạnh xuống phía sườn dốc, chuyển dịch dần vị trí từ bờ biển vào trong nội địa .
Các đồi từ đụn cát cứ thế thay đổi hình dạng, đồi nối đồi kế tiếp nhau chồng chất lên nhau, hình thành nên những đồi cát trắng tinh, liên tục phát sinh và đêm ngày chuyển dịch lừng lững tiến từ bờ biển vào mãi trong nội địa, nhanh chậm từng nơi, tuỳ theo sức gió mùa hay gió bão mạnh hay yếu. Tuỳ theo độ nắng nóng khô hạn của vùng cao hay thấp .
Có thể khẳng định rằng quá trình di động cát trong năm và di động cát theo mùa là hiện tượng đặc biệt làm thay đổi bề mặt địa hình và là hiện tượng khá phổ biến ở vùng Duyên hải Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình di động cát cùng với những tác nhân huỷ diệt của nó là sản phẩm được hình thành do sự phân hoá sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa thông qua chế độ nhiệt ẩm và hương gió là rất khác biệt nhau trong hai mùa và trên hai vùng lãnh thổ (Duyên hải Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ).
Ở Duyên hải Bắc Trung Bộ với hai mùa khí hậu trái ngược nhau : Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rét lạnh làm nhiệt độ h¹ xuống rất thấp. Tại Đồng Hới và Huế nhiệt độ tối thấp còn 80C. Đối nghịch với tình hình trên là tính chất khắc nghiệt khô nóng của gió mùa Tây Nam ( gió Lào ) xảy ra theo từng đợt liên tiếp nhau trong thời kì gió mùa , mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ có thể lên đến 40,41oC, độ ẩm tương đối xuống dưới 70% và độ ẩm riêng chỉ còn 15-17g/kg, gây nên tình trạng nắng nóng khô hạn gay gắt.
Thêm vào đó vùng còn chịu ảnh hưởng của sự thất thường do gió bão, dông nhiệt .Tất cả những tác nhân trên đã tạo điều kiện hình thành những địa bàn cát di động khổng lồ kéo dài từ cửa sông Gianh ( Quảng Bình ) đến cửa Tùng (Quảng Trị ) để tiếp nối với những cồn cát của Thuận An-Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Trong đó, tập trung nhất và rộng lớn nhất là dải cồn cát dạng đồi phía Nam Quảng Bình dài đến hơn 60 km từ cửa sông Nhật Lệ đến hết địa giới của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên địa bàn của hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thị xã Đồng Hới víi diện tích đến 23.500ha, chiếm gần 70% diện tích đất cát của toàn tỉnh. Dải cồn cát này có địa hình cao hơn so với dải đồng bằng ven biển trung bình từ 10 -15m, có nơi cao đến 40 - 45m. Xen kẽ vào các dãy cồn cát là các trảng cát có mặt bằng lượn sóng hoặc thoải với độ cao trung bình từ 5 - 6m đến 10 -12m. Ngoài ra, còn có các dạng địa hình thấp trũng hình lòng chảo hoặc các vùng trũng hoăïc các vùng trũng ngập nước theo mùa hoặc ngập nước quanh năm .
Như không có gì ngăn cản nổi, địa bàn cát cứ phát triển và di động, tràn sau vào trong đất liền, xâm lấn đồng ruộng, huỷ diệt tất cả mọi diện tích đất canh tác, ruộng vườn, làng mạc , nhà cửa, đường sá, tràn lấp ngay cả quốc lộ 1. Thậm chí đồi núi lân cận cũng bị cát leo lên phủ đầu, biến đổi cây xanh thành núi cát, dẫn đến nạn sa mạc hoá, biến vùng nội địa dân cư đông đúc thành vùng cát nghèo nàn, phi sinh địa kéo theo nhiều hậu quả không lường về môi trường sinh thái dọc suốt hàng trăm km của dải đất miền Trung vốn đã nhỏ hẹp và hạng chế về tiềm năng. Khác với vùng Duyên hải phía Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Ninh Thuận. Các cồn cát khá lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Hoài Nhơn, Phù Mỹ (Bình Định), Ninh hoà (Khánh Hoà). Nhưng điển hình nhất là ở Ninh Thuận - Bình Thuận. Do ảnh hưởng của dãy Kontum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã làm cho khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận). Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước ta nhiệt độ trung bình năm cao trên 27oC, tổng nhiệt hoạt động trên 9500oC, lượng mưa trung mình năm chỉ khoảng 600mm, có năm chỉ đạt 200 - 250mm, chỉ số ẩm ướt (theo Ivanov) nhỏ hơn 0.5, lượng bốc hơi cao gấp hai lần lượng mưa (P<2T) ; gió trong các tháng mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 thường xuyên mạnh ( trung bình lớn hơn 16m/s và có khi lớn hơn 25m/s) đã tạo điều kiện hình thành diện tích đất các hoang hoá trên 200.000 ha trải dọc theo gần 250 km bờ biển. Trong đó hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hoá khoảng 35000 ha và phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5000 ha và hiện là nguy cơ sinh thái hàng đầu cho khu vực này; vì với điều kiện khô hạn và gió mạnh như trên đã thưòng xuyên tạo ra những cơn bão cát, dữ dội, bay bốc, di chuyển cát từ dải ven biển trở vào; đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn ha. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong) và xã Hoà Thăùng Bắc Bình đe doạ hủy diệt những tiềm năng to lớn của nền sản xuất khu vực, đặc biệt là sản xuất các cây công nghiệp và các cây ăn quả có giá trị và các cây bông vải, thuốc lá mía đường, cây nguyên liệu giấy, thanh long, nho, mè lạc, dưa hấu, điều… kể cả chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê, cừu…
Rõ ràng quá trình di động cát và hiểm hoạ xa mạc hoá là một thực tiễn “phủ phàng”, là một kẻ thù truyền kiếp, tự do hòanh hành từ bao đời nay và nó thật sự trở thành mối hiểm nguy đe doạ đến môi trường sinh thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội toàn vùng. Do vậy, nghiên cứu chống nạn di động cát gây sa mạc hoá vùng duyên hải miền Trung là một trong những mục tiêu có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần phát triển bền vững cho sự nghiệp xây dựng đất nước giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3. Một số giải pháp cơ bản ngăn chặn hiểm hoạ sa mạc hoá vùng Duyên hải miền Trung:
Đã có một số công trình, đề án và các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện cải tạo, sử dụng các dải cồn cát ven biển sao cho có hiêu quả, đồng thời với việc thực hiện các phương án cố dịnh cồn cát, cắt đứt quá trình di động cát, ngăn chặn hiểm hoạ hoang - sa mạc hoá ở vùng Duyên hải miền Trung.
Để cải tạo và sử dụng có hiệu quả dải cồn cát, vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định hàng đầu là phải trồng rừng hạn chế và ngăn chặn sự di động của cát. Theo GS Lâm Công Định, đối tượng cần đặc biệt chú ý trước tiên là hệ thôùng đồi cát di động sát bờ biển. Hệ thống đồi cát này mang tính chất nguyên sơ, tự nó hình thành, tự nó phát triển, tự nó di động và tự nó gây ra nạn hoang mạc hoá miền nội địa bên trong. Do vậy, nó sẽ là đối tượng đầu tiên cần xử lý “trực tiếp nhất, toàn diện nhất và cương quyết nhất”. Việc chinh phục toàn bộ hệ thống đồi cát di động này là chìa khoá cơ bản quyết định này sự thành công một cách bền vững của tất cả các biện pháp cải tạo tiếp theo.
Giải pháp chống cát bay duy nhất có hiêu quả là phải trồng cho được dải “rừng phi lao xung kích” trực tiếp trên toàn bộ đồi cát đang di động nhằm cố định vĩnh viễn chúng tại chỗ, dần dần tạo ra quá trình chuyển hoá sinh học, biến cát rời rạc, tinh thô trở thành cát pha sinh học (có chất hữu cơ dinh dưỡng) dưới tán rừng cao thường xuyên, bên trên che chắn gió thổi, toả bóng mát tự nhiên, cải thiên điều kiện vi khí hậu, biến vùng cát hoang thiên nhiên trắng thành vùng thiên nhiên xanh, hội tụ được sinh vật tự nhiên với sinh cảnh mới hiền hoà và bền vững. Kinh nghiệm cho thấy ở Việt Nam chỉ có phi lao là loại cây duy nhất có tiềm lực thích nghi và tồn tại cho việc trồng loại rừng xung kích này. Tuy nhiên, cơ sở đảm bảo thành công của việc rừng phi lao xung kích phải tuân thủ chặc chẽ vào các kỉ thuật lâm sinh về ươm trồng hợp lí và khoa học.
Đối tượng thứ 2 trong hệ thống cồn cát của vùng Duyên hải miền Trung là những trảng cát lượn sóng hoặc khá bằng phẳng nằm sát cạnh về phía trong của dải cồn cát di động, trải rộng để giáp với diện tích đất canh tác và khu dân cư nội địa. Đó cũng chính là sản phẩm của quá trình di động tràn lấp vào, dần dần hình thành vùng cát hoang trơ trụi ổn định do không đủ điều kiện để tiếp tục di động. Các trảng cát này có đất nghèo kiệt khác nhau tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng nơi. Địa bàn này dể dàng trở thành sa - hoang mạc hoá vì bản thân tự nhiên ở đây không thể mọc cây hay một loại thực vật nào để tự che chắn. Mặt khác, vẫn dễ dàng bị những hệ thống đồi cát di động mới từ biển tiến vào tiếp tục phủ đầy và tràn lấp. Do vậy, nếu dải cồn cát di động bên ngoài ổn định bằng diện tích rừng phi lao xung kích, chặn đứng động lực cát di động thì trảng cát hoang này có thể trở thành địa bàn sản xuất, sinh sống mới khá bền vững nếu được chú ý cải tạo, xử lý đúng đắn và phù hợp. Giải pháp tốt nhất để cải tạo sử dụng có hiệu quả vùng cát hoang này là “xanh hoá sinh học”. Đây là một bài toán nhằm gây dựng nên sinh cảnh mới trên nền đất cát nghèo kiệt bằng việc tạo ra thảm xanh theo nguyên lý vùng sinh thái khép kín “rừng nuôi đấtà đất nuôi câyà cây nuôi ngườià người nuôi rừng”. Để có được đáp số đúng đắn, cụ thể cho bài toán này, cần phải phát triển nhiều mô hình nông lâm kết hợp khác nhau thích hợp cho từng vùng đồi cát có đặc điểm tựï nhiên cũng như chế độ nhiệt ẩm khác nhau: Đối với vùng có đủ mưa - ẩm, phi lao vẫn là cây trồng chủ lực xen kẽ với các loài keo. Còn ở vùng nóng hạn, ngoài phi lao chủ lực thì nên bổ sung thêm loài xoan lá rộng chịu hạn. Đây là loài cây xanh quanh năm, phát triển nhanh, chịu hạn tốt, vừa tạo bóng mát vừa làm giàu cho đất; cây có qủa hội tụ chim muông, gỗ, lá, quả, vỏ của cây đều có giá trị kinh tế và bào chế thuốc trừ sâu sinh học rất tốt. Đồng thời với việc phát trển các loại cây trên, cần gây dựng vườn cây ăn quả thâm canh kết hợp thêm với thâm canh cây ngắn ngày hoặc kết hợp trồng rừng với các loại cây gỗ, củi khai thác tái sinh theo chu kỳ và chăn nuôi theo cơ cấu thích hợp với từng vùng.
Ngoài ra, quá trình hình thành và phát triển các dải cồn cát vùng Duyên hải miền Trung còn liên quan đến quá trình xói mòn, rửa trôi của khu vực đồi núi phía Tây. Do vậy, cần phải tích cực bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn cũng như cần vận động nhân dân trồng cây gây rừng ngay ở khu dân cư; vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có bóng mát, vừa giải quyết được nhu cầu chất đốt; kịp thời thực hiện những biện pháp nạo vét cát, giành lại diện tích đất canh tác và thổ cư mỗi khi bị cát phủ lấp.
Nguồn: sở khoa học công nghệ Quy Nhơn
0 comments:
Post a Comment