Tuesday, March 27, 2012

 Báo cáo nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang
Mục tiêu tổng thể của Kế hoạch hành động quốc gia là khuyến khích việc bảo vệ, phục hồi và sử dụng đa mục đích các hệ sinh thái rừng ngập mặn cho phát triển bền vững. Rừng ngập mặn phải phát huy các chức năng phòng hộ và giá trị đa dạng sinh học nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại các vùng cửa sông và khu vực ven biển (Chính phủ Việt Nam 2005; Sam et al. 2005). Đề đạt được các mục tiêu trên việc đánh giá phạm vi, phân bố và điều kiện các hệ sinh thái đất ngập nước theo triều cường ở Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết và là ưu tiên hàng đầu. Việc đánh giá này cho phép thiết lập chính xác bản đồ phục vụ cho việc đánh giá sự thay đổi của các hệ sinh thái quan trọng này trong tương lai.

Tại Kiên Giang, hiện vẫn chưa có nghiên cứu, đánh giá chính thức nào về lịch sử và động lực, mức độ tồn thương bờ biển do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như chức năng của rừng ngập mặn nhằm giảm ảnh hưởng của các tác động này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sự thay đổi về thời gian và không gian đối với rừng ngập mặn và hiện tượng xói lở bờ biển qua các thời kỳ khác nhau. Kết quả nghiên cứu giúp dự đoán các khu vực sẽ bị đe dọa do xói lở trong thời gian tới.

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ HỆ THỐNG ẢNH BẢN ĐỒ
Đánh giá bước đầu được thực hiện nhằm rà soát định hướng, chiến lược đề xuất cho khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang. Không ảnh (Aerial photographs) và ảnh SPOT 5 các năm 1992, 2006, và 2007 được sử dụng để tham chiếu với ảnh SPOT 5 – 2009 bằng cách dùng ER-DAS Imagen 9.3. Một đường chỉ số thực vật (VL) được tách từ mỗi tấm ảnh để xác định tỉ lệ thay đổi đường bờ biển trong quá khứ tại khu vực nghiên cứu. Đường chỉ số thực vật được xác định là mép rừng ngập mặn về phía biển. Mép rừng này được định nghĩa là rìa rừng có tán không bị vỡ, như vậy, mép rừng này sẽ không bao gồm các loài cây ngập mặn tiên phong và loài cơ hội (Gilman et al. 2007). Tại các khu vực không có thảm thực vật và có các công trình hạ tầng gần mép phía sau bờ biển, ranh giới về phía biển của các công trình hạ tầng được đánh giá bằng VL. ArcGIS nhằm số hóa và tạo ra đường bờ biển ở các năm cụ thể và dữ liệu với tỉ lệ 1/10.000.
Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy bằng chứng rõ ràng về hiện tượng xói lở bờ biển xảy ra ở một số điểm dọc bờ biển Kiên Giang. Hình ảnh đường bờ biển trong các năm 1992, 2006, 2007 và 2009 cho thấy việc xói lở vào phía đất liền ở khu vực Hòn Đất. Tốc độ sạt lở theo ước tính lên tới 24 m mỗi năm.
Báo cáo đầy đủ độc giả tải về tại đây:

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts